Bài giảng Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
Nhằm giúp học sinh nắm được:
- Vai trò quyết định của SXVC đối với đời sống XH .
- Khái niệm sức lao động, TLLĐ, đối tượng LĐ.
- Nội dung và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và XH.
Vận dụng những kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học
u 2 :Khái niệm cầu là gì? - HS : Trình bày ý kiến cá nhân. - HS : Cả lớp cùng tham gia đóng góp ý kiến. - GV : Bổ sung ý kiến và nhận xét chung. - HS : Ghi bài vào vở. - GV : Đặt câu hỏi giúp HS làm rõ khái niệm Cung. - GV Đưa ra VD và giải thích. - HS Theo dõi các câu hỏi. Câu1: Nêu VD về hoạt động của cung trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và SX. Câu 2 : Yếu tố nào là trọng tâm liên quan số lượng cung- cầu. Câu 3 : Cung là gì? - HS : Trình bày ý kiến cá nhân . - HS : Cả lớp cùng tham gia đóng góp ý kiến. - GV : Bổ sung ý kiến và nhận xét chung. Kết luận . - HS : Ghi bài vào vở. - GV : Chuyển ý: Nội dung và vai trò của mối quann hệ cung- cầu là gì? Chúng mang tính chủ quan hay khách quanvà thể hiện như thế nào trong SX và lưu thông HH ở nước ta hiện nay. - GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về quan hệ cung- cầu trong SX và lưu thông HH. - GV :Chia lớp thành 4 nhóm, phân công vị trí thảo luận và giao câu hỏi cho các nhóm. - HS : Cử đại diện nhóm- Các nhóm nhân câu hỏi. Câu 1: Biểu hiện cung- cầu tác động lẫn nhau như thế nào? Cho VD minh hoạ. Câu 2: Cung – cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường như thế nào? Cho VD minh hoạ. Câu 3: Giá cả thị trường ảnh hưởng tới cung- cầu như thế nào? Câu 4: Phân tích vai trò quan hệ cung – cầu? Có VD minh hoạ. - HS : Các nhóm thảo luận. - GV : Hướng dẫn HS thảo luận. - HS cử đại diện nhóm trình bày. - GV : Nhận xét, bổ sung, kết luận chung về nội dung kiến thức. - GV : Chuyển ý - Quan hệ cung- cầu HH được Nhà nước, các chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng vận dụng như thế nào? - GV : Đặt câu hỏi. - HS : Cả lớp thảo luận. Câu 1: Lấy VD và nhận xét sự vận dụng quy luật cung- cầu của Nhà nước. Câu 2: Lấy VD và nhân xét sự vân dụng quy luật cung- cầu của người SX, kinh doanh. Câu 3: Lấy VD và nhận xét sự vận dụng quy luật cung- cầu của người tiêu dùng. - HS : Trình bày ý kiến cá nhân. Cả lớp cùng góp ý kiến trao đổi. - GV: Liệt kê ý kiến của hs lên bảng phụ. Bổ sung, đưa ra VD về sự vận dụng của quy luật cung- cầu. 1. Khái niệm cung- cầu. a. Khái niệm cầu. Cầu là khối lượng HH, DV mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. b. Khái niệm cung. Cung là khối lượng HH, DV hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng SX và chi phí SX xác định. 2. Mối quan hệ cung – cầu trong SX và lưu thông HH. * Quan hệ cung- cầu. Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán và người mua hay giữa người SX với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng HH, DV. a. Nội dung quan hệ cung – cầu. - Cung- cầu tác động lẫn nhau: Khi cầu tăng- SX mở rộng- cung tăng. Khi cầu giảm- SX giảm- cung giảm. - Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Khi cung = cầu thì giá cả= giá trị. Khi cung > cầu thì giá cả < giá trị. Khi cung giá trị. - Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu thị trường. Khi giá cả tăng- SX mở rộng – cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng. Khi giá cả giảm- SX giảm- cung giảm. b.Vai trò của quan hệ cung- cầu. - Lí giải vì sao giá cả và giá trị HH lại không khớp nhau. - Là căn cứ để các chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp SX ,kinh doanh, linh hoạt hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. - Là căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn việc mua HH phù hợp và có hiệu quả tương ứng với tong trường hợp cung- cầu. 3. Vận dụng quan hệ cung- cầu. * Đối với Nhà nước: Thông qua việc điều tiết cung- cầu trên thị trường. - Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ để tăng cung. - Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ tích trữ, điều tiết bằng cách : xử lí vi phạm pháp luật, sử dụng dự trữ quốc gia để tăng cung. - Khi cung > cầu quá nhiều, có biện pháp kích cầu ( tăng đầu tư, tăng lương..) để tăng cầu. * Đối với người SX kinh doanh: Nắm vững các trường hợp cung- cầu để ra quyết định. * Đối với người tiêu dùng : Nắm vững các trường hợp cung cầu để ra quyết định mua hay không mua. - Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu và giá cả cao. - Chuyển sang mua các mặt hàng khi cung > cầu và giá cả thấp. 4. Củng cố. - Củng cố kiến thức toàn bài. - Làm bài tập tình huống (GV chuẩn bị ra sẵn ra giấy) 5. Dặn dò: làm các bài tập trong SGK. Sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài 6. Nghị quyết X của trung ương Đảng. ************************* Bài 6. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.( 2t) I. Mục đích, yêu cầu: Nhằm giúp HS nắm được: - Khái niệm tính tất yếu và tac dụng của CNH- hiện đại hoá đất nước. - Nêu được nội dung cơ bản của CNH- hiện đại hoá ở nước ta. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. - Nâng cao lòng tin vào đường lối CNG- HĐH của Đảng và Nhà nước ta. II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy. SGK GD CD lớp 11. Những số liệu, thông tin có liên quan đến nội dung bài học. Sơ đồ , biểu bảng III. Các bước lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi em lựa chọn trường hợp nào sau đây: Cung = cầu. Cung < cầu. Cung > cầu 3. Giảng bài mới. Tiết 1. Giới thiệu bài. Giới thiệu nội dung bài học. Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt. - GV : Giải thích cho HS thế nào là CNH- HĐH. Cho đến nay nhân loại đã trải qua 2 cuộc CM KHKT. * Cuộc CM thứ nhất gắn với khái niệm CNH( tức là biến 1 nước từ nông nghiệp sang công nghiệp). Gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. * Cuộc CM lần hai gắn với KN HĐH ( tức là quá trình trang bị kĩ thuật công nghệ của một nước ngang trình độ kĩ thuật – công nghệ mà thời hiện đại có). Gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí sang tự động hoá và người máy. * Đặc điểm phát triển KT nước ta do điểm xuất phát thấp, cho nên phải gắn CNH với HĐH. - GV : Giới thiệu cho HS khái niệm CNH, HĐH. - GV : Phân tích KN và chia ra các ý chính. Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện. * Nội dung: Hoạt động KT và quản lí KT, XH. * Phương pháp : Sử dụng lao động thủ công sang công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại. * Mục đích : Đạt năng suất lao động cao. - GV : Giải thích mối quan hệ CNH, HĐH. Trong thời đại ngày nay đòi hỏi nước ta khi tiến hành CNH phải gắn liền với HĐH. Lí do : + Nhân loại trải qua 2 cuộc CM kĩ thuật. + Yêu cầu thực hiện mô hình phát triển rút ngắn hiện đại. + Xu hướng toàn cầu hoá mở ra cơ hội cho các nước làm CNH như Việt Nam. - GV : Đặt vấn đề, chuyển ý. - GV : Làm rõ tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH. - GV : Diễn giải: Cơ sở vật chất của CNXH là nền CN lớn hiện đại, có cơ cấu KT hợp lí, trình độ XH hoá cao, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố khoa học trên toàn bộ nền KT quốc dân. - GV : Sau 20 năm đổi mới, nhất là 5 năm ( 2001- 2005), nền KT nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, trong đó cơ sở vật chất- kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, sự yếu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chế tăng trưởng, cạnh tranh và chất lượng hội nhập KT quốc tế, nhất là khi ta là thành viên WTO. Đó là lí do CNH, HĐH nước ta. - GV: XH sau muốn tiến bộ hơn XH trước, thì điều trước hết phải làm cho năng suất lao động của XH sau cao hơn hẳn năng suất lao động của XH trước. Mà điều đó chỉ trông chờ việc thực hiện thành công CNH , HĐH đất nước. - GV : Thuyết trình các tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH. - GV: Lấy VD minh hoạ những tác dụng của CNH. - GV có thể đặt câu hỏi: Câu 1: Chứng minh tác động của CNH, HĐH với: + Sự phát triển của LLSX? + QHSX? + Phát triển văn hoá? + Quốc phòng, an ninh? Câu 2: Liên hệ thực tiễn. - GV : Tổ chức cho HS làm bài tập củng cố tiết 1. 1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá. a. Khái niệm CNH, HĐH. CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động KT và quản lí KT, XH. Từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao. b.Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH. * Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về KT, kĩ thuật, công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. * Do yêu cầu tạo ra năng suất lao động XH cao. Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH. c. Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH. * Tạo điều kiện phát triển LLSX và tăng năng suất lao động XH. Thúc đẩy tăng trưởng KT và phát triển KT, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống. * Tạo ra được LLSX mới làm tiền đề cho việc củng cố QHSX XHCN. Tăng cường vai trò nhà nước XHCN * Tạo tiền đề hình thành, phát triển nền văn hoá mới XHCN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. * Tạo cơ sở vật chất - kĩ thuật cho việc xây dung nền KT độc lập, tự chủ gắn hội nhập quốc tế. * Củng cố, tăng cường an ninh quốc phòng. 4. Luyện tập củng cố tiết 1. 5. Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. Tiết 2: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giảng bài mới. Hoạt động của GV và HS . Nội dung cần đạt. - GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung của CNH, HĐH. - GV : Chia lớp thành 3 nhóm và giao câu hỏi cho từng nhóm. Câu 1: LấyVD và phân tích nội dung 1. Câu 2: Lấy VD và phân tích nội dung 2. Câu 3: Lấy VD và phân tích nội dung 3. - HS : Các nhóm thảo luận. - GV : Hướng dẫn, bổ sung ý kiến, giúp HS tìm hiểu nội dung của CNH, HĐH. * Cụ thể: + GV nhắc lại nội dung đã học : LLSX và QHSX. + Vận dụng thực tiễn Việt Nam. + Nêu thuận lợi và khó khăn khi vận dụng nội dung này trong sự nghiệp xây dựng đất nước. - HS : Cử đại diện nhóm trình bày. - HS : Cả lớp tham gia ý kiến. - GV : Nhận xét, kết luận. - HS : Ghi bài vào vở. - GV : Lưu ý một số vấn đề về trách nhiệm công dân: + Vấn đề cạnh tranh lành mạnh. + Chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. + Chống hành giả, buôn lậu. + HH chất lượng , an toàn thực phẩm +Bảo vệ môi trường. + Xây dựng hạ tầng cơ sở 2. Nội dung cơ bản của
File đính kèm:
- Giao an GDCD lop 11.doc