Bài giảng Axit nitric và muối nitrat (tiếp)

. Về kiến thức

 HS biết:

+ Cấu tạo phân tử, tính chât vật lý của axit nitric

+ Phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

 HS hiểu:

+ Tính chất hoá học của axit nitric (tính axit và tính oxi hoá)

2. Về kỹ năng

 + Kỹ năng viết phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi ion

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Axit nitric và muối nitrat (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ
Đề mục bài dạy: Axit nitric và muối nitrat (T1)
Giáo viên lên lớp: Nguyễn Đức Thắng 	Bộ môn: Hoá học
Tiết: 19 	Tại lớp: 11A2 Trường THPT Phan Đăng Lưu
Phòng học: Phòng Bộ môn 	Ngày 04 tháng 11 năm 2008
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
HS biết:
+ Cấu tạo phân tử, tính chât vật lý của axit nitric
+ Phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
HS hiểu: 
+ Tính chất hoá học của axit nitric (tính axit và tính oxi hoá)
2. Về kỹ năng
	+ Kỹ năng viết phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi ion
	+ Kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận biết
	+ Kỹ năng suy luận logic, dự đoán tính chất
	+ Kỹ năng giải các bài tập hoá học: Tính khối lượng cac chất kèm theo hiệu suất phản ứng. Xác định nồng độ phần trăm hoặc nồng độ mol dung dịch.
3. Tư duy
	+ Thận trọng khi sử dụng hoá chất
	+ Có ý thức bảo vệ môi trường
II. TRỌNG TÂM
Tính chất hoá học của axit nitric, đặc biệt là tính oxi hoá mạnh
Điều chế HNO3
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Hoá chất: 
+ Axit nitric đặc và loãng
+ Quỳ tím, CuO, Ca(OH)2, CaCO3, H2SO4 loãng, dd BaCl2, Cu, S, Fe.
Dụng cụ:
+ Ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm.
2. Học sinh
	+ Ôn lại phương pháp cân bằng phương trình của phản ứng oxi hoá khử
	+ Xem lại kiến thức về tính oxi hoá của H2SO4 đặc, nóng (Hoá 10)
IV. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình
Đàm thoại
Trực quan thí nghiệm
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
3. Giảng bài mới: vào bài (1phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 (3phút)
Hỏi: 
+ CTCtạo của HNO3
+ Hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố Nitơ trong phân tử.
+ Xác nhận ý kiến học sinh
+ Từ CTCT, có thể dự đoán tính chất gì của HNO3 
Hoạt động 2 (4 phút)
+ Cho HS quan sát lọ đựng dung dịch HNO3 đặc
+ Mở nút lọ axit, đun nóng nhẹ một ít axit HNO3
Hỏi: 
+ Nhận xét tính chất vật lý của HNO3
+ Xác nhận ý kiến của HS, bổ sung:
- HNO3 không bền, ngay ở nhiệt độ thường, dưới tác dụng của ánh sáng nó cũng bị phân huỷ dần. Khí có màu nâu đỏ là NO2. 
 Vì vậy, axit để lâu ngày có màu vàng do NO2 phân huỷ tan vào axit. Cần phải đựng HNO3 trong lọ sẩm màu và để nơi khô mát.
+ Phòng thí nghiệm thường có loại HNO3 đặc 68% (d = 1,4g/cm3)
Hoạt động 3 (5phút)
+ HS thảo luận về tính axit của dd HNO3
+ Tổ chức cho các nhóm HS làm thí nghiệm chứng minh
Nhóm 1 – 2 – 3: Thử tính axit bằng quỳ tím
Nhóm 1: Thí nghiệm HNO3 + dd Ca(OH)2 
Nhóm 2: TN: HNO3 + CuO
Nhóm 3: TN HNO3 + CaCO3
+ ? Kết luận về tính axit của HNO3
Nguyên nhân tính axit
Các PƯ trên thuộc loại phản ứng nào.
Hoạt động 4
+ Thí nghiệm để giúp HS thấy được khả năng oxi hóa của HNO3 phụ thuộc vào nồng độ axit và bản chất khử.
+ Ống 1: Cu + HNO3 loãng (ống nghiệm 1)
+ Ống 2: Cu + HNO3 (ống nghiệm 2)
+ + Quan sát, mô tả hiệnt tượng, màu sắc khí?
Viết PTPƯ, rút ra nhận xét
+ Gợi ý thêm cho HS giải thích hiện tượng
? HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm có chứa N với số oxi hóa thấp hơn.
Lưu ý: Trường hợp tạo thành NH4NO3 không có khí thoát ra, nhưng khi cho kiềm vào dung dịch sản phẩm, thấy thoát ra khí có mùi khai
+ Viết PT hóa học khi cho Al, Zn, Mg, tác dụng với HNO3 (về nhà)
+ Al, Fe bị thụ đông hóa bởi HNO3 đặc,nguội 
+ Có thể dùng bình bằng Al, Fe để đựng dd HNO3 đặc, nguội.
+ Hướng dẫn HS rút ra nhận xét chung về tác dụng của HNO3 với kim loại.
+ ? Vì sao không giải phóng khí H2 
+ Khẳng định: Ion NO3 và ion H+ đều có tính oxi hóa nhưng ion NO3 có tính oxi hóa mạnh hơn ion H+ 
 Hoạt động 5 (5 phút)
+ Cho mẫu S (cỡ hạt đậu xanh) vào ống nghiệm đựng HNO3 đặc. Sau đó đun nóng nhẹ. Khi phản ứng kết thúc, cho vài giọt BaCl2
+? Nhận xét hiện tượng, PTPƯ
+? Nhận xét sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố 
+ PTPƯ của C với HNO3 đặc, P với HNO3 loãng (về nhà)
+? Nhận xét phản ứng giữa HNO3 và phi kim
 Hoạt động 6 (5 phút)
+ ? PTPƯ khi cho FeO tác dụng với HNO3 loãng
+ Một số hợp chất khác cũng bị oxi hóa bởi HNO3 
Ví dụ: HI, SO2, muối Fe (II) 
+ Vải, giấy, mùn cưa  bị bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc
+? Nhận xét về phản ứng của HNO3 với hợp chất 
+ Hướng dẫn học sinh kết luận về tính chất hóa học chung của dd HNO3 
 Hoạt động 7 (3 phút)
+ Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK 
Liên hệ thực tế để rút ra ứng dụng
Hoạt động 7 : Củng cố
+ Cho HS làm bài tập 4, 6, 7 –SGK – T55
+ Gọi một vài HS lên bảng làm bài 
+ Cho HS nhận xét
+ Khẳng định lại
Bài 4: Củng cố cho HS tác dụng của kim loại với axit
Bài 6, 7 : Rèn kĩ năng viết PTTU oxi hóa – khử và tính toán cho HS 
+ Dặn dò: 
Về nhà làm thêm một số bài tập – SBT Hóa học
 O
+ CTCT: H O N 
 O
+ Số oxi hoá của N: +5
 Hoá trị của N: IV
+ Tính oxi hóa do N có số oxi hóa cao nhất: +5
+ Tính axit do sự phân cực của liên kết – O – H 
+ Quan sát thao tác thí nghiệm của GV, hiện tượng 
+ Rút ra nhận xét về: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, độ bền, khối lượng riêng.
+ Thảo luận 
+ Dd HNO3 có những tính chất chung của axit:
. Làm quỳ tím hóa đỏ
. Tác dụng với bazơ
. Tác dụng với ôxit bazơ
. Tác dụng với muối của axit yếu hơn
+ Làm thí nghiệm
+ Chú ý quan sát, nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ
+ PTPU : 
. Ca(OH)2 + 2HNO3 
 Ca(NO3)2 + 2H2O
. CuO + 2HNO3 
 Cu(NO3)2 + H2O 
. CaCO3 + 2HNO3 
 Ca(NO3)2 + H2O 
+ HNO3 là axit mạnh
Tính axit do ion H+ gây nên
PƯ trao đổi
+ Quan sát 
Ống 1: Khí thoát ra không màu, hóa nâu trong không khí. Đó là khí NO
Ống 2: Khí màu nâu thoát ra: NO2
PTPƯ: 
3Cu + 8HNO3 loãng 
 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
NO + ½ O2 à NO2 
Cu + 4HNO3 đặc 
 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 
+ HS thảo luận, nghiên cứu SGK 
. Các kim loại có tính khử mạnh hơn như Mg, Zn, Al, có thể khử HNO3 về N2O, N2, NH4NO3 
+ HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt), thường không giải phóng H2 mà tạo thành nitơ hay khí các hợp chất của nitơ và muối nitrat
+ Quan sát, nhận xét hiện tượng 
. Có khí màu nâu thoát ra: khí NO2
. Dung dịch sau phản ứng có kết tủa trắng với BaCl2 à
d d có ion SO42-
 0 + 6
. S à S (số oxi hóa cực đại)
 +5 +4
. N à N 
+ Phi kim bị oxi hóa đến mức cao nhất
FeO + 4HNO3 loãng 
 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 
+ HNO3 có khả năng oxi hóa một số hợp chất có tính khử như FeO, H2S, HI, SO2  
+ Là một axit mạnh
+ Là chất oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết các kim loại, một số phi kim và nhiều hợp chất có tính khử
+ Khả năng oxi hóa phụ thuộc: nồng độ axit và bản chất chất khử, nhiệt độ.
+ Là hóa chất quan trọng trong phòng thí nghiệm 
+ Ứng dụng nhiều trong công nghiệp: phẩm nhuộm, phân đạm (NH4NO3), dược phẩm
Tiết 19: Axit nitric và muối nitrat (T1)
I. Cấu tạo phân tử
 O
CTCT: H O N+5 
 O
II. Tính chất vật lý
+ Trạng thái: chất lỏng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
+ Màu sắc: không màu
+ Dễ bay hơi, t0 sôi = 860C
 Khi đun nóng, bị phân hủy sinh ra khí nâu đỏ
+ Độ bền: không bền
+ Tính tan: Tan trong nước theo mọi tỉ lệ 
+ PTPƯ phân hủy HNO3
4HNO3 t0 4HNO2 + O2 + 2H2O
III. Tính chất hóa học
1. Tính axit 
+ HNO3 là một axit mạnh, trong dd loãng phân li hoàn toàn
HNO3 H+ + NO3-
+ Mang đầy đủ tính chất của một axit thông thường.
2. Tính oxi hóa 
HNO3: có tính oxi hóa mạnh.
Khả năng oxi hóa phụ thuộc:
 Nồng độ axit 
 Bản chất chất khử
a. Với kim loại
+ HNO3 loãng bị khử cho NO 
+ HNO3 đặc bị khử cho NO2
b. Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với nhiều phi kim
c. Với hợp chất
Axit nitric oxi hóa nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
 .Chất không thể hiện 
 Tính axit
 tính khử
 +1 +5 (PƯ trao đổi)
HNO3 
 .Chất có tính khử
 Tính oxi hóa
 (PƯ oxi hóa khử)
IV. Ứng dụng
Xem SGK
	Giáo viên xác nhận	Sinh viên
	Nguyễn Đức Thắng	Trần Hải Yến Ngọc	

File đính kèm:

  • docBai Photpho.doc
Giáo án liên quan