Bài giảng Amin, amino axit, peptit

 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN

1. Khái niệm

- Khi thay thếmột hay nhiều nguyên tửhidro trong phân tửNH3

bằng 1 hay nhiều gốc

hiđrocacbon ta được amin.

- Gốc hiđrocacbon có thểlà gốc no, chưa no, thơm Khi gốc no người ta gọi là amin béo,

khi gốc là nhân thơm gọi là amin thơm

pdf5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Amin, amino axit, peptit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AMIN, AMINO AXIT, PEPTIT 
A. AMIN 
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN 
 1. Khái niệm 
 - Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bằng 1 hay nhiều gốc 
hiđrocacbon ta được amin. 
 - Gốc hiđrocacbon có thể là gốc no, chưa no, thơmKhi gốc no người ta gọi là amin béo, 
khi gốc là nhân thơm gọi là amin thơm. 
 - Thí dụ: CH3NH2, CH3-NH-CH3, CH2=CH-CH2-NH2, (CH3)3N, C6H5NH2 
 2. Phân loại 
Amin được phân loại theo 2 cách thông dụng nhất: 
- Theo đặc điểm của gốc hiđrocacbon: amin béo hoặc amin thơm. 
- Theo bậc của gốc hiđrocacbon: bậc của amin bằng số nguyên tử H được thay thế trong 
phân tử NH3 hay nói cách khác bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với 1 nguyên tử N. 
3. Danh pháp 
- Tên của amin được gọi theo danh pháp gốc – chức; tên thay thế; và ngoài ra một số được 
gọi theo tên thường ( tên riêng ). 
- Nhóm NH2 khi đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino, còn khi là nhóm chức thì 
gọi là nhóm amin. 
a. Tên gốc – chức: tên gốc hiđrocacbon + amin (viết liền nhau). 
b. Tên thay thế: tên hiđrocacbon + amin. 
 4. Đồng phân 
 Đồng phân amin bậc I, bậc II, bậc III. 
 Mỗi loại thì sẽ có đồng phân về mạch C. 
- Lấy thí dụ: 
TD 1: Viết CTCT của tất cả các amin có cùng công thức 
 a) C4H11N 
 b) C5H13N 
 c) C4H12N2 
TD 2: Viết công thức cấu tạo của các amin là dẫn xuất của benzen có cùng công thức phân tử C-
8H11N. 
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C2H5NH2 là chất khí ở nhiệt độ thường, mùi khó chịu, 
độc, dễ tan trong nước. 
 - Các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm theo chiều 
tăng PTK. 
 - Nhiệt độ sôi của các amin cao hơn các ankan và thấp hơn ancol có cùng PTK. Các amin 
phân cực và xuất hiện liên kết hiđro, nhưng liên kết hiđro giữa các amin yếu hơn liên kết hiđro 
giữa các ancol. 
 - Trong các amin có bậc khác nhau, amin bậc ba sôi thấp hơn do không có liên kết hiđro, 
amin bậc nhất luôn sôi cao hơn do có nhiều liên kết hidro hơn. 
III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
- Lưu ý sự tồn tại của cặp electron hóa trị chưa sử dụng. 
1. Tính chất của chức amin 
a. Tính chất bazơ 
 - Nguyên nhân gây tính bazơ 
 - So sánh tính bazơ của các chất 
b. Phản ứng với axit HNO2 
 - Amin bậc một dãy béo tác dụng với axit HNO2 ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol 
và giải phóng N2. 
 - Anilin hoặc amin thơm bậc một tác dụng với HNO3 ở nhiệt độ thấp cho muối điazoni. 
c. Phản ứng ankyl hóa: ankyl bậc một hoặc bậc hai có thể tác dụng với dẫn xuất halogen. 
 2. Tính chất của gốc hiđrocacbon 
Chý ý tính chất của gốc thơm trong phân tử anilin. 
IV. ĐIỀU CHẾ 
Chú ý điều chế anilin và các amin thơm. 
B. AMINO AXIT, PEPTIT 
I. ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO VÀ DANH PHÁP 
 1. Định nghĩa: 
Các nhóm chức có thể gắn với những nguyên tử cacbon no hay cacbon thơm. Tuy nhiên, các 
amino axit có nhóm cacboxyl và nhóm amino liên kết với nguyên tử cacbon no (nhất là khi liên 
kết với cùng một nguyên tử cacbon no) có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều chất trong số đó là 
những đơn vị cấu tạo của phân tử protein. 
Hầu hết các amino axit thiên nhiên có trong thành phần cấu tạo của protein là những α-amino 
axit. 
 2. Cấu tạo phân tử: Trong dung dịch các amino axit tồn tại chủ yếu ở dạng lưỡng cực. 
 3. Danh pháp: có 3 loại tên 
 - Tên thay thế 
 - Tên thông thường αβχδφγηιϕκλµνοpiσϖωξ 
 - Tên riêng 
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
 1. Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit 
 2. Tính chất lưỡng tính 
 3. Phản ứng este hóa 
 4. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2 
 5. Phản ứng trùng ngưng 
III. PEPTIT 
 1. Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit. 
 2. Các peptit được chia thành 2 loại: 
 - Oligopeptit: chứa từ 2 đến 10 gốc α- amino axit. 
 - polipeptit: chứa từ 11 đến 50 gốc α- amino axit. 
 3. Những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên thì có phản ứng màu với Cu(OH)2. Đipeptit 
không có phản ứng này. 
C. BÀI TẬP 
1. Hợp chất Y là một amin đơn chức chứa 19,718% nitơ theo khối lượng. Y có công thức phân tử 
là: 
A. C4H5N B. C4H7N C. C4H9N D. C4H11N 
2. Hợp chất Z gồm các nguyên tố C, H, O, N với tỉ lệ khối lượng tương ứng 3:1:4:7. Biết phân tử 
Z có 2 nguyên tử N. Công thức phân tử Z là công thức nào sau đây: 
A. CH4ON2 B. C3H8ON2 C. C3H8O2N2 D.C3H8O2N2 
3. A là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N. Đốt cháy 1 mol A được 2mol CO2; 2,5mol H2O; 0,5mol 
N2, đồng thời phải dùng 2,25mol O2. A có công thức phân tử: 
A. C2H5NO2 B. C3H5NO2 C. C6H5NO2 D.C3H7NO2 
4. Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 0,07 mol CO2, 0,99g H2O và 336ml N2(đktc). 
Để trung hòa 0,1 mol X cần 600ml dd HCl 0,5M. Biết X là amin bậc 1. X có công thức: 
A. CH3- C6H2(NH2)3 B. C6H3(NH2)3 C. CH3-NH-C6H3(NH2) D. NH2-C6H2(NH2)2 
5. Để trung hòa hết 3,1g một amin đơn chức cần dùng 100ml dd HCl 1M. Amin đó là: 
A.CH5N B. C2H7N C. C3H3N D. C3H9N 
6. Có 3 dung dịch sau: H2N-CH2-CH2-COOH, CH3-CH2-COOH, CH3-(CH2)3-NH2. 
Để phân biệt các dung dịch trên chỉ cần dùng thuốc thử là: 
A. dd NaOH B. dd HCl C. Quỳ tím D. Phenolphtalein 
7. Một este có công thức phân tử C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu 
metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là: 
A. CH3-CH2-COOH B. H2N-CH2-COOH 
C. NH2-CH2-CH2-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH 
8. Amin có chứa 15,05% nitơ về khối lượng có công thức là: 
A. C2H5NH2 B. (CH3)2NH C. C6H5NH2 D. (CH3)3N 
9. Cho 9,3g một ankylamin X tác dụng với dd FeCl3 dự thu được 10,7g kết tủa. Công thức cấu 
tạo của X là: 
A.CH3NH3 B. C2H5NH2 C.C3H7NH2 D. C4H9NH2 
10. Ba chất A, B, C (CxHyNz) có thành phần % về khối lượng N trong A, B, C lần lượt là 45,16%; 
23,73%; 15,05%; A, B, C tác dụng với axit đều cho muối amoni dạng R- NH3Cl. Công thức của 
A, B, C lần lượt là: 
A. CH3NH2, C3H7NH2, C4H9NH2 B. CH3NH2, C3H7NH2, C6H5NH2 
C. CH3NH2, C4H9NH2, C6H5NH2 D. CH3NH2, C6H5NH2, C2H5NH2 
11. Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hóa 500g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra, biết 
hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt 80%. Khối lượng anilin thu được là: 
A. 346,7g B. 362,7g C. 463,3g D.315,9g 
12. Hợp chất X gồm các nguyên tố C, H, O, N với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 3:1:4:7. Biết 
phân tử X có hai nguyên tử N. Công thức phân tử của X là: 
A. CH4ON2 B. C3H8ON2 C. C3H8O2N2 D.C3H8O2N2 
13. Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dd Br2 nên công thức 
cấu tạo hợp lí của hợp chất là 
A. CH3-CH(NH2)-COOH B. CH2(NH2)-CH2-COOH 
C. CH2=CH-COONH4 D. CH3-CH2-COONH4 
14. Chất X có 40,45% C; 7,86%H; 15,73%N còn lại là oxi. Khối lượng mol phân tử của X nhỏ 
hơn 100g. Khi X phản ứng với dd NaOH cho muối C3H6O2Na. Công thức phân tử của X là 
A. C4H9O2N B. C3H7O2N C. C2H5O2N D. CH3O2N 
15. Cho một este A được điều chế từ aminoaxit B và ancol metylic. Tỷ khối hơi của A so với 
hidro bằng 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9g este A thu được 13,2g CO2, 6,3g H2O và 1,12l N2 
(đktc). Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là 
A. H2N-CH2-COO-CH3, H2N-CH2-COOH B. H2N-CH2-CH2-COO-CH3, H2N-CH2-COOH 
C. H2N-CH2-COO-CH3, CH3-CH2-COOH D. H2N-CH(CH3)-COO-CH3, H2N-CH2-COOH 
16. Một aminoaxit no X tồn tại trong tự nhiên (chỉ chứa một nhóm – NH2 và một nhóm COOH). 
Cho 0,89g X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,255g muối. Công thức cấu tạo của X là: 
A. H2N-CH2-COOH B.CH3-CH(NH2)-COOH 
C. H2N-CH2-CH2-COOH D. B,C đều đúng. 
17. Cho 20g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với dd HCl 
1M, cô cạn dd thu được 31,68g muối. Thể tích dd HCl đã dùng là: 
A. 160ml B. 16ml C. 32ml D. 320ml 
18. Để trung hòa 50ml dd metylamin cần 40ml dd HCl 0,1M. Nồng độ mol/l của metylamin đã 
dùng là 
A. 0,08M B. 0,04M C. 0,02M D. 0,06M 
19. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g một amin no mạch hở, đơn chức phải dùng hết 10,08l khí oxi (đktc). 
Công thức của amin đó là: 
A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. C4H9NH2 D.C3H7NH 
20. Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, N, O và có phân tử khối 89 đvC. Khi đốt cháy 1 mol X 
thu được hơi nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol nitơ. Biết là hợp chất lưỡng tính và tác dụng với nước 
brom. X là: 
A. H2N-CH=CH=COOH B. CH2=CH(NH2)-COOH 
C. CH2=CH-COONH4 D. CH2=CH-CH2-NO2 
21. Cho m gam anilin tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu 
được 15,54 gam muối khan. Hiệu suất phản ứng đạt 80%. m có giá trị là 
A. 13,95g B. 8,928g C. 11,16g D. 12,50g 
22. Cho 20g hỗn hợp 3 amin: metyl amin, etyl amin, anlyl amin tác dụng vừa đủ với V ml dung 
dịch HCl 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 31,68g muối khan. Giá trị của V là: 
A. 120ml B. 160ml C. 240ml D. 320ml 
23. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức thu được 5,6l CO2 (đktc) và 
7,2g H2O. Giá trị của a là 
A. 0,05 mol B. 0,10 mol C. 0,15 mol D. 0,20 mol 
24. Cho 4,41g một amino axit X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu 5,73g muối. Mặt khác 
cũng lượng X trên nếu cho tác dụng với dd HCl dư thu được 5,505g muối clorua. Công thức cấu 
tạo của X là: 
A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH 
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH D. Cả A và C 

File đính kèm:

  • pdfaminoaxitprotit.pdf
Giáo án liên quan