Bài dự thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển - Bùi Thị Thanh Huyền
II. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.
- Trường có hệ thống Internet, Website thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT, nghiên cứu, tham khảo tài liệu phục vụ mọi mặt công tác và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao.
2. Khó khăn
-Bản thân có con nhỏ nên việc tập trung đầu tư nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho việc tự học chưa được nhiều như ý muốn.
III. Kế hoạch BDTX:
* Tiếp thu đầy đủ các văn bản của các cấp.
*Nhận thức đầy đủ, rõ ràng mục tiêu của việc học tập BDTX:
ử và bệnh thành tích trong giáo dục” - Tiếp tục thực hiện tinh giản nội dung dạy học; xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phát động học sinh tích cực tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học năm học 2013-2014. - Tiếp tục tập trung thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trung học. - Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trung học về năng lực chuyên môn, kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, công tác chủ nhiệm lớp; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. - Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý. Chuyên đề 2 1. Nội dung bồi dường: Các nội dung học chính trị hè 2013 2. Thời gian bồi dưỡng: Tháng 9/2013 3. Hình thức bồi dưỡng: Tập trung 4. Kết quả đạt được: * Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho công chức, viên chức: - Để xứng đáng với vị thế xã hội của người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân thì người cán bộ công chức phải biết: + Tự ý thức giữ gìn địa vị và nâng cao phẩm giá của mình tức là phải biết tu dưỡng đạo đức cá nhân. Muốn tu dưỡng đạo đức cá nhân cần phải biết liêm sỉ. Biết liêm sỉ là tự biết xấu hổ, biết hổ thẹn trước những hành động sai trái không đúng với lương tâm, không đúng với vị thế của mình và sự kỳ vọng của xã hội. + Người cán bộ, công chức, đề cao liêm sỉ là phải biết đề cao giá trị nhân cách, đặt phẩm chất tinh thần cao hơn nhu cầu vật chất, coi danh dự như là linh hồn, như phẩm giá cá nhân (nhân cách nghĩa rộng). Địa vị xã hội càng cao, phẩm chất đó càng phải tương xứng. + Nói đi đôi với làm, nói thì phải làm, không nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít và đặc biệt là không trí trá hai mặt, không lẩn tránh trách nhiệm, không tư biện, không nguỵ biện trước những sai lầm, khuyết điểm của mình. * Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3-6-2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT”. Giải pháp chủ yếu để “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT” - Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đến năm 2020 xoá bỏ các cơ chế, chính sách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hoá thạch; thực hiện bù giá 10 năm đầu đối với các dự án phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện từ chất thải. - Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Chuyên đề 3 1. Nội dung bồi dường: Hướng dẫn triển khai dự án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020. 2. Thời gian bồi dưỡng: Tháng 9/2013 3. Hình thức bồi dưỡng: Tập trung 4. Kết quả đạt được: Mục tiêu xây dựng xã hội học tập đến năm 2020 - Xóa mù chữ và phổ cấp giáo dục. - Nâng cao trình độ tin học. - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. - Hoàn thành kĩ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hiệu quả hơn. Để thực hiện những nhiệm vụ trên Đảng và Nhà nước đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp: - Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập. - Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phuong tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ. - Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục. - Đẩy mạnh hình thức học từ xa, qua mạng. - Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập. 5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị -Tuyên tuyền đến phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học. - Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Chuyên đề 4 1. Nội dung bồi dưỡng: Tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. 2. Thời gian bồi dưỡng: Tháng 10/2013 3. Hình thức bồi dưỡng: Tập trung 4. Kết quả đạt được: * Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng Phương pháp viết nghiên cứu KHSP ứng dụng Bước 1 : Xác định đề tài nghiên cứu Bước 2 : Lựa chọn thiết kế nghiên cứu Bước 3 : Thu thập và đo lường dữ liệu Bước 4 : Phân tích dữ liệu Bước 5: Viết báo cáo Tất cả báo cáo có tính khoa học đều phải có những nội dung cơ bản sau : - Vấn đề nghiên cứu nảy sinh như thế nào ? Vì sao nó lại quan trọng ? - Giải pháp cụ thể là gì ? Kết quả dự kiến ? - Tác động nòa đã được thực hiện ? Trên đối tượng nào ? bằng cách nào ? - Đo các kết quả bằng cách nào ? Độ tin cậy của phép đo ra sao ? - Kết quả nghiên cứu cho thấy điều gì ? VĐNC đã được giải quyết chưa ? - Có những kết luận và kiến nghị gì ? * Hội thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh trung học: Đây là cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh giới thiệu kết quả sáng tạo khoa học kỹ thuật của mình tới các nhà khoa học, nghiên cứu. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Bộ GD-ĐT đánh giá, xây dựng chương trình đổi mới giáo dục bậc phổ thông, bước đầu thực hiện đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. 1. Khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; 2. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; 3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học; 4. Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. III. Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết) Chuyên đề 1 1. Nội dung bồi dưỡng: Giáo dục học sinh THCS cá biệt 2. Thời gian bồi dưỡng: Tháng 12/2013 3. Hình thức bồi dưỡng: Tự học 4. Kết quả đạt được: a. Các phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt: - Tổ chức cho HS viết về những điều có ý nghĩa đối với bản thân và cuộc sống theo quan niệm của các em; - Sắm vai trò chuyện với HS cá biệt ngoài giờ học; - Quan sát trong quá trình cùng tham gia vào các hoạt động với HS; - Tìm hiểu về HS thông qua nhóm bạn thân; - Tìm hiểu về HS thông qua gia đình; - Tìm hiểu về HS thông qua cán bộ lớp, tổ; - Tìm hiểu về HS thông qua các bạn ngồi xung quanh trong lớp học; - Tìm hiểu về HS thông qua giáo viên khác và cán bộ Đoàn; - Tìm hiểu về HS thông qua hàng xóm của gia đình HS; b. Các phương pháp giáo dục học sinh các biệt. *Gv cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với Hs cá biệt. * Giúp Hs biết nhận thức đúng về điểm mạnh và các điểm yếu của bản thân. * Giúp Hs nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi hành vi, thói quen cũ. * Gv cần phải quan tâm, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của Hs cá biệt. - Hành vi, thái độ của Gv để Hs thấy được an toàn: + Khoan dung, coi lỗi lầm là cơ hội học tập. + Giúp Hs hiểu rõ: Không ai được làm tổn thương người khác và mọi người đều có quyền được bảo vệ. + Tỏ ra thông hiểu trong quá tình thảo luận. + Kiên định về chuẩn mực ứng xử và xử lí công bằng. - Hành vi, thái độ của Gv để Hs thấy được yêu thương: + Tạo ra môi trường thân thiện trong trường, lớp mà hs có thể biểu lộ, thể hiện bản thân. + Cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, thân mật, gần gũi. Lắng nghe lời tâm sự của Hs. Động viên, giúp đỡ, khích lện, khoan dung độ lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm + Công bằng với tất cá Hs, không phân biệt, đối xử. - Hành vi, thái độ của Gv để Hs thấy được hiểu và thông cảm: + Lắng nghe Hs. + Tạo điều kiện cho Hs diễn đạt ý kiến và bộc lộ cảm xúc. + Cởi mở, linh hoạt. + Hiểu tâm lí của trẻ qua từng giai đoạn. - Hành vi, thái độ của Gv để Hs thấy được tôn trọng: + Lắng nghe Hs một cách quan tâm, chăm chú. + Dành thời gian để nhận ra cảm xúc của Hs. + Cùng với Hs thiết lập ra nội qui của lớp. + Tạo giới hạn và bình tĩnh khi Hs vi phạm nội qui. + Luôn giữ cho giọng nói hài hòa trong lớp học. Tùy tình huống mà có lúc giọng nói mang tính chất khách quan, khích lệ, phấn khởi nhưng cũng có lúc cần nghiêm khắc, kiên quyết. - Hành vi, thái độ của Gv để Hs mình có giá trị: + Luôn chấp nhận ý kiến của Hs. + Lắng nghe Hs nói. + Tạo điều kiện cho Hs bộc lộ khả năng của mình. + Hưởng ứng các ý tưởng hợp lí của Hs. + Nếu Hs có mắc lỗi, chú ý đến hà
File đính kèm:
- Bai thu hoach BDTX.doc