Bài dự thi: Tìm hiểu 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Phan Văn Cốp

Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?

Trả lời: * Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944.

- Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).

- Khi thành lập Đội gồm 34 chiến sỹ, do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng; đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Trong đội có chi bộ lãnh đạo.

- Đánh giá về sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ):

+ Đội VNTTGPQ được thành lập đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta – Bước chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành chính quyền.

+ Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

* Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là chính trị trọng hơn quân sự.

+ Tư tưởng này được thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình chuẩn bị, chỉ đạo và phương châm hoạt động của Đội sau ngày thành lập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Tìm hiểu 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Phan Văn Cốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì? 
Trả lời: * Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944.
- Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
- Khi thành lập Đội gồm 34 chiến sỹ, do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng; đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Trong đội có chi bộ lãnh đạo.
- Đánh giá về sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ):
+ Đội VNTTGPQ được thành lập đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta – Bước chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành chính quyền.
+ Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
* Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là chính trị trọng hơn quân sự.
+ Tư tưởng này được thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình chuẩn bị, chỉ đạo và phương châm hoạt động của Đội sau ngày thành lập. 
Vì theo nhận định của Bác Hồ: “Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy phong trào đi tới. Nhưng phát động khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp mới có thể đẩy phong trào tiến lên”.
+ Tư tưởng chỉ đạo chính trị trọng hơn quân sự thể hiện rõ trong việc đặt tên gọi cho Đội. Khi nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo: Các đội viên đã thống nhất đặt tên đội là “Đội Việt Nam Giải phóng quân”, Bác Hồ đã chỉ thị thêm vào hai chữ “Tuyên truyền” để mọi người ghi nhớ nhiệm vụ chính trị lúc này còn trọng hơn quân sự. Trong chỉ thị thành lập Người cũng khẳng định “Tên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự”.
+ Tư tưởng chính trị trọng hơn quân sự cũng được thể hiện trong việc xác định mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, Bác Hồ đã khẳng định: “Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị”; “Quân sự mà không có chính trị, như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”.
 Câu 2: Hãy nêu tên và thời gian diễn ra những chiến dịch tiêu biểu của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược? 
Trả lời: - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân đội ta đã tiến hành hàng trăm chiến dịch với nhiều hình thức và quy mô khác nhau.
- Các chiến dịch đó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta.
- Trong hàng trăm chiến dịch đó, dựa vào một số tiêu chí như: tác động, quy mô, kết quả, ý nghĩa thắng lợi để lựa chọn ra một số chiến dịch tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến, những chiến dịch đó là:
* Trong kháng chiến chống thực dân Pháp:
1. Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947: Diễn ra từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 20 tháng 12 năm 1947.
2. Chiến dịch Biên giới (còn gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong 2): Diễn ra từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10 năm 1950).
3. Chiến dịch Hòa Bình: Diễn ra từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 tháng 2 năm 1952.
4. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên: Diễn ra từ 26 tháng 1 đến 17 tháng 2 năm 1954.
5. Chiến dịch Điện Biên Phủ: Diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954.
* Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ:
1. Chiến dịch Bình Giã: Diễn ra từ ngày 2 tháng 12 năm 1964 đến ngày 3 tháng 1 năm 1965.
2. Chiến dịch Ba Gia: Diễn ra từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 20 tháng 7 năm 1965.
3. Chiến dịch Plâyme: Diễn ra từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965.
4. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gian - xơn - xi - ty: Diễn ra từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967.
5. Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh: Diễn ra từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 15 tháng 7 năm 1968.
6. Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào: Diễn ra từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3 năm 1971.
7. Chiến dịch Trị Thiên: Diễn ra từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 27 tháng 6 năm 1972.
8. Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng: Diễn ra từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972.
9. Chiến dịch đường 14 – Phước Long: Diễn ra từ ngày 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975.
10. Chiến dịch Tây Nguyên: Diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24 tháng 3 năm 1975.
11. Chiến dịch Hồ Chí Minh: Diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Câu 3: Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội ta được Bác Hồ khái quát như thế nào? Câu nói đó được Bác Hồ nói ở đâu, thời gian nào? Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta là gì?
Trả lời: * Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội ta được Bác Hồ khái quát như sau: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...”.
* Câu nói đó được Bác Hồ nói trong dịp kỷ niệm quân đội ta tròn 20 tuổi (ngày 22 tháng 12 năm 1964), tại Hà Nội
* Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta:
- Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và tinh thần quốc tế cao cả.
- Mọi hoạt động của quân đội ta đều phục vụ mục tiêu lý tưởng của Đảng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam là yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta.
 Câu 4. Ngày hội Quốc phòng toàn dân được Đảng ta quyết định vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Trả lời: 
Ngày 17/10/1989 theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban Bí thư TW Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày thành lập Quân đội Nhân dân là ngày 22/12, đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989).
* Ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân:
Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; tăng cường giáo dục trong toàn dân, nhất là thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền quốc gia.
Nền quốc phòng nước ta là nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại, là nền quốc phòng của dân, do dân và vì dân. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị tinh thần, phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5: Hãy trình bày cảm tưởng, kỷ niệm của bản thân, của 
gia đình, quê hương mình về “Bộ đội Cụ Hồ”, về mối quan hệ đoàn kết quân dân, về chủ quyền, biển đảo quốc gia và trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay? 
 Trả lời: 
Bộ đội Cụ Hồ” là biểu tượng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Gọi tên anh “Bộ đội Cụ Hồ”, nhân dân ta đã khái quát hình tượng cao đẹp về một mẫu người, với cuộc đời “tận trung với nước, tận hiếu với dân” suốt những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh; một tình thương yêu gắn bó máu thịt với nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, nhân hậu và khiêm tốn với đồng bào, đồng đội, đồng chí; một lối sống giản dị, chân thật. Đó là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, những chiến binh vừa đánh giặc giỏi, vừa công tác và sản xuất tốt, “tiến công, phòng ngự không sơ hở”, “thắng không kiêu, bại không nản” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt, giáo dục, rèn luyện theo mô hình người chiến sĩ cách mạng mà Người là hiện thân rực rỡ nhất. 
“Bộ đội Cụ Hồ” - người chiến sĩ quân đội nhân dân - là những người có lý tưởng cao đẹp, những người nghĩa nặng tình sâu, luôn chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn thấm nhuần tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả, tinh thần dân chủ và sự quên mình, lòng tôn trọng và niềm tin vào con người, vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại Có thể nói, hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” tiêu biểu cho nền văn hóa quân đội kiểu mới của dân tộc - Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng khẳng định: “Thành quả vĩ đại nhất của quá trình cách mạng là nhân dân ta đã giành được độc lập hoàn toàn và thống nhất toàn vẹn Tổ quốc, cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội và có một quân đội nhân dân vô địch Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chưa bao giờ nhân dân ta có một quân đội mạnh như ngày nay. Đây là một nhân tố cơ bản để đảm bảo Tổ quốc ta đời đời bền vững, nhân dân ta vĩnh viễn sống trong độc lập - tự do”. 
Bước ra từ trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, và cũng là chủ thể viết nên những trang sử ấy, lực lượng Quân đội nhân dân đã khắc ghi tên mình trong bảng vàng chiến công của dân tộc ngay từ những năm tháng đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, nhân dân còn khổ cực, lầm than dưới ách đô hộ của bè lũ cướp nước và bán nước. Chính các anh đã trở thành hiện thực đẹp nhất, sinh động nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. 
 Hôm nay, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra, trang của sự đổi mới, phát triển và hội nhập khá vững chãi với thế giới trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao độ, hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” vẫn 

File đính kèm:

  • docBAI DU THI TIM HIEU 7O NAM QDND VN.doc
Giáo án liên quan