Bài dự thi: Bài giảng tích hợp kiến thức liên môn Toán học Lớp 9 - Trường THCS Trần Cao Vân
2. Mục tiêu dạy học:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều bài toán liên quan đến kiến thức toán học, vật lý, hóa học. Đó là một trong những tác động rất lớn đến kiến thức của con người. Để góp phần vào việc giúp các em học sinh hiểu được mối quan hệ kiến thức giữa các môn học và việc vận dụng các kiến thức đó trong việc giải bài tập, giáo viên tổ toán đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn học toán, lý, hóa để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến bài “ giải bài toán bằng cách lập phương trình “
a. Kiến thức: Biết được:
- Vận dụng các công thức hóa học, công thức vật lý để lập phương trình
- Biết lập các phương trình
- Giải được các phương trình bậc 2
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình qua áp dụng các công thức vật lý, hóa học
- Rèn kỹ năng giải phương trình bậc 2 một ẩn
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
c. Thái độ:
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:
+ Môn vật lý: - Biết cách sử dụng các công thức đã học để biểu thị các đại lượng qua ẩn
+ Môn hóa học: - Biết vận dụng những kiến thức hóa học để biến thị các đại lượng qua các đại lượng khác
- Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Số lượng học sinh: 40 em học sinh khối 9 của trường Trần Cao Vân.
- Đặc điểm của Học sinh: Đại trà
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là môn toán học 9, đối với môn này có nhiều thuận lợi sau:
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn toán học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên. Trường THCS Trần Cao Vân. Địa chỉ: Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam. Điện thoại: 05103877301 Email: trancaovan@gmail.com BÀI DỰ THI BÀI GIẢNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TOÁN HỌC LỚP 9. TỔ TOÁN PHỤ LỤC III PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN TOÁN HỌC, VẬT LÝ, HÓA HỌC TRONG MÔN TOÁN HỌC 9. 2. Mục tiêu dạy học: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều bài toán liên quan đến kiến thức toán học, vật lý, hóa học. Đó là một trong những tác động rất lớn đến kiến thức của con người. Để góp phần vào việc giúp các em học sinh hiểu được mối quan hệ kiến thức giữa các môn học và việc vận dụng các kiến thức đó trong việc giải bài tập, giáo viên tổ toán đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn học toán, lý, hóa để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến bài “ giải bài toán bằng cách lập phương trình “ a. Kiến thức: Biết được: - Vận dụng các công thức hóa học, công thức vật lý để lập phương trình - Biết lập các phương trình - Giải được các phương trình bậc 2 b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình qua áp dụng các công thức vật lý, hóa học - Rèn kỹ năng giải phương trình bậc 2 một ẩn - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. c. Thái độ: - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra: + Môn vật lý: - Biết cách sử dụng các công thức đã học để biểu thị các đại lượng qua ẩn + Môn hóa học: - Biết vận dụng những kiến thức hóa học để biến thị các đại lượng qua các đại lượng khác - Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. 3. Đối tượng dạy học của bài học. - Số lượng học sinh: 40 em học sinh khối 9 của trường Trần Cao Vân. - Đặc điểm của Học sinh: Đại trà * Dự án mà chúng tôi thực hiện là môn toán học 9, đối với môn này có nhiều thuận lợi sau: - Thứ nhất: các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn toán học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra. - Thứ hai: Đối với kiến thức bài “giải bài toán bằng cách lập phương trình” các em đã học ở năm học lớp 8 các kiến thức này liên quan đến giải bài toán bằng cách lập phương trình của lớp 9 hiện nay. - Thứ 3: Đối với các môn học khác như môn vật lý, hoá học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn tóan học trong đó có kiến thức về khối lượng riêng, nồng độ % của dung dịch các hợp chất 4. Ý nghĩa của dự án: - Đối với thực tiễn dạy học: + Vận dụng được các công thức vật lý và hóa học để lập các phương trình + Nắm được cách giải bài toán bằng cách lập phương trình - Đối với thực tiễn đời sống: + Học sinh hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa vật lý, hóa học và toán học 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Giáo viên: + Máy trình chiếu, bảng phụ. + Chèn 1 số hình ảnh về ứng dụng các công thức vật lý, hóa học trong việc giải bài tập. - Học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. Đối với bài “giải bài toán bằng cách lập phương trình” giáo viên thực hiện theo các bước sau: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiếp tục quy trình giải bài toán bằng cách lập phương trình. - Biết phân tích đầu bài toán để xác định được ẩn và tìm những mối quan hệ giữa các giả thiết với ẩn. Biểu diễn được các đại lượng chưa biết qua ẩn. - Ôn tập, củng cố kiến thức về vật lý và hóa học. Vận dụng kiến thức vật lý và hóa học để giải toán liên quan đến hai môn này. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải toán bằng cách lập phương trình. - Học sinh có kĩ năng làm các dạng toán mang tính thực tế cao, phân tích đề bài, thiết lập được phương trình. - Rèn luyện giải phương trình. 3. Thái độ, tư duy: - HS có ý thức trong việc trình bày bài toán theo quy trình. - Rèn ý thức làm việc khoa học, có kế hoạch. II. CHUẨN BỊ Ø Giáo viên: Chuẩn bị bài tập. Ø Học sinh: Ôn lại cách giải bài toán bằng cách lập phương trình. Ôn lại hai phương pháp giải phương trình đã học, các kiến thức về vật lý và hóa học III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Thuyết trình, vấn đáp , hoạt động theo nhóm, luyện tập và thực hành. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: 3, Tổ chức luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1. Làm bài 50 BT50: Miếng kim loại thứ nhất nặng 880g, miếng kim loại thứ hai nặng 858g. Thể tích của miếng thứ nhất nhỏ hơn thể tích của miếng thứ hai là 10 cm3, nhưng khối lượng riêng của miếng thứ nhất lớn hơn khối lượng riêng của miếng thứ hai là 1g/cm3. Tìm khối lượng riêng của mỗi miếng kim loại. G: Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán ? Ở bài toán này ta chọn ẩn như thế nào? - Nếu gọi thể tích của miếng KL thứ nhất là x (cm3) thì ta suy ra điều gì ? - KLR của một vật là gì ? - Vậy KLR của miếng KL thứ nhất là ? - KLR của miếng KL thứ hai ? G: Dựa vào bài toán ta thiết lập phương trình nào ? ? Hãy giải phương trình ? H: Lên bảng giải. Cả lớp tự giải vào vở rồi nhận xét bài làm trên bảng BT51: Người ta đổ thêm 200g nước vào một dung dịch chứa 40g muối thì nồng độ của dung dịch giảm đi 10%. Hỏi trước khi đổ thêm nước thì dung dịch chứa bao nhiêu nước? Đ/v bài này cần phải nắm lại kiến thức hóa học - Nồng độ % của dung dịch là gì? Hay thế nào là nồng độ % của dung dịch? Nếu gọi khối lượng nước có trong dung dịch ban đầu là x thì suy ra điều gì? * KL dung dịch ban đầu? => nồng độ % ? * KL dung dịch lúc sau? => nồng độ % lúc sau? Đề cho nồng độ thay đổi thế nào? Vậy ta có p trình nào? Gọi HS lên bảng trình bày lời giải Hãy chọn kết quả và trả lời ? Kết luận thế nào? · Bài 50. (sgk/59) Gọi thể tích của miếng KL thứ nhất là x (cm3), thì thể tích của miếng KL thứ hai là x+10 (cm3). Suy ra khối lượng riêng của miếng KL thứ nhất là 880/x Khối lượng riêng của miếng KL thứ hai là 858/(x+10) Theo đề bài KLR miếng thứ nhất lớn hơn KLR miếng thứ hai là 1 nên ta có PT: 880x + 8800 - 858x = x2 + 10x x2 - 12x - 8800 = 0 Giải PT trên ta được x1 = 100 (TMDK) x2< 0 (loại) Vậy: KLR của miếng KL1 là: 880/100=8.8 g/cm3 KLR của miếng KL2 8.8 - 1= 7.8 g/cm3 · BT51: Nồng độ % của dung dịch là khối lượng chất tan có trong 100g dung dịch Gọi khối lượng nước có trong dung dịch ban đầu là x (g) Đ K x> 0 thì KL dung dịch là 40+ x Do đó nồng độ % dung dịch ban đầu và n.độ sau khi đổ thêm 200g nước lần lượt là: % và % Vì nồng độ lúc sau giảm đi 10% nên ta có pt: x2 +280x - 70400 = 0 Giải PT trên ta được x1 = 160 (tmđk) x2 < 0 (loại) Vậy lượng nước trong d dịch ban đầu là 160g 4, Củng cố: Công thức tính khối lượng riêng? D = m/V Công thức tính nồng độ % ? mct. 100/mdd 5, Dặn dò - Xem lại các BT đã giải - Làm các BT còn lại trang 59-60 - Trả lời các câu hỏi ôn tập chương IV và làm trước các BT OT chIV từ 54 đến 50 - Chuẩn bị các kiến thức để tiết sau ôn tập chương
File đính kèm:
- Bai thi tich hop kien thuc lien mon Toan.doc