Bài 20 ( tiết 32) Bài thực hành số 3 Dãy điện hoá của kim loại. Điều chế kim loại

Mục tiêu

- Củng cố kiến thức về pin điện hoá và điện phân

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra,

kết luận.

II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho 1 nhóm thực hành

1. Dụng cụ thí nghiệm

- Cốc Thuỷ tinh: 4

- Lá kẽm: 2

- Lá Đồng: 1

- Lá chì:1

- Cầu muối: 2

(ống thuỷ tinh hình ch

doc72 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài 20 ( tiết 32) Bài thực hành số 3 Dãy điện hoá của kim loại. Điều chế kim loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là : 97,76%.
b) Dư CO2 :CO2 + Ca(OH)2 ắđ CaCO3¯ + H2O 	(1)
	0,04 mol	0,04 mol ơ 	0,04 mol
	 CaCO3¯ + H2O + CO2 ắđ Ca(HCO3)2 	(2)
	0,03 mol	0,03 mol	0,03 mol
 	Từ (1) và (2), ta có số mol CO2 đã tham gia phản ứng là : 0,07 mol.
Thể tích CO2 là : 0,07 . 22,4 = 1, 568 (lít).
	% thể tích CO2 trong hỗn hợp đầu là : 15,68 %.
	% thể tích N2 trong hỗn hợp đầu là : 84,32 %.
Vậy thành phần CO2 trong hỗn hợp có thể là 2,24% hoặc 15,68 %.
Bài 29
1 tiết
tiết 43
Luyện tập
Tính chất của kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ, nhôm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được mối quan hệ giữa KL kiềm, KL kiềm thổ, nhôm về cấu tạo nguyên tử, tính chất hoá học của đơn chất và hợp chất.
2. Kĩ năng
So sánh cấu hình electron, năng lượng ion hoá, điện tích ion, số oxi hoá của một số nguyên tố tiêu biểu Na, Mg và Al để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
So sánh thế điện cực chuẩn của các KL để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
	So sánh tính chất của các đơn chất nhôm, natri, magie để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về tính khử giữa các KL này. Viết PTHH minh hoạ.
	So sánh tính bazơ của các hợp chất hiđroxit của các KL. Viết PTHH minh hoạ.
II. Chuẩn bị
Bảng 1.
Số e ngoài cùng
So sánh năng lượng
ion hoá I1, I2, I3
Điện tích ion 
và số oxi hoá
Na
Mg
Al
Kết luận
Bảng 2.
Từ Na – Al
Thế điện cực chuẩn
Mức độ tính khử
Na
Mg
Al
Kết luận
Bảng 3.
Từ NaOH – Al(OH)3
Tính bazơ
NaOH
Mg(OH)2
Al(OH)3
Kết luận 
III. hoạt động dạy học
I. Những kiến thức cần nhớ
1. Cấu hình electron nguyên tủ và năng lượng ion hoá
2. Điện tích ion và số oxi hoá 
Hoạt động 1 (khoảng 10 phút).
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị trước. Các câu hỏi này ghi ở bảng phụ, bản trong hoặc chiếu lên màn hình. Để trả lời câu hỏi, HS sử dụng các thông tin trong bài luyện tập. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. GV hướng dẫn HS làm việc và chốt lại những kiến thức cần nhớ. 
Kết luận ghi ở Bảng 1 :
Số e ngoài cùng
So sánh năng lượng 
ion hoá I1, I2, I3
Điện tích ion 
và số oxi hoá
Na
Chỉ có 1e : 3s1
I1 nhỏ nhất 
I1 nhỏ hơn nhiều I2, I3
Tạo Na+
Số oxi hoá +1
Mg
Có 2e : 3s2
I2, I1 có giá trị gần nhau
Tạo Mg2+
Số oxi hoá +2
Al
 Có 3e : 3s2và 3p1
I1, I2 và I3 gần nhau và
nhỏ hơn nhiều so với I4.
Tạo Al3+
Số oxi hoá +3
Kết luận
Số e ngoài cùng
tăng dần
Năng lượng ion hoá
tăng dần
Điện tích ion và 
số oxi hoá tăng dần
3. Tính chất hoá học
Đơn chất
Hoạt động 2 (khoảng 10 phút).
GV yêu cầu HS so sánh sự biến đổi thế điện cực chuẩn và mức độ tính khử của Na, Mg, Al. Kết luận ghi ở Bảng 2 :
Từ Na – Al
Thế điện cực chuẩn
Mức độ tính khử
Na
–2,71
Tính khử rất mạnh
Khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường
Mg
– 2,37
Tính khử mạnh, yếu hơn Na
Khử H2O mạnh khi đun nóng
Al
– 1,66
Tính khử mạnh, yếu hơn magie
Khử H2O chậm ở bất kì nhiệt độ nào
Kết luận
Thế điện cực nhỏ, tăng dần
Tính khử mạnh, giảm dần
Hợp chất
Hoạt động 3 (khoảng 10 phút).GV yêu cầu HS so sánh tính chất bazơ của 3 hiđroxit, viết các PTHH minh hoạ.
Kết luận ghi vào Bảng 3 :
Từ NaOH – Al(OH)3
Mức độ tính bazơ
NaOH
Tính bazơ mạnh : 
– Dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.
– Tác dụng với các axit, oxit axit, dung dịch muối của KL.
Mg(OH)2
Tính bazơ yếu : 
– Tác dụng với các axit
Al(OH)3
Hiđroxit lưỡng tính.
– Không tan trong nước
– Tác dụng với axit mạnh và dung dịch bazơ mạnh.
Kết luận
Tính bazơ của các hiđroxit giảm dần
II. Bài tập
Hoạt động 4 (khoảng 15 phút).
Sau khi ôn lại kiến thức cần nhớ, GV yêu cầu HS làm bài tập. Thí dụ :
1) Hãy nêu phương pháp hoá học nhận biết :
3 KL Al, Mg, Na. 
3 oxit Al2O3, MgO, Na2O.
3 hiđroxit Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
3 chất rắn là muối clorua : AlCl3, MgCl2, NaCl.
2) Hãy nêu điểm chung điều chế KL kiềm, KL kiềm thổ, nhôm. Lấy thí dụ minh hoạ và viết các PTHH.
GV có thể chọn bài tập 2, 3, 4 ở phần bài tập để HS làm tại lớp.
Ngoài ra có thể cho HS làm 1 bài toán có nội dung liên quan đến KL kiềm, kiềm thổ và nhôm.
GV cho HS giải bài tập theo cá nhân hoặc nhóm.GV đánh giá cho điểm một số HS làm bài trên bảng và thu một số bài của HS dưới lớp để chấm và cho điểm.
IV. Hướng dẫn giải một số bài tập trong SGK 
1	B đúng
2	Có thể là : Dung dịch NaOH và dung dịch HCl hoặc oxi và dung dịch NaOH. HS tự nêu cách tiến hành và viết PTHH.
3 a) HS tự viết PTHH. b)Tính khử mạnh. HS nêu thí dụ, viết PTHH.
c) Tính oxi hoá rất yếu nên rất khó bị khử. HS nêu thí dụ về phương pháp điều chế 3 KL.
4 a) Có thể là : nước, dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3. HS tự nêu cách nhận biết và viết PTHH. 
b) Có thể là : dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3. HS tự nêu cách nhận biết và viết PTHH. 
c) Có thể là : nước và dung dịch NaOH. HS tự nêu cách nhận biết và viết PTHH. 
d) Có thể là nước và dung dịch Na2CO3. HS tự nêu cách nhận biết.
5 a) 	nNa : nAl : nF = 1,43 : 0,47 : 2,85 = 3 : 1 : 6 
 Công thức chung Na3AlF6 hay 3NaF. AlF3
b) nK : nAl : nSi : nO = 0,35 : 0,35 : 1,08 : 2,86 = 1 : 1 : 3 : 8 Công thức chung KAlSi3O8 
hay KAlO2. 3SiO2.
Bài 20 ( tiết 32)
Bài thực hành số 3
Dãy điện hoá của kim loại. Điều chế kim loại
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về pin điện hoá và điện phân
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra, 
kết luận.
II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho 1 nhóm thực hành
1. Dụng cụ thí nghiệm
- Cốc Thuỷ tinh: 4
- Lá kẽm: 2
- Lá Đồng: 1
- Lá chì:1
- Cầu muối: 2
(ống thuỷ tinh hình chữ U, đường kính chừng 8 mm, bên trong chứa chất keo tẩm dung dịch muối hoặc thay bằng 1 đoạn bấc đèn tẩm dung dịch muối)
- Vôn kế điện tử: 1
- Dây dẫn điện kèm chốt cắm và kẹp cá sấu: 4
- Điện cực graphit: 2
- Tấm bìa đậy miệng cốc thuỷ tinh có 2 lỗ tròn cắm điện graphit: 1
- Tấm bìa đậy miệng cốc thuỷ tinh có 2 lỗ dẹt cắm điện cực như Zn, Cu, Pb: 2
- Biến thế kiêm chỉnh lưu: 
2. Hoá chất
- Dung dịch ZnSO4 1M
- Dung dịch CuSO4 1M
- Dung dịch Pb (NO3 )2 1M
- Dung dịch NHNO3 (hoặc KCl) bão hoà
- Dung dịch CuSO4 loãng
 III. thực hành của học sinh
Nên chia số HS trong lớp ra từng nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 đến 5 HS để tiến hành thí nghiệm
* Thí nghiệm 1. Suất điện động của các pin điện hoá Zn-Cu và Zn -Pb
a). Tiến hành Thí nghiệm như SGK, GV lưu ý:
- Chì và các hợp chất của chì rất độc khi ăn phải, HS phải rửa tay sạch sẽ sau khi thí nghiệm.
- Có thể thay các dung dịch điện phân bằng các dung dịch khác, như CuCl2, ZnCl2, Cu(NO3 ) 2, Zn(NO3 )2.
- Có thể thay các dung dịch bão hoà bằng các dung dịch khác, như KCl
- Khi cần thiết, có thể dùng đoạn bấc đèn hoặc dùng bằng giấy lọc gấp lại (có chiều rộng 1 cm), tẩm dung dịch muối NH4NO3 hoặc KCl để thay cầu muối ống thuỷ tinh.
- Dung dịch điện li được pha phải có nồng độ mol chính xác.
b). Quan sát và ghi số đo suất điện động của pin
- Khi dùng các điện cực Zn-Cu và các dung dịch ZnSO41M, CuSO4 1M, dung dịch cầu muối KCl, suất điện động của pin khoảng 1,1 V.
 - Khi dùng các điện cực Zn -Pb và các dung dịch ZnSO41M, Pb (NO3 )2 1M, dung dịch cầu muối KCl, suất điện động của pin khoảng 0,6 V.
Nhận xét:
- Suất điện động của pin điện hoá Zn-Cu lớn hơn của suất điện động của pin điện hoá Zn -Pb.
- Yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hoá là bản chất cặp o xi hoá - khử của kim loại. Ngoài ra còn phải tính đến nồng độ các dung dịch muối và nhiệt độ.
* Thí nghiệm 2. Điện phân dung dịch CuSO4, các điện cực bằng graphit
a). Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như hình 4.4 (bài 16,SGK), GV lưu ý:
- Dùng Dung dịch CuSO4 loãng
- Có thể tận dụng lõi than của pin khô cũ đã rửa sạch thay điện cực graphit.
- Có thể điều chỉnh dòng điện bằng cách tăng hiệu số điện thế nguồn điện chiều từ 1V đến 2V,3V, 6V.
b). Quan sát hiện tượng xảy ra 
- Trên anot xuất hiện các bọt khí.
- Lớp vảy đồng bám ngày càng dầy trên catot
c. Giải thích
Khi tạo nên 1 hiệu thế điện giữa hai điện cực, các ion SO42- di chuyển về anot, các ion Cu2+ di chuyển về catot
- ở catot: Các ion Cu2+ bị khử thành Cu (bám trên catot)
- ở anot: Phân tử H2O bị oxi hoá sinh ra khí oxi.
Phương trình điện phân dung dịch CuSO4
	2CuSO4 + 2H2O điện phân 2 Cu + O2‹ + 2H2SO4
IV. Nội dung tường trình thí nghiệm
Họ và tên HS ................................. lớp ...............................
 Tên bài thực hành: Dãy điện hoá của kim loại, điều chế kim loại
Nội dung tường trình:
a) Trình bày cách lắp ráp và ghi suất điện động các pin điện hoá Zn - Cu và Zn - Pb. So sách suất điện động của các pin điện hoá trên. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hoá.
b) Trình bày cách tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch phân dung dịch CuSO4, các điện cực bằng graphit. Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích.
Bài 24 ( tiết 36 ) kim loại kiềm thổ
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Biết:Vị trí, cấu hình electron, năng lượng ion hoá, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ; một số ứng dụng của kim loại kiềm thổ.
Hiểu:
- Tính chất vật lí: nhiệt độ nống chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp, khối lượng riêng tương đối nhỏ, độ cứng nhỏ. 
- Tính chất hoá học đặc trựng của kim loại kiềm là tính khử mạnh, nhưng yếu hơn kim loại kim loại kiềm, tính khử tăng dần từ Be đến Ba.
Phương pháp điều chế kim loại kiềm tổ là điện phân nóng chảy muối clorua hoặc florua 
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện các thao tác tư duy logictheo trình tự:
Vị trí, cấu tạo nguyên tử đ tính chất chung đ phương pháp điều chế.
- Biết sử dụng các thông tin để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về kim loại kiềm thổ căn cứ vào: kiến thực đã biết, thông tin ở bài học qua kênh chữ, kênh hinh, bảng số liệu, quan sát 1 số thí nghiệm.
- Viết các PTHH
 II. Chuẩn bị 
1.Dụng cụ
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Bảng tóm tắt cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ phóng to.
- Đĩa hình của 1 số phản ứng của can xi.
- Đèn cồn, cốc, kẹp gỗ.
- Sơ đồ điện phân nóng chảy MgCl2, CaCl2, điện phân dung dịch MgCl2, CaCl2.
2. Hoá chất:
- Dây Ma gie
- Nước cất,dung dịch CuSO4. 
III . tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
* Hoạt động 1 (kho

File đính kèm:

  • docbai 20, 24, 28....48.doc