648 Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12

1. Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin như thế nào?

 A. mARN tARN ADN Polypeptit. B. ADN mARN Polypeptit tARN.

 C. tARN Polypeptit ADN mARN. D. ADN mARN tARN Polypeptit

2. Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến?

 A. Reparaza, Ligaza. B. ADN-Polymeraza, Ligaza.

 C. Ligaza, Prôlêaza. D. ADN-Polymeraza.

3. Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng?

 A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến sôma trội.

 C. Đột biến sôma lặn. D. Đột biến giao tử.

4. Biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc của gen?

 A. Biến dị tổ hợp. B. Biến dị đột biến.

 C. Biến dị thường biến. D. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp.

5. Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?

 A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu.

 B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.

 C. Thay thế 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc.

 D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen.

6. Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?

 A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST.

 C. Lặp đoạn NST. D. Mất đoạn NST.

 

doc57 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 648 Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểu gen.	B. 4 loại kiểu gen.	C. 5 loại kiểu gen.	D. 6 loại kiểu gen.
338. Trong một quần thể ngẫu phối, nhờ định luật Hacđi - Vanbec, khi biết tần số tương đối của các alen ta có thể dự đoán được
A. tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
B. khả năng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. khả năng biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể.
D. khả năng xuất hiện một loại đột biến mới trong tương lai.
339. Trong một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A và a. Gọi p tần số tương đối của alen A, q là tần số của alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể này là
A. pAA : pqAa : qaa.	B. p2AA : pqAa : q2aa.
C. p2AA : 2pqAa : q2aa.	D. pAA : (p+q)Aa : qaa.
340. Cuống lá dài của cây thuốc lá là do một gen lặn đặc trưng quy định. Nếu trong một quần thể tự nhiên có 49% các cây thuốc lá cuống dài, khi lai phân tích các cây thuốc lá cuống ngắn của quần thể này thì sác xuất có con lai đồng nhất ở FB là
A. 51%.	B. 30%.	C. 17,7%.	D. 42%.
341. Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,41.	B. 0,3	C. 0,7	D. 0,58.
342. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Van bec? 
A. Không xảy ra quá trình đột biến. 	
B. Không có áp lực của CLTN.
C. Không có hiện tượng di nhập gen.
D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối.
343. Cho biết các quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể nào dưới đây có tỉ lệ kiểu gen dị hợp(Aa) lớn nhất?
A. Quần thể 1: A = 0,8; a = 0,2. 	B. Quần thể 2: A = 0,7; a = 0,3.
C. Quần thể 3: A = 0,6; a = 0,4.	D. Quần thể 4: A = 0,5; a = 0,5.
344. Quá trình nào dưới đây không làm thay đổi tần số tương đối của các alen của mỗi gen trong quần thể? 
A. Quá trình đột biến. 	B. Quá trình ngẫu phối.
C. Quá trình CLTN.	D. Sự di nhập gen.
345. Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? 
A. 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa 	B. 0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa
C. 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa 	D. 0,36 AA : 0,46 Aa : 0,18 aa 
346. Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối?
A. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa.	B. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa.
C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa.	D. 0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa.
347. Xét một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A bằng 2/3 tỉ lệ giao tử mang alen a, thành phần kiểu gen của quần thể đó là: 
A. 0,25 AA : 0,5 Aa ; 0,25 aa. 	B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa. 
C. 0,4 AA ; 0,51 Aa : 0,09 aa.	D. 0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa.
348. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec có tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm 64%, tần số tương đối của A/a trong quần thể là:
A. 0,64/ 0,36. 	B. 0,4/ 0,6.	C. 0,6/ 0,4.	D. 0,36/ 0,64.
349. Giả sử tần số tương đối của A/a trong một quần thể ruồi giấm là 0,7/0,3, thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:
A. 0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa.	B. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa.
C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.	D. 0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa.
350. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối A/a là 0,8/0,2, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối có thể là: 
A. 3 : 1.	B. 4 : 1.	C. 24 : 1.	D. 1 : 2 : 1.
351. Ở 1 loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối A/a là 0,6/ 0,4, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là: 
A. 3 : 1.	B. 3 : 2.	C. 1 : 2 : 1.	D. 9 : 12 : 4.
352. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét 1 quần thể ruồi giấm có tần số tương đối A/a bằng 0,7/0,3 và có kiểu hình thân đen chiếm 16%, thành phần kiểu gen của quần thể đó là:
A. 0,56 AA : 0,28 Aa : 0,16 aa. 	B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. 	D. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 a a.
353. Xét 1 quần thể côn trùng có thành phần kiểu gen là 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ là: 
A. 0,45 AA : 0,3 Aa ; 0,25 aa.	B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0, 25 aa.	D. 0,525 AA : 0,15 Aa : 0,325 aa.
354. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền có tổng số 20.000 cá thể trong đó có 1.800 cá thể có kiểu hình thân đen. Tần số tương đối của alen A/a trong quần thể là: 
A. 0,9 : 0,1. 	B. 0,8 : 0,2	C. 0,7 : 0,3.	D. 0,6 : 0,4.
355. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,2 AA : 0,3 Aa : 0,5 aa. Nếu loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì quần thể còn lại có tần số tương đối của alen A/a là:
A. 0,3/ 0,7.	B. 0,4/ 0,6	C. 0,7/ 0,3.	D. 0,85/ 0,15.
356. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là: 
A. 0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa. 	B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa.	D. 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
357. Điều nào sau đây là đúng đối với cấu trúc của quần thể tự phối? 
	A. Tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng. 	
	B. Bao gồm các dòng thuần. 
C. Tần số tương đối của các alen ở các lôcút thay đổi. 	
D. Tất cả giải đáp đều đúng.
358. Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là: 	
	A. 25% 	B. 50% 	C. 75% 	D. 87,5%
359. Đặc điểm nào là của quần thể giao phối? 
	A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái. 	
	B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn. 
	C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.	
	D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi. 
360. Trong một quần thể cây hoa mõm chó có 80 cây hoa trắng, 100 cây hoa hồng và 20 cây hoa đỏ biết rằng hoa đỏ có kiểu gen CrCr, hoa hồng có kiểu gen CrCw, hoa trắng có kiểu gen CwCw. Tần số alen Cr trong quần thể là: 	
	A. 0,25 	B. 0,35 	C. 0,45 	D. 0,65
PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
361. Người nam có cặp NST giới tính ký hiệu là XXY mắc hội chứng nào sau đây? 
	A. Siêu nữ. 	B. Claiphentơ (Klinefelter). 	
	C. Tớcnơ (Turner). 	D. Đao (Down).
362. Tại sao không thể sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật cho người? 
	A. Vì ở người sinh sản ít và chậm (đời sống một thế hệ kéo dài). 
	B. Vì lý do xã hội (phong tục, tôn giáo). 
	C. Không thể gây đột biến bằng các tác nhân lý hóa. 	
	D. Tất cả các nguyên nhân trên.
363. Phương pháp dùng để xác định một tính trạng ở người phụ thuộc vào kiểu gen hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện của môi trường là phương pháp nào? 
	A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. 	B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. 
	C. Phương pháp nghiên cứu tế bào. 	D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.
364. Hội chứng Đao ở người là hậu quả của hiện tượng nào? 
	A. Tiếp hợp lệch của NST khi giảm phân. 	
	B. Phân ly không đồng đều của các NST. 
	C. Một cặp NST sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau nguyên phân. 
	D. Không phân ly của một cặp NST ở kỳ sau phân bào I hay phân bào II của giảm phân.
365. Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do? 
	A. cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY. 
	B. cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX. 
	C. cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY. 
	D. cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và XY.
366. Hội chứng nào sau đây do bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của người có 45 nhiễm sắc thể? 
	A. Klinefelter. 	B. Turner. 	C. Down. 	D. Siêu nữ.
367. Một tế bào của người có (22 + XY) nhiễm sắc thể. Câu khẳng định nào dưới đây về tế bào này là đúng? 
	A. Đó là tinh trùng 2n. 	B. Đó là tinh trùng n. 	
	C. Đó là tinh trùng n 1. 	D. Đó là tinh trùng n + 1.
368. Bệnh nào sau đây do đột biến mất đoạn NST ở người? 
	A. Ung thư máu. 	B. Máu không đông. 	C. Mù màu. 	D. Hồng cầu hình liềm
369. Ở người bị bệnh ung thư mô máu là do đột biến: 
	A. thêm đoạn ở nhiễm sắc thể 21. 	B. chuyển đoạn ở nhiễm sắc thể 21. 
	C. mất đoạn ở nhiễm sắc thể 21. 	D. lặp đoạn ở nhiễm sắc thể 21.
370. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu khi nghiên cứu về di truyền học ở người: 
	A. Sinh sản chậm, ít con. 	B. Bộ nhiễm sắc thể có số lượng lớn (2n = 46) 
	C. Yếu tố xã hội. 	D. Cả 3 câu A, B và C.
371. Khi nghiên cứu phả hệ ở người có thể xác định được tính trạng đó: 
	A. trội hay lặn. 	
	B. do một gen hay nhiều gen chi phối. 
	C. gen qui định tính trạng có liên kết với giới tính hay không. 	
	D. cả 3 câu A, B và C.
372. Bệnh nào sau đây ở người có liên quan đến giới tính? 
	A. Bệnh bạch tạng. 	B. Bệnh máu khó đông, mùa màu đỏ và màu lục. 
	C. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. 	D. Bệnh Đao.
373. Phương pháp nào sau đây được dùng để nghiên cứu vai trò của kiểu gen và môi trường đối với kiểu hình trên cơ thể người: 
	A. Nghiên cứu di truyền phả hệ. 	B. Nghiên cứu đồng sinh cùng trứng. 
	C. Nghiên cứu đồng sinh khác trứng. 	D. Nghiên cứu tế bào. 
374. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường. Khả năng sinh con bị bạch tạng là: 	
	A. 25% 	B. 50% 	C. 75% 	D. 100%
375. Cơ sở di truyền học của Luật Hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời là vì: 
	A. gen trội có hại có điều kiện át chế gen lặn. 
	B. gen trội được biểu hiện gây hại. 
	C. gen lặn có hại có điều kiện biểu hiệ

File đính kèm:

  • doc648 CAU HOI TRAC NGHIEM SINH 12 CO DAP AN.doc