35 bài tập trắc nghiệm kim loại với axit

Câu 1: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 rất loãng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01mol NO. Giá trị của m là:

A. 13,5 gam B. 1,35 gam C. 8,1 gam D. 10,8 gam

Câu 2: Hoà tan hết hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, và Fe2O3 với số mol mỗi chất đều bằng 0,01mol bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được muối khan có khối lượng là:

A. 14,52 gam B. 121 gam C. 67,9 gam D. 76,9 gam

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 35 bài tập trắc nghiệm kim loại với axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 BÀI TẬP KIM LOẠI VỚI AXIT
Câu 1: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 rất loãng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01mol NO. Giá trị của m là: 
A. 13,5 gam
B. 1,35 gam
C. 8,1 gam
D. 10,8 gam
Câu 2: Hoà tan hết hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, và Fe2O3 với số mol mỗi chất đều bằng 0,01mol bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được muối khan có khối lượng là:
A. 14,52 gam
B. 121 gam
C. 67,9 gam
D. 76,9 gam 
Câu 3: Cho 13,9 gam hợp kim (Mg, Al, Cu) tác dụng với 360ml HNO3 5M tới phản ứng hoàn toàn thu được 20,16 lít khí NO2 duy nhất và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X thì thu được muối khan có khối lượng là: 
A. 69,7 gam
B. 79,6 gam
C. 67,9 gam
D. 76,9 gam 
Câu 4: Thêm từ từ m gam Cu vào bình chứa dung dịch HNO3 đặc, dư và đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, thu được 6,72 lít NO2 (đktc). Sau phản ứng cô cạn hoàn toàn dung dịch trong bình ta thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 28,2 gam
B. 25,6 gam
C. 22,8 gam
D. 24 gam 
Câu 5: Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với axit H2SO4 đậm đặc, thấy có 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. X là 
A. SO2
B. S
C. SO2, H2S
D. H2S
Câu 6: Nung hỗn hợp rắn gồm 5,4 gam Al và 4,8 gam Fe2O3 trong bình chân không để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau một thời gian, lấy chất rắn trong bình hoà tan hết bằng dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO duy nhất và dung dịch khi cô cạn được m gam muối khan. Giá trị của V và m là: 
A. 3,36 lít và 57,12 gam
B. 3,36 lít và 49,86 gam
C. 4,48 lít và 57,12 gam
D. 4,48 lít và 49,86 gam 
Câu 7: Cho hỗn hợp chất rắn gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy hoàn toàn, thu được dung dịch chứa một chất tan và chất rắn còn dư. Chất tan đó là: 
A. HNO3
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)3
D. Fe(NO3)2 
Câu 8: Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) phản ứng với dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 19 và dung dịch Y chứa 2 muối và axit dư. Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 4,48
C. 2,24
D. 5,6
Câu 9: Hoà tan m gam nhôm bằng 2 lít dung dịch HNO3 aM, thu được 5,6 lít hỗn hợp khí X (đo ở đktc) gồm N2O và khí Y. X có tỉ khối so với H2 là 22,5. Giá trị của m là:
A. 10,125
B. 8,1
C. 5,4
D. 10,8
Câu 10: Cho 68,7 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội. Sau phản ứng thấy có 26,88 lít khí NO2 (đktc) thoát ra và m gam chất rắn B không tan. Giá trị của m là:
A. 33 gam
B. 30,3 gam
C. 3,3 gam
D. 15,15 gam
Câu 11: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01mol NO và 0,04mol NO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan là:
A. 5,5 gam
B. 5,69 gam
C. 4,72 gam
D. 4,98 gam
Câu 12: Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, phản ứng giải phóng ra khí N2O duy nhất và dung dịch sau phản ứng tăng 3,9 gam. Giá trị của m là:
A. 3,6 gam
B. 4,8 gam
C. 7,2 gam
D. 2,4 gam
Câu 13: Hoà tan một lượng 8,32 gam một kim loại M bằng V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ, thu được 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H2 l à 22,225. Kim loại M và gía trị V là:
A. Zn và 0,36 lít
B. Cu và 0,24 lít
C. Al và 0,48 lít
D. Fe và 0,48 lít
Câu 14: Cho kim loại Zn vào bình đựng dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp khí E gồm N2O và N2. Khi phản ứng kết thúc, thêm dung dịch NaOH vào bình A lại thấy thoát ra hỗn hợp khí F. Khí F gồm có:
A. H2 và N2O
B. H2 và NO2
C. H2 và NH3
D. NO và NO2
Câu 15: Hoà tan hết 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch A và 1,568 lít hỗn hợp khí X không màu nhưng để lâu trong không khí chuyển sang màu nâu nhạt, có khối lượng 2,59 gam. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu là:
A. 12,8% và 87,2%
B. 20% và 80% 
C. 13% và 87%
D. 12% và 88%
Câu 16: Hoàn tan 38,7 gam hỗn hợp Cu và Zn trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít NO (đktc) và dung dịch không chứa NH4NO3. Khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là: 
A. 9,6 gam
B. 12,8 gam 
C. 22,4 gam
D. 19,2 gam
Câu 17: Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoà và môi trường (hệ số tối giản) trong phản ứng khi cho FeO vào dung dịch HNO3 giải phóng khí NO duy nhất là:
A. 1:3
B. 1:10
C. 1:9
D. 1:12
Câu 18: Lấy 28,8 gam Cu hoà tan vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO duy nhất thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào dòng nước bào hoà khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích O2 (đktc) cần dùng cho quá trình trên là:
A. 100,8 lít
B. 10,08 lít
C. 50,4 lít
D. 5,04 lít 
Câu 19: Hoà tan 16,2 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 5,6 lít hỗn hợp A (đktc) nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Kim loại M đó là:
A. Cr
B. Fe
C. Al
D. Mg
Câu 20: Cho 1,86 gam hỗn hợp Mg, Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thấy có 560ml khí N2O duy nhất thoát ra (đktc). Khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 2,4 gam
B. 0,36 gam
C. 0,24 gam
D. 3,6 gam
Câu 21: Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 tạo ra 11,2 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 2 m có giá trị là:
A. 35,1
B. 1,68
C. 16,8
D. 31,5
Câu 22: Hoà tan hoàn toàn 140,4g Al vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp 3 khí là NO, N2, N2O có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 2. Thể tích của hỗn hợp khí (đktc) là:
A. 11,2 lít
B. 22,4 lít
C. 33,6 lít
D. 44,8 lít
Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 9,41g hỗn hợp 2 kim loại Al và Zn vào 530ml dung dịch HNO3 2M được dung dịch X và 2,464 lít hỗn hợp hai khí NO và N2O (đktc) có khối lượng 4,28g. Khối lượng Al và Zn là.
A. 4,86 và 4,55
B. 4,68 và 4,73
C. 4,55 và 4,86
D. 4,73 và 4,68
Câu 24: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp 11,2 lít khí X (đktc) gồm NO và N2O có dX/H2 = 18,5. Giá trị của m là:
A. 54,0g
B. 24,75g
C. 25,74g
D. 10,8g
Câu 25: Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp đối với hyđro bằng 19,2
A. 0,87M
B. 0,78M 
C. 0,68 
D. 0,86M
Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 0,6g Mg vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,112 lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Thể tích dung dịch HNO3 1M đã tham gia phản ứng là:
A. 60ml
B. 6ml
C. 65ml
D. 39,6ml
Câu 27: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 2M dư thu được 1,12 lít hỗn hợp NO, NO2 (đktc), NO có tỉ khối hơi so với hyđro là 21,4. Tính khối lượng (gam) muối nitrat sinh ra và thể tích (lít) dung dịch HNO3 cần dùng.
A. 5,69 và 0,06 
B. 5,96 và 0,06
A. 5,69 và 0,6
D. 5,96 và 0,6
Câu 28: Để m gam phôi bào sắt A ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp B khối lượng 12g gồm sắt và các oxít FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng với dung dịch axít HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 lít khí duy nhất NO (đktc). Khối lượng của m gam của A:
A. 10,08g
B. 5,04g
C. 20,16g
D. 2,52g
Câu 29: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2g gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc).
A. 56g
B. 11,2g
C. 22,4g
D. 25,3g
Câu 30: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dích HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thi thu được N2 với thể tích (lít) (đktc) là: 
A. 0,336 lít
B. 0,224 lít 
C. 0,448 lít
D. 0,112 lít 
Câu 31: Hòa tan một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B trong dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp: 0,1 mol NO, 0,15 mol NO2 và 0,05 mol N2O. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,75 mol 
B. 0,9 mol
C. 1,2 mol
D. 1,05 mol
Câu 32: Cho 12,9 gam hỗn hợp (Al và Mg) phản ứng với dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 (đặc, nóng) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là 
A. 31,5g
B. 37,7g
C. 34,9g
D. 47,3g
Câu 33: Hòa tan hết m gam hỗn hợp 3 kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,12 mol NO; 0,08 mol N2O; 0,06 mol N2 và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí NH3 (đktc). Số mol HNO3 tác dụng là 
A. 3,0
B. 2,75
C. 3,5
D. 2,2
Câu 34: Cho tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Pb trong dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 21 và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A. thu được 30,34 gam muối khan. M có giá trị là
A. 12,66 g
B. 15,64 g
C. 14,73g
D. 21,13g
Câu 35: Cho hỗn hợp A: 015 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch B, hỗn hợp G gồm 0,05 mol N2O, 0,1 mol NO và còn 2,8 gam kim loại. Giá trị V là
A. 1,1
B. 1,15
C. 0,9
D. 1,22

File đính kèm:

  • doc35 BAI TAP KIM LOAI VOI AXIT.doc