18 bài tập về kim loại

1)Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 ở môi trường axit cho ra ion Fe3+ còn ion Fe3+ tác dụng với I– cho ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hóa Fe3+, I2, MnO4– theo thứ tự độ mạnh tăng dần :

A. Fe3+<><><><><>

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 18 bài tập về kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 BÀI TẬP VỀ KIMLOẠI
1)Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 ở môi trường axit cho ra ion Fe3+ còn ion Fe3+ tác dụng với I– cho ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hóa Fe3+, I2, MnO4– theo thứ tự độ mạnh tăng dần :
A. Fe3+<I2<MnO4–	B. I2<Fe3+<MnO4–	C. I2<MnO4–<Fe3+	D. MnO4–<Fe3+<I2
2)Cho biết các phản ứng xảy ra sau :
2FeBr2+Br22FeBr3	2NaBr+Cl22NaCl+Br2
Phát biểu đúng là :
A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br–	B. Tíng oxi hoá của Br2 mạnh hơn của Cl2
C. Tính khử của Br– mạnh hơn của Fe2+	D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+
3) Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau . Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong :
A. NaOH dư	B. HCl dư	C. AgNO3 dư	D. NH3 dư
4)Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn 1 hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu (biết rằng phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít	B. 0,6 lít	C. 0,8 lít	D. 1,2 lít
5)1,368 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa hết với dung dịch HCl các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp 2 muối trong đó khối lượng của FeCl2 là 1,143 gam. Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu?
A. 0,216 gam	B. 1,836 gam	C. 0,288 gam	D. 0,432 gam
6)Hòa tan hết 2,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong đó tỉ lệ khối lượng FeO và Fe2O3 là trong 200 ml dung dịch 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe?	A. 3,36 gam	B. 3,92 gam	C. 4,48 gam	D. 5,04 gam
7)Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch đầu là 
A. 1,04 mol	B. 0,64 mol	C. 0,94 mol	D. 0,88 mol
8)Cho 11,34 gam bột Al vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 1,2 Mvà CuCl2 x Msau khi phản ứng phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 26,4 gam hỗn hợp 2 kim loại. x có giá trị là :
A. 0,4	B. 0,5	C. 0,8	D. 1,0
9) Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y , 10m/17 gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 (đktc). Để hòa tan m gam hỗn hợp X cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HNO3 1M (biết rằng chỉ sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO).
A. 1200ml	B. 800ml	C. 720ml	D.480ml
10)Cho m gam Fe tan hết trong 400 ml dung dịch FeCl3 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 71,72 gam chất rắn khan. Để hòa tan m gam Fe cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HNO3 1M(sản phẩm khử duy nhất là NO)
A. 540 ml	B. 480 ml	C. 160ml	D. 320 ml
11)Cho 6,72 gam bột Fe tác dụng với 384 ml dung dịch AgNO3 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và m gam chất rắn. Dung dịch A tác dụng được với tối đa bao nhiêu gam bột Cu?
 A. 4,608 gam	B. 7,680 gam	C. 9,600 gam	D. 6,144 gam
12) 400 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và Fe(NO3)3 0,5M có thể hòa tan bao nhiêu gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol nFe:nCu=2:3?(sản phẩm khử của HNO3 duy nhất là NO)
A. 18,24 gam	B. 15,20 gam	C. 14,59 gam	D. 21,89 gam
13)Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. m có giá trị là :	A. 31,04 gam	B. 40,10 gam	C. 43,84 gam	D. 46,16 gam
14)Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 (số mol Fe(OH)2=số mol FeO trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch Y và lấy chất rắn thu được nung đến khối lượng không đồi thu được 30,4 gam chất rắn khan. Cho Cho 11,2 gam Fe vào dung dịch Y thu được dung dịch Z và p gam chất rắn không tan. p có giá trị là :	A. 0,28 gam	B.0,56 gam	C. 0,84 gam	D. 1,12 gam
15)Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu. :
A. Fe+Cu2+Fe2++Cu	B. Fe2++Cu	Cu2++Fe
C. 2Fe3++Cu2Fe2++Cu2+	D. Cu2++2Fe2+2Fe3++Cu
16)Khẳng định nào sau đây là đúng?
(1) Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3	
(2) Hỗn hợp gồm Cu,Fe2O3,Fe3O4 có số mol Cu bằng ½ tổng số mol Fe2O3 và Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl
(3)Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2
(4)Cặp oxi hóa khử MnO4–/Mn2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+
A. Tất cả đều đúng	B.(1),(2),(3)	C. (1),(2)	D.(1),(3)
17)Cho các kim loại : Fe,Cu,Al,Ni và các dung dịch : HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Cho từng kim loại vào từng dung dịch muối có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng?
A.16	B. 10	C. 12	D.9
18)Cho 1,152 gam hỗn hợp Fe,Mg tác dụng với dung dịch AgNO3 dư . Sau khi phản ứng xong thu được 8,208 gam kim loại. Vậy % khối lượng Mg là :
A. 63,542%	B. 41,667%	C. 72,92%	D. 62,50%

File đính kèm:

  • doc18 BAI TAP VE KIMLOAI.doc
Giáo án liên quan