10 bài toán giải theo định luật bảo toàn electon

Bài 1: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít hỗn hợp gồm NO và NO2 có = 42,89 (đvc). Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra (khí ở đktc).

Bài 2: Hòa tan hết 4,43g hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 (g) trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu trong không khí.

1. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

2. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 bài toán giải theo định luật bảo toàn electon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 bài toán giải theo định luật bảo toàn electon
Bài 1: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít hỗn hợp gồm NO và NO2 có = 42,89 (đvc). Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra (khí ở đktc).
Bài 2: Hòa tan hết 4,43g hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 (g) trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu trong không khí.
1. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
3. Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Bài 3: 1. A là oxit của kim loại M (hóa trị n) có chứa 30% oxi theo khối lượng. Xác định CTPT A.
2. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam oxit A (ở ý 1) ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí B duy nhất có tỷ khối so với H2 và 15. Tính giá trị m.
3. Cho bình kín có dung dịch không đổi là 3 lít chứa 498,92ml H2O (d = 1g/ml), phần khí (đktc) trong bình chứa 20% oxi theo thể tích, còn lại N2. Bơm hết khí B vào bình, lắc kỹ đến phản ứng hoàn toàn được dung dịch C.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch C (giả sử nước bay hơi không đáng kể).
Bài 4: Cho 5,56g hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M (có hóa trị không đổi). Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần 1 hòa tan hết dung dịch HCl được 1,568 lít hiđro. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,344 lít khí NO duy nhất và không tạo ra NH4NO3.
1. Xác định kim loại M và thành phần phần trăm mỗi kim loại trong A.
2. Cho 2,78g A tác dụng với 100ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch C và 5,84g chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,448 lít hiđro. Tính nồng độ mol các muối trong B (các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí đo ở đktc).
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại bằng ddịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO2 và NO. Tỉ khối hơi của D so với hiđro bằng 18,2.
1. Tính tổng số gam muối khan tạo thành theo m và V. Biết rằng không sinh muối NH4NO3.
2. Cho V = 1,12 lít. Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 37,8%. (d = 1,242g/ml).
Bài 6: Hòa tan 6,25g hỗn hợp Zn và Al vào 275ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516g và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và NO2. Tỷ khối của hỗn hợp D so với H2 là 16,75. Tính nồng độ mol/l của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
Bài 7: Cho m gam một phoi sắt ra ngoài không khí sau một thời gian người ta thu được 12 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hỗn hợp này bằng dung dịch HNO3 người ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí NO (đktc).
1. Viết các phương trình phản ứng.
2. Tính m.
Bài 8: Đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2. Tỷ khối của B so với H2 bằng 19.
1. Viết các phương trình phản ứng.
2. Tính thể tích V ở đktc.
3. Cho 1 bình kín dung dịch không đổi là 4 lít chứa 640ml H2O (d = 1g/ml), phần khí trong bình chứa 1/5 thể tích O2, còn lại là N2 (ở đktc). Bơm tất cả khí B vào bình lắc kỹ cho đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Bài 9: Cho a gam hỗn hợp A gồm oxit FeO, CuO, Fe2O3 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ là 250ml dung dịch HNO3 khi đun nóng nhẹ, thu được dung dịch B và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm NO2 và NO có tỷ khối so với hiđro là 20,143. Tính a và nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng.
Bài 10: Một hỗn hợp X có khối lượng 3,9 gam gồm 2 kim loại A, B có tỉ lệ khối lượng nguyên tử A : B = 8 : 9 và tỉ số mol tương ứng a : b = 1 : 2.
a) Biết rằng A và B đều có khối lượng nguyên tử nhỏ hơn 30, xác định A, B, % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b) Lấy 3,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dung dịch Y chứa HCl 3M và H2SO4 1M. Chứng tỏ rằng hỗn hợp X tan hết cho ra dung dịch Z.
c) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M phải thêm vào dung dịch Z để có kết tủa cực đại hoặc kết tủa cực tiểu. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa cực đại hoặc cực tiểu này.

File đính kèm:

  • docbtoan btoan e.doc