Ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của cách mạng tháng tám 1945

 

Trong sự phát triển của lịch sử loài người, mối quan hệ giữa các tộc người, các châu lục ngày càng xích gần nhau. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, quan hệ này càng chặt chẽ, thường xuyên hơn và ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kì toàn cầu hóa, thế giới hóa. Ảnh hưởng tác động của thế giới đến các dân tộc và ngược lại đã chi phối sự phát triển của lịch sử loài người và mỗi quốc gia.

 

Nhận thức được điều này trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới và xác định con đường cứu nước đúng cho nhân dân ta. Đây là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh, mở đầu cho nhiều công lao khác của Người với dân tộc và nhân loại.

 

Sự đóng góp của Người trong việc đưa Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi làm cho cuộc cách mạng này có ý nghĩa và tầm vóc lịch sử to lớn trong thế kỉ 20, không những trong nước mà trên bình diện quốc tế là một đóng góp như vậy.

 

Cũng như lịch sử thế giới nói chung, lịch sử của thế kỉ 20 là lịch sử của tất cả các dân tộc đã có những đóng góp vào quá trình xã hội loài người. Ý nghĩa quốc tế của một sự kiện không phải vì nó xảy ra ở một nước giàu mạnh, mà vì tác động của sự kiện ý nghĩa quyết định đối với hiện tại và cả trong tương lai không chỉ đối với dân tộc mình mà với nhiều dân tộc khác. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam có tầm vó vĩ đại, vì “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”(1).

 

Ý nghĩa trong nước và quốc tế của Cách mạng háng Tám 1945 ngày càng thể hiện rõ rệt và được xác nhận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của cách mạng tháng tám 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử của thế kỉ 20 là lịch sử của tất cả các dân tộc đã có những đóng góp vào quá trình xã hội loài người. Ý nghĩa quốc tế của một sự kiện không phải vì nó xảy ra ở một nước giàu mạnh, mà vì tác động của sự kiện ý nghĩa quyết định đối với hiện tại và cả trong tương lai không chỉ đối với dân tộc mình mà với nhiều dân tộc khác. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam có tầm vó vĩ đại, vì “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”(1).
Ý nghĩa trong nước và quốc tế của Cách mạng háng Tám 1945 ngày càng thể hiện rõ rệt và được xác nhận.
Đối với Việt Nam, đây là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đầu tiên trong lịch sử nước ta sau mấy nghìn năm dựng nước. Nó không những chứng tỏ rằng con đường cứu nước, do Hồ Chí Minh lựa chọn, Đảng xác định, nhân dân kiên trì thực hiện là đúng mà còn mở ra một thời kì mới trong lịch sử, sau một nghìn năm độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị hàng chục thế kỉ của phong kiến phương Bắc. Đó là thời kì độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, nhân dân thực sự làm chủ đất nước. Vì vậy, Cách mạng tháng Tám được xem là “khâu đột phá” cho sự phát triển của đất nước, nhân dân Việt Nam trên con đường độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ, hợp với quy luật lịch sử của xã hội loài người.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám nâng cao vai trò, vị trí của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại những thành tựu của các nền văn hóa rực rỡ thời Văn Lang - Âu Lạc, Đại Việt, Sa Huỳnh, Óc Eo những chiến công lừng lẫy trong đánh thắng kẻ thù, từng có mưu đồ làm bá chủ thế giới, như Mông - Nguyên. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Việt Nam mở đầu cho thời kì các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đi vào kỉ nguyên độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ thực sự. Con đường đi tới còn nhiều chông gai, gian khó, và phải đương đầu với các thế lực phản động trong nước và quốc tế, phải vượt qua tập tục, tàn dư tư tưởng cũ, song cuộc đấu tranh này nhất định sẽ thắng lợi.
Ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc thể hiện tập trung ở việc mở đầu có tính quyết định cho sự chấm dứt hoàn toàn mọi chế độ áp bức dân tộc, giai cấp, tạo nên sức mạnh để giành tiếp những thắng lợi to lớn trên con đường phát triển tương lai đầy chông gai, gian khổ.
Ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Cách mạng tháng tám không giới hạn trong phạm vi dân tộc, đất nước mà còn tỏa sáng trên thế giới, như một sự kiện lớn, quan trọng của thế kỉ 20.
Bước vào thế kỉ 20, do sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật, mà tình hình chính trị, xã hội của thế giới có nhiều biến đổi to lớn, sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình hoàn thành việc chuyển từ giai đoạn tự do cạnh trang sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Thời kì này diễn ra vào 30 năm cuối của thế kỉ 19, đến thời điểm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Về hình thức, đặc điểm của hai giai đoạn này có sự khác nhau, song không hề làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, các nước tư bản đế quốc, về cơ bản, đã phân chia xong thế giới, biến phần lớn các nước ở Châu Á, Châu Phi, khu vực Mĩ Latinh thành các nước thuộc địa và phụ thuộc. Nói chung, cơ cấu kinh tế - xã hội của tất cả các nước thuộc địa và phụ thuộc là chế độ bóc lột phong kiến cũ được duy trì và chồng lên nó là ách thống trị tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia - nông dân và phong kiến - đã xuất hiện các giai cấp mới của xã hội thuộc địa: công nhân, tiểu tư sản và tư sản (tư sản dân tộc và mại bản).
Bối cảnh lịch sử thế giới, cùng với những biến chuyển sâu sắc của xã hội Việt Nam, do chinh sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp gây nên, đã tác động mạnh mẽ đên phong trào giải phóng dân tộc nước ta. Phong trào Cần Vương - thực chất là phong trào đấu tranh chống Pháp cứu nước của nhân dân Việt Nam - đã thất bại, nhưng cuộc đấu tranh yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản cũng sớm bộc lộ những mặt yếu và không thể thành công.
Trong cuộc hành trình “thần kì” qua các châu lục, các nước có chế độ chính trị, xã hội khác nhau, Hồ Chí Minh đã xác định con đường cứu nước phù hợp với thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã mở ra.
Bằng “cảm tính tự nhiên” và sự nhạy cảm về chính trị, cũng như kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn, Hồ Chí Minh đã nhận thấy “ Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu như thế.
 Cách mạng tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới”(1).
Người đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười, đã dưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản - con đường duy nhất trong thời đại mới của lịch sử nhân loại có thể đưa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc đến thắng lợi hoàn toàn. Nhận thức ý nghĩa lịch sử - toàn thế giới của Cách mạng tháng Mười Nga, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xác định con đường cách mạng vô sản trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, khi mà ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc con đường cứu nước dân chủ tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo, vẫn giữ vai trò độc tôn.
Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đã thắng lợi một cách toàn diện và triệt để, trong khi cùng một bối cảnh, điều kiện lịch sử sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc mà ở nhiều nước thuộc địa cách mạng không nổ ra, hoặc không thắng lợi triệt để. Thực tế lịch sử này đã chứng minh con đường Cách mạng tháng Tám đã trải qua là đúng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là sự xác nhận bằng thực tiễn rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(2). Bởi vì, “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc: cả hai cuộc giải phóng chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”(3).
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam còn thể hiện ý nghĩa quốc tế và tầm vóc lịch sử của nó: trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thụ những bài học, kinh nghiệm quý báy của Cách mạng tháng Mười Nga, song lại phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động, vận dụng phù hợp với điều kiện lịch sử của đất nước. Như vậy, mới giành được thắng lợi; nếu rập khuôn, giáo điều sẽ thất bại.
Cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, theo con đường cách mạng vô sản, trước hết phải làm nhiệm vụ một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xét cho cùng cũng là cuộc đấu tranh giai cấp, song nó phải làm nhiệm vụ trực tiếp là chống kẻ thù xâm lược đang thống trị, áp bức các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải huy động mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân có tinh thần yêu nước đấu tranh cho mục tiêu độc lập dân tộc, tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong cuộc đấu tranh này, “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”(4). Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã xác nhận ý nghĩa quốc tế của nó đối với cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Nó khắc phục được các khuynh hướng sai lầm thường gặp trong phong trào giải phóng dân tộc lúc bấy giờ ở một số nước. Đó là các khuynh hướng “hữu khuynh”, hoặc “tả khuynh” để ngọn cờ lãnh đạo rơi vào tay độc quyền của giai cấp tư sản dân tộc, thậm chí của bọn phản động, đội lốt “yêu nước”, tiến bộ, hoặc đề cao “đấu tranh giai cấp”, không tập hợp được đông đảo các lực lượng yêu nước Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Tám 1945 ở đây thể hiện ở vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất, động viên sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân yêu nước để thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng Cộng sản, cũng là mục tiêu của toàn thể dân tộc.
Sự sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh thể hiện sự trung thành với những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định con đường mà Cách mạng tháng Mười đã trải qua để giải quyết một cách cụ thể những vấn đề được đặt ra, chưa xuất hiện ở các thời kì lịch sử trước. Tiếp thụ chủ nghĩa Mác, ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc khi khẳng định tính đúng đắn, phổ biến của học thuyết này vẫn cho rằng: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”. Do đó, cần phải “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”. Việc “xem xét” mà Nguyễn Ái Quốc nêu lên không phải việc “xét lại”, “nghi ngờ” các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, như có kẻ vu cáo, “phê phán” Người “xa rời đấu tranh giai cấp”, “đặt vấn đề dân tộc cao hơn giai cấp”
Sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và học tập kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười của Hồ Chí Minh và Đảng ta một cách sáng tạo, để đưa cách mạng thới thắng lợi.
Ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là đánh dấu một thời đại mới ra đời trong sự phát triển xã hội loài người, bắt đầu bằng thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện và bối cảnh lịch sử ấy, Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi lại đưa tới sự vùng dậy của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc để được giải phóng, xây dựng các quốc gia độc lập hùng mạnh, văn minh tiến bộ. Vì vậy, đi theo Cách mạng tháng Mười song Cách mạng tháng Tám không làm như Cách mạng tháng Mười, tức là thực hiện ngay nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, lập nền chuyên chính vô sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trước tiên phải đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập, giải quyết những nhiệm vụ 

File đính kèm:

  • docTU LIEU VE Y NGHIA CMT8.doc