Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam

79 Mùa Xuân đã đi qua, kể từ Mùa Xuân lịch sử ấy – Mùa Xuân Canh Ngọ đáng nhớ năm 1930. Sau chặng đường dãi dầu sương gió, từ Thái Lan, Hồ Chí Minh đến Hương Cảng chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam.

Sự ra đời, phát triển của ĐCS Việt Nam là một tất yếu lịch sử do yêu cầu của chính xã hội Việt Nam trong suốt thời gian từ năm 1930 trở đi. Nhưng, vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với toàn dân tộc chỉ được xác lập trên thực tế khi Đảng làm tốt nhiệm vụ của mình, như Hồ Chí Minh nói: Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Sau này, vai trò lãnh đạo ấy đã được ghi vào Điều 4 của bản Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Nếu ĐCS Việt Nam không tỏ rõ năng lực và sự hoạt động xuất sắc của mình để lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa thì cho dù có cố ghi vai trò lãnh đạo của Đảng vào trong bản Hiến pháp đi chăng nữa thì điều ấy cũng chỉ là hình thức mà thôi.

Điều được khẳng định một cách chắc chắn là: sự ghi nhận như vậy về vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam không phải là hình thức. ĐCS Việt Nam đã biến cái có thể thành hiện thực khi tỏ rõ trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của mình, nhận lĩnh trách nhiệm đưa dân tộc phát triển. Vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, do đó, không tự nhiên mà có và không phải cứ tự nhận mà được. Vai trò đó được xác lập trên cơ sở ĐCS Việt Nam đã thay mặt giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế.
Thứ ba, ĐCS Việt Nam chỉ thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc khi đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình thể hiện được phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc. Đội ngũ đảng viên trong các thời kỳ lịch sử về cơ bản đã thể hiện được tính tiên phong, gương mẫu trước toàn dân. Đội ngũ đó đã góp phần làm rạng danh dân tộc. Nhưng, thật đáng tiếc là cho đến nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái một cách nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Những căn bệnh xa dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự đáng lo ngại trong thời kỳ hiện nay.
Hơn lúc nào hết, cán bộ, đảng viên hiện nay càng phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớ thật trung thành của nhân dân, phải “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, phải là những người “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc như lạc” (khổ trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ), phải là những người “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” như Hồ Chí Minh đã mong muốn. Phải cảnh giác trước những cám dỗ trong thời bình. Trong chiến tranh gian khổ, cán bộ, đảng viên đã chịu bao hy sinh, gian khổ, không tiếc máu xương cho nền độc lập, tự do của đất nước. Trong thời bình, một số cán bộ, đảng viên trước đây có khi không gục ngã trước mũi tên hòn đạn của kẻ địch, nhưng có thể dễ dàng gục ngã trước những viên đạn bọc đường.
Nếu đội ngũ cán bộ, đảng viên bị biến chất, bị suy thoái thì điều gì sẽ xẩy ra? Chắc chắn là Đảng sẽ bị suy yếu theo, và đó thực sự là nguy cơ của việc vai trò cầm quyền của Đảng sẽ không còn. Đến lúc đó, mọi thành quả của cách mạng do nhân dân ta đã giành được sẽ bị đổ xuống sông xuống biển.
ĐCS Việt Nam có quyền tự hào là một tổ chức không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà đồng thời là đội tiên phong của dân tộc. Quả đúng như vậy. Không có gì quang vinh hơn khi Đảng được các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội Việt Nam gọi bằng cái tên “Đảng ta”, “Đảng của chúng ta”. Chừng nào vẫn được gọi như thế, và Đảng phải luôn luôn phấn đấu để xứng đáng được nhân dân Việt Nam gọi như thế thì đúng là Đảng vẫn là lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc./. 
Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
GS.TS MẠCH QUANG THẮNG
1. Quan điểm về Đảng Cộng sản Việt Nam – sự đúc kết của một nhà tư tưởng lớn
“Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đó chính là Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Xét ở khía cạnh vị thế của Hồ Chí Minh trong việc nêu lên những quan điểm về ĐCS, chúng ta thấy nổi lên mấy điểm đáng chú ý sau đây:
Một là, Hồ Chí Minh là một người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Bởi vì, Hồ Chí Minh là người cùng với các đồng chí phái tả của mình trong Đảng Xã hội Pháp đứng ra thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản năm 1920 (Section Francise de L’ Internationale Communiste, viết tắt là S.F.I.C.) – tức là ĐCS Pháp. Như vậy, Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản trước khi có ĐCS ở đất nước mình 10 năm.
Hai là, Hồ Chí Minh là một cán bộ của Quốc tế Cộng sản từ năm 1924 đến năm 1943, khi Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán.
Ba là, Hồ Chí Minh là người sáng lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930.
Bốn là, vì tất cả những chức trách và vai trò như trên, Hồ Chí Minh trở thành lãnh tụ của ĐCS  Việt Nam, ngay cả trước khi Người được bầu làm Chủ tịch Đảng ở Đại hội II (2-1951). Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo rèn luyện, lãnh đạo Đảng, chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng để Đảng làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo toàn dân giành độc lập dân tộc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng xã hội mới, từng bước đưa nước nhà đi lên CNXH.
Năm là, bản thân Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn. Hồ Chí Minh là nhà lý luận trong hành động và nhà hoạt động thực tiễn trên cơ sở chỉ dẫn của một lý luận tiên phong đã được kiểm nghiệm trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Năm điểm trên đây làm thành một thể thống nhất để nói lên rằng, những quan điểm của Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam là: a) Sự đúc kết từ một nhà tư tưởng lớn; b) Có vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hệ thống các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong quan điểm về Đảng
Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam có nhiều, nhưng nổi bật nhất là trên một số quan điểm sau đây:
2.1. Quy luật ra đời và phát triển của ĐCS Việt Nam 
V.I.Lênin cho rằng, sự ra đời của một ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa cộng sản khoa học với phong trào công nhân. Còn đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: sự ra đời của ĐCS là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cho rằng, ĐCS ra đời ở những nơi phong trào công nhân phát triển, nhất là nơi mà công nhân đại công nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong xã hội. Ở Việt Nam, liệu có số lượng công nhân đông đảo không? Trên cái nền của một nước nông nghiệp lạc hậu, hoàn cảnh của một nước ở vào giai đoạn tiền tư bản, một xã hội thuộc địa-phong kiến, liệu có thành lập và xây dựng được một ĐCS theo chủ nghĩa Mác – Lênin không? Hồ Chí Minh cho rằng: được, và bằng hành động thực tế, Người đã làm được như thế bởi vì đã nắm chắc được quy luật vận động của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể  của Việt Nam, nơi có số lượng công nhân rất ít, nơi có phong trào yêu nước phát triển mạnh.
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam nói chung và đối với quá trình hình thành ĐCS Việt Nam nói riêng. Hồ Chí Minh cũng đánh giá rất cao vai trò của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam, xếp giai cấp công nhân Việt Nam vào vị trí lãnh đạo và là một đội quân chủ lực, là “gốc” cách mạng, mặc dù trong những năm 30 thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam còn non trẻ, nhỏ bé, công nhân đại công nghiệp hầu như không có. Không dừng lại ở đó vì thấy chưa đủ, Hồ Chí Minh nêu thêm yếu tố thứ ba: Phong trào yêu nước. Bởi vì:
a) Chủ nghĩa yêu nước vốn là giá trị văn hoá truyền thống trường tồn của dân tộc Việt Nam. Phong trào yêu nước đã trở thành giòng văn hoá chủ lưu của cộng đồng người Việt Nam. Không chỉ là tinh thần yêu nước, lòng yêu nước, tư tưởng yêu nước mà là cái có giá trị văn hoá bền vững hơn, đó là chủ nghĩa yêu nước (Patriotisme). Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa yêu nước từ truyền thống nhập vào chủ nghĩa cộng sản trở thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại rồi tác động vào tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam: yêu nước gắn liền với con đường phát triển XHCN.
b) Phong trào yêu nước và phong trào công nhân kết hợp được ngay từ đầu, tuyệt nhiên không có sự bài xích nhau, như một số phong trào yêu nước, phong trào công nhân ở châu Âu. Lý giải một cách hợp lý nhất cho điều này là giữa hai phong trào này có điểm chung: độc lập, tự do cho dân tộc. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, chỉ có giải phóng được giai cấp thì mới giải phóng được dân tộc. Điều đó đúng. Nhưng, ở Việt Nam, với một nước thuộc địa, khi vấn đề dân tộc nổi lên trên hết và trước hết thì cái vế đó của chủ nghĩa Mác – Lênin được Hồ Chí Minh đổi lại cho phù hợp hơn. Bàn đến đấu tranh giai cấp, Hồ Chí Minh cho rằng: “cuộc đấu tranh giai cấp (ở Việt Nam – TG chú giải) không diễn ra giống như ở phương Tây”[1]. Ngay từ năm 1924, trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ viết tại Mátxcơva bằng tiếng Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”[2]. Rồi Hồ Chí Minh lại cho rằng, phương hướng chung là “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sảnMột chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”[3]. Hiện nay, có một số người băn khoăn việc đề cao tính dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Không. Những đoạn trích dẫn trên đây không nên hiểu là dân tộc cực đoan, mà là dân tộc chân chính, như Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”, và Người dự đoán rằng, “bằng việc làm này (tức là bằng việc “quấy rối chủ nghĩa đế quốc Pháp”[4] – TG chú dẫn), Quốc tế Cộng sản sẽ được lợi trực tiếp”[5].
Trong một xã hội thuộc địa như Việt Nam, tất cả mọi giai cấp, tầng lớp, trừ tư sản mại bản và đại địa chủ, còn tất thảy đều có mâu thuẫn với ách áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc. Nhiều người gọi đó là mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn đế quốc, tay sai. Trong thực tế, những phong trào đấu tranh của công nhân đã kết hợp được rất nhuần nhuyễn với phong trào yêu nước, và có lúc không phân biệt được thật rạch ròi đấu tranh dân tộc với đấu tranh giai cấp. Nhiều phong trào yêu nước lúc đầu diễn ra theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng qua thực tế được sự tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã dần dần ngả theo xu hướng cộng sản, rõ nhất là từ năm 1925 trở đi với sự ra đời của hàng loạt tổ chức yêu nước, trong đó nổi rõ nhất là tổ chức Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên do Hồ Chí Minh lập ra. Đấu tranh giai cấp quyện chặt với đấu tranh dân tộc. Tất cả các dòng sông đều đổ về biển. Thật khó mà tách bạch mục tiêu cơ bản giữa các phong trào đó, tuy lực lượng, phương thức, khẩu hiệu đấu tranh có khác nhau, nhưng mục tiêu quyết không có gì khác: giành độc lập, tự do cho dân tộc.
c) Ở Việt Nam, đề cập phong trào yêu nước, phải kể đến phong trào của nông dân. Nhiều người đánh giá nông dân có hai mặt: mặt cách mạng (tích cực) và mặt tư hữu (không tích cực). Còn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh xếp nông dân cùng với công nhân làm thành đội quân chủ lực của cách mạng. Trong một nước nông nghiệp, con đường hình thành người công nhân Việt Nam, gốc gác của người công nhân Việt Nam lại là trực tiếp từ người nông dân mà ra. Vì thế, việc hình thành khối liên minh công-nông trong cách mạng Việt Nam không khó như ở phương Tây. Bằng chứng là các cao t

File đính kèm:

  • docTư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng CSVN.doc