Tổng hợp hoá vô cơ 1

Câu 1: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và A. không mang điện. B. mang điện tích âm.

 C. mang điện tích dương. D. có thể mang điện hoặc không mang điện.

Câu 2: Nguyên tố hoá học là A. những nguyên tử có cùng số khối. B. những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

 C. những nguyên tử có cùng số nơtron. D. những phân tử có cùng số proton.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp hoá vô cơ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗn hợp A gồm MgCO3 và RCO3 (với tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HCl dư. Lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M thu được 39,4 gam kết tủa. 
Câu 10: Kim loại R là 	A. Ba.	B. Ca.	C. Fe.	D. Cu.
Câu 11: Phần trăm khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp A là	A. 42%.	B. 58%.	C. 30%.	D. 70%.
Câu 12: Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng rồi cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp là	A. 41,67%.	B. 58,33%.	C. 35,00%.	D. 65,00%.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon A, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 2,75 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 25 gam kết tủa. A có thể là A. CH4 hoặc C2H4. B. C2H6 hoặc C3H4. C. C2H4 hoặc C2H6.	D.CH4hoặc C3H4.
Dùng cho câu 14, 15: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,05 mol C2H2; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng một thời gian, thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 700 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. 
Câu 14: Chất tan trong dung dịch Z là	A. NaHCO3.	B. Na2CO3.	C. NaHCO3 và Na2CO3.	D. Na2CO3 và NaOH.
Câu 15: Tổng khối lượng chất tan trong Z là	A. 35,8.	B. 45,6.	C. 40,2.	D. 38,2.
Câu 16: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là	A. 0,336.	B. 0,112.	C. 0,224.	D. 0,448.
Câu 17: Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) là
	A. 400ml.	B. 300ml.	C. 200ml.	D. 100ml.
Câu 18: Thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,01M tối thiểu để hấp thụ hết 0,02mol khí CO2 là
	A. 1,0 lít.	B. 1,5 lít.	C. 2,0 lít.	D. 2,5 lít.
Câu 19: Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,02M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là	A. 2,00.	B. 4,00.	C. 6,00.	D. 8,00.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,01 mol C2H6 và 0,005 mol C3H8 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa KOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 6,895.	B. 0,985.	C. 2,955.	D. 3,940.
Câu 21: Khí CO2 có lẫn khí SO2. Có thể thu được CO2 tinh khiết khi dẫn hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng các dung dịch
	A. Br2 và H2SO4 đặc.	B. Na2CO3 và H2SO4 đặc. C. NaOH và H2SO4 đặc.	D. KMnO4 và H2SO4 đặc.
Câu 22: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tếlà do nó có khả năng
	A. hấp thụ các khí độc.	 B. hấp phụ các khí độc.	 C. phản ứng với khí độc.	D. khử các khí độc.
Câu 23: Silic tinh thể có tính chất bán dẫn. Nó thể hiện như sau:
	A. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng lên.
	B. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm xuống.
	C. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì nó trở nên siêu dẫn.
	D. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì nó không dẫn điện.
Câu 24: Để khắc chữ trên thuỷ tinh, người ta thường sử dụng	A. NaOH.	B. Na2CO3.	C. HF.	D. HCl.
Câu 25: Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách nung SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao với
	A. magiê.	B. than cốc.	C. nhôm.	D. cacbon oxit.
Câu 26: Thuỷ tinh lỏng là dung dịch đặc của
	A. Na2CO3 và K2CO3.	B. Na2SiO3 và K2SiO3.	C. Na2SO3 và K2SO3.	D. Na2CO3 và K2SO3.
Câu 27: Thành phần chính của đất sét trắng (cao lanh) là
	A. Na2O.Al2O3.6SiO2.	B. SiO2.	C. Al2O3.2SiO2.2H2O.	D. 3MgO.2SiO2.2H2O.
Câu 28: Thành phần chính của cát là	A. GeO2.	B. PbO2.	C. SnO2.	D. SiO2.
Câu 29 (B-07): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ hết vào 75ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
	A. 6,3 gam.	B. 5,8 gam.	C. 6,5 gam.	D. 4,2 gam.
Câu 30 (A-07): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nòng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là	A. 0,04.	B. 0,048.	C. 0,06.	D. 0,032.
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 22,45 gam hỗn hợp MgCO3, BaCO3 (trong đó chứa a % khối lượng MgCO3) bằng dung dịch HCl rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa D. Để lượng D là lớn nhất thì giá trị của a là	A. 18,7.	B. 43,9.	C. 56,1.	D. 81,3.
Câu 1: Có 3 dung dịch hỗn hợp X (NaHCO3 và Na2CO3); Y (NaHCO3 và Na2SO4); Z (Na2CO3 và Na2SO4). Chỉ dùng thêm 2 dung dịch nào dưới đây để nhận biết được 3 dung dịch trên?
	A. NaOH và NaCl.	B. NH3 và NH4Cl.	C. HCl và NaCl.	D. HNO3 và Ba(NO3)2.
Câu 2: Có thể phân biệt amin bậc 1 với amin bậc 2 và 3 bằng 
	A. CuO, tO.	B. dd Br2.	C. dd KMnO4.	 D. NaNO2, HCl, tO.
Câu 3: Để phân biệt O2 và O3 có thể dùng
A. Que đóm đang cháy.	 B. Hồ tinh bột.	C. Dung dịch KI có hồ tinh bột.	 D. Dung dịch KBr có hồ tinh bột.
Câu 4: Chỉ dùng phenolphtalein có thể phân biệt được 3 dung dịch trong dãy nào sau đây?
A. KOH, NaCl, H2SO4.	B. KOH, NaCl, K2SO4.	 C. KOH, NaOH, H2SO4.	D. KOH, HCl, H2SO4.
Câu 5: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận được 4 dung dịch trên? 	A. quỳ tím.	B.dd NaOH.	C. dd NaCl.	D. dd KNO3.
Câu 6: Có 6 dung dịch riêng rẽ sau: BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Có thể dùng kim loại nào sau đây để nhận biết 6 dung dịch trên	A. Na.	B. Mg.	C. Al.	D. Cu.
Câu 10: Có 5 dung dịch riêng rẽ sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, Na2SO3. Chỉ bằng cách đun nóng có thể nhận được	A. 5 dung dịch.	 B. 3 dung dịch.	 C. 2 dung dịch.	 D. 1 dung dịch.
Câu 11: Có 4 chất bột màu trắng là NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (như lò nung, bình điện phân v.v...) có thể 	A. không nhận được chất nào.	B. nhận được cả 4 chất
C. nhận được NaCl và AlCl3.	D. nhận được MgCO3, BaCO3.
Câu 12: Có 3 dung dịch với nồng độ biết trước là Al(NO3)3 0,1M (X); Al2(SO4)3 0,1M (Y) và NaOH 0,5M (Z). Chỉ dùng phenolphtalein cùng các dụng cụ cần thiết có thể A. chỉ nhận được dung dịch X.	 B. chỉ nhận được dung dịch Y.
C. chỉ nhận được dung dịch Z.	D. nhận được cả 3 dung dịch.
Câu 13: Có 3 dung dịch đựng trong 3 lọ bị mất nhãn là MgCl2, NH4Cl, NaCl. Có thể dùng dung dịch nào cho dưới đây để nhận được cả 3 dung dịch 	A. Na2CO3.	B. NaOH.	C. quỳ tím.	D. dung dịch NH3.
Câu 14: Có 3 dung dịch axit đậm đặc là HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn. Nếu chỉ chọn một chất là thuốc thử để nhận biết 3 dung dịch axit trên thì có thể dùng chất nào dưới đây?
	A. CuO.	B. dd BaCl2.	C. Cu.	D. dd AgNO3.
Câu 15: Cho 4 chất rắn riêng rẽ: Na2O; Al2O3; Fe2O3; Al. Chỉ dùng nước có thể nhận được
	A. 0 chất.	B. 1 chất. 	C. 2 chất.	D. 4 chất. 
Câu 16: Có 5 lọ bị mất nhãn đựng 5 dung dịch sau: NaOH; MgCl2; CuCl2; AlCl3; FeCl3. Số lượng thuốc thử tối đa cần dùng để có thể nhận được 5 dung dịch trên là	A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 0.
Câu 17: Có 5 kim loại riêng rẽ sau: Ba , Mg , Fe , Ag, Al. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận được 
	A. 1 kim loại.	B. 2 kim loại.	C. 3 kim loại.	D. 5 kim loại.
Câu 18: Có 6 mẫu chất rắn riêng rẽ sau: CuO; FeO; Fe3O4; MnO2; Ag2O và hỗn hợp Fe +FeO. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận được	A. 2 mẫu.	B. 3 mẫu.	C. 4 mẫu. 	D. 6 mẫu.
Câu 19: Cho các chất rắn riêng rẽ sau: BaSO4; BaCO3; KCl; Na2CO3; MgCO3. Chỉ dùng nước và dung dịch nào dưới đây có thể nhận được 5 chất rắn này	A. H2SO4.	B. HCl.	C. CaCl2.	D. AgNO3.
Câu 20: Có các dung dịch riêng rẽ sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm một dung dịch nào sau đây để nhận biết được 4 dung dịch trên?	A. NaOH.	B. BaCl2.	C. AgNO3.	D. quỳ tím.
Câu 21: Các dung dịch loãng sau: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH. Chỉ dung quỳ tím có thể nhận được
	A. 2 dung dịch.	B. 3 dung dịch.	C. 4 dung dịch.	D. 6 dung dịch.
Câu 22: Cho các dung dịch: NaCl; AlCl3; Al2(SO4)3; FeCl2; MgCl2; NH4Cl; (NH4)2CO3. Chỉ dùng một dung dịch nào cho dưới đây có thể nhận được các dung dịch trên?	A. NaOH.	B. CaCl2.	C. Ba(OH)2.	D. H2SO4.
Câu 23: Cho 3 bình đựng các dung dịch mất nhãn là X gồm (KHCO3 và K2CO3); Y gồm (KHCO3 và K2SO4); Z gồm (K2CO3 và K2SO4). Có thể dùng 2 dung dịch thuộc dãy nào dưới đây để nhận biết được X, Y, Z? 
	A. Ba(OH)2 và HCl.	B. HCl và BaCl2.	C. BaCl2 và H2SO4.	D. H2SO4 và Ba(OH)2.
Câu 25: Cho các chất lỏng benzen; toluen; stiren. Chỉ dùng 1 dung dịch nào dưới đây có thể nhận được các chất lỏng trên?
	A. Br2.	B. KMnO4.	C. HBr.	D. HNO3 đặc.
Câu 27: Cho các oxit: K2O; Al2O3; CaO; MgO. Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể nhận được các oxit trên?
	A. H2O.	B. dd Na2CO3.	C. dd NaOH.	D. dd HCl.
Câu 28: Cho các kim loại: Mg; Al; Fe; Cu. Chỉ dùng 2 dung dịch thuộc dãy nào dưới đây có thể nhận được cáckim loại trên?	A. HCl, NaOH.	B. NaOH và AgNO3.	C. AgNO3 và H2SO4 đặc nguội.	D. H2SO4 đặc nguội và HCl.
Câu 29: 3 dung dịch: NH4HCO3; NaAlO2; C6H5ONa và 3 chất lỏng C2H5OH; C6H6; C6H5NH2. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận được	A. 2 mẫu.	B. 3 mẫu.	C. 4 mẫu.	D. 6 mẫu.
Câu 30: Có 6 dung dịch sau: NH4NO3; Al(NO3)3; Pb(NO3)2; FeCl2; HCl; KOH. Số lượng thuốc thử tối đa cần dùng để có thể nhận được 6 dung dịch trên là	A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 0.
Câu 1: Một dung dịch có chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch thì có thể cho tác dụng với dung dịch	A. K2CO3.	B. Na2SO4.	C. NaOH.	D. Na2CO3.
Câu 2: Có hỗn hợp 3 kim loại Ag, Fe, Cu. Chỉ dùng một dung dịch có thể thu được Ag riêng rẽ mà không làm khối lượng thay đổi. Dung dịch đó là	A. AgNO3.	B. Cu(NO3)2.	C. Fe(NO3)3.	D. Hg(NO3)2.
	A. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó chiết lấy phần tan rồi cho phản ứng với dung dịch NaOH dư, sau đó lại chiết để tách lấy phần phenol không tan.
	B. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó chiết lấy phần tan rồi cho phản ứng với dung dịch CO2 dư, sau đó lại chiết để tách lấy phần phenol không tan.
	C. Hoà hỗn hợp vào nước dư, sau đó chiết lấy phần phenol không tan.
	D. Hoà hỗn hợp vào xăng, sau đó chiết lấy phần phenol không tan.
Câu 5: Etilen có lẫn tạp chất là CO2, SO2, H2O. Để thu được etilen tinh khiế

File đính kèm:

  • docLuyen thi dai hoc dam bao.doc
Giáo án liên quan