Tóm lược nội dung của chương I vật lí lớp 8

1. Nội dung chính bài học.

- Trong vật lí học, để nhận biết mọt vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).

- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đối theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

- Một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. hông thường người ta hay chọn những vật gắn với Trái Đất làm mốc.

- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng (máy bay ); chuyển động cong (chuyển động của quả bóng bàn ); chuyển đồng tròn (đầu kim đồng hồ ).

2. Giải các bài tập trong sách giáo khoa.

C1 SGK/4: Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mấy trên trời đang chuyển động hay đang đứng yên.

Trả lời: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên trên đường, bên bờ sông.

C2 SGK/5: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Trả lời:

Người lái xe chuyển động so với cột điện (Tức là cột điện được chọn làm mốc)

Người lái xe đứng yên so với cái xe mà người đấy lái.

Mặt trời chuyển động so với Trái Đất.

Dòng nước chảy chuyển động so với cái cây.

C3 SGK/5: Khi nào một vật được coi là đứng yên? Hãy tìm một ví dụ về vật đứng yên trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

 

docx82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4501 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tóm lược nội dung của chương I vật lí lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vòi ấm là bình thông nhau nên mực nước ở ấm và vòi ấm luôn luôn ở cùng một độ cao.
C9 SGK/31: Hình 8.9 SGK vẽ một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này?
⟹ Trả lời: Để biết mực chất lỏng trong bình kín không trong suốt, người ta dựa vào nguyên tắc bình thông nhay: một nhánh làm bằng chất liệu trong suốt, mực chất lỏng trong bình kín luôn luôn bằng mực chất lỏng mà ta nhìn thấy trong bình trong suốt. Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng.
C10 SGK/31: Người ta dùng một lực 1000N để nâng một vật nặng 50000N bằng một máy thủy lực. Hỏi diện tích của pit tong lớn và nhỏ của máy thủy lực này có đặc điểm gì?
Giải các bài tập trong sách bài tập.
8.1 SBT/26: 4 bình A, B, C, D cùng đựng nước:
Áp suất của nước lên đáy bình nào là lớn nhất?
Bình A
Bình B
Bình C
Bình D
⟹ Trả lời: đáp án A
Áp suất của nước lên đáy bình nào là nhỏ nhất?
Bình A
Bình B
Bình C
Bình D
⟹ Trả lời: đáp án D
8.2 SBT/26: Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi bình mởi khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau
Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn
Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn
Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu.
⟹ Trả lời: đáp án D
8.3 SBT/26: Hãy so sánh áp suất tại 5 điểm A, B, C, D, E trong một bình đựng chất lỏng trong hình 8.3
⟹ Trả lời: PE < PC = PB < PD < PA
8.4 SBT/26: Một tàu ngầm di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106N/m2
Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
⟹ Trả lời: Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm, tức là cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Vậy tàu ngầm đã nổi lên
Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m2.
⟹ Trả lời: 
Áp dụng công thức p = dh, rút ra h1 = pd
- Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước: h1 = 196m
- Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước: h2= 83,5m
8.5 SBT/27: Một cái bình có lỗ nhỏ ở thành bên và đáy là một pit tong A. Người ta đổ nước đến miệng bình. Có một tia nước phun ra từ O.
Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm O thì hình dạng của tia nước thay đổi như thế nào?
⟹ Trả lời: Hình dạng của tia nước phụ thuộc vào áp suất mà nước tác dụng vào thành bình tại điểm O. Áp suất đó càng lớn thì tia nước càng vọt ra xa bình.Mực nước hạ dần từ miệng bình tới điểm O thì áp suất áp dụng lên điểm O giảm dần. Vì vậy tia nước dịch dần về phía bình nước (H.8.4 SBT) khi mực nước gần sát điểm O, áp suất rất nhỏ, không tạo được tia nước, và nước sẽ chạy dọc theo thành bình xuống đáy bình.
Người ta kéo pit tong tới vị trí A’ rồi lại đổ nước cho tới miệng bình. Tia nước phun từ O có gì thay đổi không? Vì sao?
⟹ Trả lời: Khi đẩy pittông từ vị trí A đến vị trí A’, đáy bình được nâng cao đến gần điểm O, nhưng khoảng cách từ O đến miệng bình không thay đổi, vì áp suất mà nước tác dụng vào O không thay đổi.
8.6 SBT/27: Một bình thông nhau chứa nước biển. người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3 và của xăng là 7000N/m3.
⟹ Trả lời:
Xét hai điểm A và trong hai nhánh nằm trong cùng một mặt phẳng ngang trùng với mặt phân cách giữa xăng và nước biển.
Ta có: pA = pB. Mặt khác pA = d1h1; pB = d2h2
Nên d1h1 = d2h2
Theo hình vẽ thì h2 = h1 – h. Do đó:
d1h1 = d2 (h1 – h) = d2h2 – d2h
(d2 – d1) h1 = d2h
h1 = d2hd2-d1 = 10 300 . 1810 300-7 000 = 56mm
8.7 SBT/27: Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q trong bình chứa chất lỏng trong hình:
pM < pN < pQ
pM = pN = pQ
pM >pN > pQ
pM < pQ < pN
⟹ Trả lời: đáp án C
8.8 SBT/27: Câu nào sau đây chỉ nói về chất lỏng là đúng
Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng
⟹ Trả lời: đáp án C
8.9 SBT/27: Hình 8.6 vẽ mặt cắt của 1 con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tại như thế nhằm để:
Tiết kiệm đất đắp đê
Làm thành mặt phẳng nghiêng, tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn đi lên mặt đê.
Có thể trồng cỏ trên đê, giữ cho đê khỏi bị lở
Chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với chân đê.
⟹ Trả lời: đáp án D
8.10 SBT/28: Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đựng thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình:
Tăng
Giảm
Không đổi
Bằng 0
⟹ Trả lời: đáp án B
8.11 SBT/28: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình là p1, lên đáy bình 2 là p2 là:
P2 = 3p1
P2 = 0,9p1
P2 = 9p1
P2 = 0,4p1
⟹ Trả lời: đáp án B
8.12 SBT/28: Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác ?
⟹ Trả lời: Khi càng lặn sâu thì áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.
8.13 SBT/28: Trong bình thông nhay vẽ ở hình 8.7, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
⟹ Trả lời: Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là S, thì diện tích tiết diện ống lớn là 2S. Sau khi mở khóa T, cột nước ở hai nhánh có cùng chiểu cao h.
Đo thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên ta có:
2s.30 = s.h + 2s.h
h = 20cm
8.14 SBT/28: hình 8.7 mô tả nguyên tắc hoạt động của 1 máy nâng dùng chất lỏng. Muốn có một lực nâng là 20 000N tác dụng lên pit tong lớn, thì phải tác dụng lên pit tong nhỏ một lực bằng bao nhiêu? Biết pit tong lớn có diện tích lớn gấp 100 lần pit tong nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit tong nhỏ sang pit tong lớn.
⟹ Trả lời: Áp dụng: 
Ff = Ss ⟹ f = F.sS = 20000.s100.s = 200N
8.15 SBT/28: Một ống thủy tinh được bịt kín một đầu bằng một màng cao su mỏng. Nhúng ống thủy tinh vào một chậu nước. màng cao su có hình dạng như thế nào và tại sao có hình dạng như thế trong các trường hợp sau:
Khi chưa đổ nước vào ống thủy tinh màng cao su bị cong lên phía trên  do áp suất của nước trong chậu gây ra.
Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống bằng mực nước ngoài ống áp suất của nước trong ống và ngoài ống cân bằng nhau nên màng cao su có dạng phẳng.
Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống áp suất của nước ngoài chậu lớn hơn nện màng cao su bị lõm vào trong ống.
Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống cao hơn mực nước ngoài ống, áp suất do cột nước trong ống gây ra lớn hơn áp suất của nước ngoài chậu nên màng cao su bị cong cuống phía dưới
8.16 SBT/28: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m2.
⟹ Trả lời: Áp suất do nước gây ra tạo chỗ thủng là:
P = d.h = 10 000 . 2,8 = 28 000N/m2
Lực tối thiểu để giữ miếng ván là
F = p.s = 28 000 . 0,015 = 420N
8.17 SBT/28: Chuyện vui về thùng tô nô của Pax-can: Vào thế kỉ XVIII, nhà bác học người Pháp Pax-can đã thực hiện một thí nghiệm rất lí thú gọi là thí nghiệm tô-nô của Pax-can. Ở mặt trên của một thùng tô-nô bằng gỗ đựng đầy nước, ông gắn một ống nhỏ, cao nhiêu mét. Sau đó ông trèo lên ban công tầng trên và đổ vào ống nhỏ một chai nước đầy. Hiện tượng kì là xảy ra: chiếc thùng tô-nô bằng gỗ vỡ tung và nước bắn ra tứ phía. Các em hãy dựa vào hình bên để tính toán và giải thích thì nghiệm của Pax-can.
⟹ Trả lời: 
Khi chỉ có thùng chứa nước thì áp suất tại điểm O: p1 = d.h
Nhận xét: h’ = 10h, do đó p2 = 10.p1 . Như vậy khi đổ đầy nước vào ống thì áp suất tại điểm O tăng lên gấp 10 lần nên thùng tô-nô bị vỡ.
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.
Nội dung chính của bài học.
Vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
Thí nghiệm Tô-ri-xe-li: Tô-ri-xe-li lấy một ống thủy tinh dài 1m, một đầu kín, đổ đầy thủy ngân vào. Lấy ngón tay bịt miêng ống rồi quay ngược ống xuống. sau đó, nhúng chìm miệng ống vào 1 chậu đựng thủy ngân rồi bỏ tay bit miệng ống ra. Ông nhận thấy thủy ngân trong ống thụt xuống, còn lại khoảng 76cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu.
Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột hủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta thường dùng đơn vị mmHg làm đơn vị đó áp suất khí quyển.
Giải các bài tập trong sách giáo khoa.
C1 SGK/32: hút bớt không khí trong mọt vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Hãy giải thích tại sao?
⟹ Trả lời:Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hộp áp suất ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm hộp bị bẹp theo mọi phía.
C2 SGK/32: Cắm một ốn thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Nước có chảy ra khỏi ống không? Tại sao?
⟹ Trả lời: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước (áp lực của không khí bằng trọng lược của cột nước cao 10,37m)
C3 SGK/32: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Khi đó bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
⟹ Trả lời: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ốn

File đính kèm:

  • docxnhung noi dung co ban trong chuong 1 vat li lop 8.docx
Giáo án liên quan