Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn)

 1.1. Vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là chuyển từ tư tưởng lấy người dạy làm trung tâm sang quan điểm lấy người học làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học được nhìn nhận một cách rộng rãi và linh hoạt, dựa trên nhiều phương hướng tiếp cận khác nhau: Tiếp cận quan điểm tâm lý - giáo dục, tức là tìm cách phát huy năng lực nội sinh của người học; tiếp cận theo quan điểm điều chỉnh mối quan hệ thầy trò theo định hướng lấy người học làm trung tâm và tiếp cận theo quan điểm công nghệ, đưa công nghệ mới vào nhà trường, cung cấp cho người thầy những công cụ lao động mới Ba hướng tiếp cận này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động thực tiễn. Trong đó, tiếp cận theo quan điểm công nghệ là phương hướng nổi trội nhất. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học trở thành xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại, được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.

 1.2. Ở Việt Nam, trong khoảng 1 - 2 thập kỷ gần đây, vấn đề ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”.[11, tr.41]. Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX cũng yêu cầu ngành giáo dục cần “đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng về lí thuyết, Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học” [43, tr.453]. Đặc biệt, từ năm học 2007- 2008, Bộ Giáo dục - Đào tạo (Bộ GD - ĐT) đã có chủ trương triển khai mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT vào giáo dục với chủ trương thực hiện năm học 2008 - 2009 là “Năm học Công nghệ thông tin”, trong đó đã khuyến khích mỗi trường Trung học phổ thông (THPT) tạo mới nhiều thêm bài giảng điện tử của các môn học, đặc biệt cho cả các môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa, Nhạc, Họa. Khuyến khích giáo viên (GV) tham khảo các tài liệu, bài giảng điện tử của đồng nghiệp trong công tác giảng dạy song cần phát huy tính tích cực học tập thông qua thảo luận nhóm, tổ chức cho học sinh (HS) tập tự giải quyết vấn đề, khuyến khích cách suy nghĩ độc lập và suy xét, phản biện lại vấn đề.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tình đoàn kết keo sơn trên dưới một lòng của Đảng, toàn dân toàn quân ta. Bên cạnh đó, nó có ý nghĩa quan trọng và đẹp đẽ hơn, đó là biểu tượng của chân dung của một con người suốt đời hi sinh cao cả, chỉ biết sống vì nước vì dân, hướng tất cả tâm hồn của mình cho hạnh phúc của nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử, ghi dấu một giai đoạn đáng nhớ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó đã trở thành biểu tượng truyền thống “Bác Hồ với ngành tình báo quân sự Việt Nam””.
GV có thể sử dụng kết hợp với bài thơ của Bác:
“Chống gậy nên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta thế mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”
(Xuân Diệu dịch)
Cuối cùng, GV có thể yêu cầu HS khái quát lại nội dung bức tranh, hoặc nêu nhận xét và dẫn dắt các em sang nội dung khác của bài.
2.2.2. Sử dụng phim tài liệu để tổ chức cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới một cách sinh động, chân thực nhằm tạo biểu tượng chính xác về quá khứ lịch sử
Phim tài liệu (PTL) là phim chuyên ghi lại những hình ảnh, sự kiện có thật, nhằm phản ánh từng mặt hoạt động trong cuộc sống. Trong giai đoạn lịch sử 1945 - 1954 ở Việt Nam những thước PTL được xây dựng trên những hình ảnh có thật (người thật, việc thật) những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử xảy ra trong những thời điểm nhất định. Việc sử dụng PTL trong DHLS có tính giáo dục rất cao. Trước hết chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh và lời nói (âm thanh) tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn tạo cho các em biểu tượng chân thực, sinh động về quá khứ. Đồng thời góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử. Trong quá trình, đó các giác quan của học sinh được huy động hơn (nghe, nhìn và tư duy).
Để sử dụng PTL trong DHLS có hiệu quả, cũng giống như việc sử dụng các loại ĐDTQ khác với sự hỗ trợ của CNTT, GV xác định nội dung, mục tiêu cơ bản của bài, lựa chọn những đoạn PTL điển hình phù hợp với nội dung kiến thức SGK. GV sử dụng các phần mềm tin học bổ trợ (cắt phim, nối phim, chèn phim) để thiết kế xử lý các đoạn phim cần thiết phù hợp với mục tiêu bài học đúng với ý tưởng của GV. GV nên chiếu thử kiểm tra để tránh gặp sự cố khi trình chiếu trên lớp. 
Khi sử dụng PTL để dạy học trên lớp, GV có thể sử dụng một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, sử dụng PTL để minh họa, cụ thể hóa một sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa học. Nghĩa là sau khi HS tìm hiểu xong một đơn vị kiến thức mới, GV cho HS xem phim để minh họa, cụ thể hóa sự kiện vừa tìm hiểu. Như vậy, HS sẽ có biểu tượng chân thực về lịch sử giúp HS ghi nhớ kiến thức hơn.
Thứ hai, GV yêu cầu HS xem đoạn phim tài liệu, đặt ra các câu hỏi nhận thức liên quan đến nội dung đoạn phim đó. Đoạn PTL GV cho HS xem có nội dung là kiến thức cơ bản của bài học. Lúc này, GV đóng vai trò là người tổ chức, định hướng cho HS xem PTL để khai thác kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy mục II.1 “Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954”, bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)”. GV hướng dẫn HS xem PTL về cuộc họp của Bộ hính trị BCH TW Đảng họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953 - 1954. Đoạn phim dài 37 giây, phản ánh không khí làm việc và những nghị quyết quan trọng mà Bộ chính trị đề ra. Trước khi xem đoạn phim GV yêu cầu HS tập trung theo dõi để trả lời các câu hỏi sau:
- Không khí làm việc của cuộc họp BCT BCH TW Đảng tháng 9 - 1954 diễn ra như thế nào?
- Trong cuộc họp BCT BCH TW Đảng đã đề ra những nội dung gì?
- BCT đã đề ra phương hướng chiến lược quân sự của ta trong đông - xuân 1953 - 1954 như thế nào?
	Những câu hỏi này tránh được việc HS chỉ xem phim theo nghĩa “xem cho vui”, để giải trí đầu óc mà thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với đoạn phim để trả lời được các câu hỏi.
Sau khi chiếu phim xong, GV dành một khoảng thời gian nhất định để HS hệ thống lại kiến thức thu được ở đoạn PTL này, rồi gọi một em đứng dậy trả lời, HS cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
Cuối cùng, GV nhận xét phần trình bày của HS, kết luận lại nội dung kiến thức cơ bản của mục: “Đoạn PTL phản ánh không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương của BCT BCH TW Đảng vào tháng 9 - 1953 ở Việt Bắc. BCT đã đề ra những nghị quyết quan trọng về chính trị và quân sự. Đề ra phương hướng chiến lược của ta trong đông - xuân 1953 - 1954 là: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo những điều kiện thuận lợi mới để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực địch”.
	 ( Xem phụ lục: Đĩa CD )
2.2.3. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua việc sử dụng lược đồ giáo khoa điện tử nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn sự kiện lịch sử được phản ánh trong sách giáo khoa
Lược đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước thường được sử dụng trong quá trình giảng dạy lịch sử. Nó được biểu tượng bằng các kí hiệu, hình ảnh nên có tác dụng tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử và phát huy năng lực trí tuệ của HS rất cao. Tất cả các loại lược đồ dù phản ánh về yếu tố địa lí, quân sự, chính trị hay kinh tế - xã hội nếu dùng trong nhà trường đều được gọi là lược đồ giáo khoa.. Việc sử dụng các loại lược đồ lịch sử có sự hỗ trợ của CNTT sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động nhận thức lịch sử cho HS nhất là phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954.
Để sử dụng lược đồ giáo khoa lịch sử có sự hỗ trợ của CNTT trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường THPT có hiệu quả, GV phải chú ý những nội dung sau:
Cũng như cách sử dụng các PT dạy học khác, trước hết GV phải nghiên cứu nội dung cơ bản của bài, xác định mục tiêu bài học từ đó lựa chọn lược đồ phù hợp. Nếu lược đồ đã có trong SGK thì GV thiết kế lại với sự hỗ trợ của CNTT. Trên cơ sở lược đồ đã lựa chọn, GV tìm hiểu nội dung kiến thức lịch sử “ẩn” trong mỗi lược đồ cũng như các kí hiệu quy ước. Nếu SGK không có lược đồ để giảng dạy thì GV căn cứ vào kiến thức lịch sử cơ bản của bài học và các tài liệu tham khảo để thiết kế lược đồ với sự hỗ trợ của CNTT theo mục đích của mình để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Các lược đồ giáo khoa được thiết kê với sự hỗ trợ của CNTT (trên phần mềm PowerPoint hay Flash) gọi chung là lược đồ giáo khoa điện tử. Trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, lược đồ sử dụng chủ yếu là lược đồ quân sự (diễn biến của các chiến dịch). Tìm hiểu nội dung lược đồ sẽ giúp GV định hướng được phương pháp sử dụng, dự kiến câu hỏi và tình huống sư phạm khi dạy học trên lớp.
Khi tiến hành tổ chức các hoạt động cho HS nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp, dạy đến nội dung nào cần khai thác lược đồ, GV trình chiếu lược đồ, vận dụng các biện pháp sư phạm để hướng dẫn học sinh khai thác. GV có thể kết hợp sử dụng với các phương pháp dạy học khác như tường thuật, miêu tả, phát vấn.
Trước hết, GV giới thiệu khái quát lược đồ, tỉ lệ và các kí hiệu cơ bản (được trình bày ở phần chú giải). Hướng sự chú ý của HS vào một số chi tiết quan trọng trên lược đồ và nêu câu hỏi gợi mở giúp HS dễ khai thác. GV nên gợi ý theo các nội dung ở SGK để HS tìm hiểu được bản chất và ý nghĩa của sự kiện. Sau đó, gọi một HS đứng dậy trả lời câu hỏi, HS cả lớp nghe và bổ sung ý kiến. Cuối cùng, GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận lại nội dung cơ bản của vấn đề.
Khi sử dụng các lược đồ giáo khoa lịch sử có sự hỗ trợ của CNTT để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS bao gồm cả lược đồ được thiết kế với phần mềm PowerPoint hay Flash GV phải tránh lạm dụng tính kỹ thuật, trình chiếu, màu sắc, âm thanh dễ gây mất tập trung sự chú ý của các em vào mục đích chính là khai thác nội dung lược đồ để tìm hiểu nội dung bài học. GV phải nắm vững các biện pháp sư phạm khi sử dụng lược đồ điện tử, kết hợp giữa câu hỏi nhận thức, câu hỏi gợi mở và ngôn ngữ diễn đạt của GV nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng lược đồ giáo khoa điện tử để tổ chức hoạt động nhận thức lịch sử cho HS.
Ví dụ: Khi dạy mục IV.2 “Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950” bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)”. GV có thể sử dụng: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 được thiết kế trên PowerPoint để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. GV sau khi nắm kiến thức cơ bản của mục, lựa chọn lược đồ phù hợp, GV ứng dụng CNTT để thiết kế lược đồ điện tử phù hợp với nội dung của bài học và mục đích sử dụng của GV trong việc tổ chức hoạt động nhận thức lịch sử cho HS. Ở trên lớp, khi tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, GV chiếu lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 trên màn hình PowerPoint (với sự hỗ trợ của máy chiếu và máy vi tính) để học sinh quan sát, nhận biết những kí hiệu trên lược đồ bao gồm các kí hiệu thể hiện tuyến hành lang Đông - Tây của địch, đường số 4, mũi tiến công của ta, nơi ta đánh địch quyết liệt, địch hành quân/ rút chạy. 
Lược đồ : Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950
(Xem phụ lục: Đĩa CD)
GV có thể sử dụng lược đồ này để khái quát lại kế hoạch Rơve của Pháp. GV trình bày mục đích chiến dịch Biên giới của ta nhằm: “tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên”. Dựa vào lược đồ điện tử đã thiết kế sẵn, GV trình bày diễn biến của chiến dịch Biên giới năm 1950, HS cả lớp chú ý lắng nghe. Sau đó, GV đặt câu hỏi nhận thức: “Tại sao nói:với chiến dịch Biên giới năm 1950 của ta làm cho kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản? Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch?”. Trên cơ sở nghe GV trình bày về diễn biến chính của chiến dịch cùng với quan sát trên lược đồ giáo khoa điện tử, HS suy nghĩ và trả lời. HS cả lớp nghe và bổ sung ý kiến của bạn. Cuối cùng, GV nhận xét, kết hợp trên lược đồ khái quát nội dung cơ bản để HS ghi chép: “Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta đã chọc thủng

File đính kèm:

  • doccac bien phap nang cao hieu qua day hoc voi su ho tro cua CNTT.doc