Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế

Đánh giá những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế giới, nǎm 1980, Rômét Chanđra – nguyên Chủ tịch Hội đồng hoà bình thế giới đã viết: “Ngọn cờ Hồ Chí Minh đang được giương cao bởi tất cả các dân tộc, tất cả các hiệp hội và tổ chức quần chúng, tất cả những cá nhân, tất cả những ai hoạt động vì hoà bình, vì độc lập dân tộc và tự do, vì dân chủ và nhân dân, vì công bằng xã hội và kinh tế”.

Đó là sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong sự phát triển của xã hội loài người. Vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là gì, được hình thành ra sao ? Vì sao tư tưởng đó lại trở thành “ngọn cờ của tất cả các dân tộc”?.

Hiện nay có nhiều phương pháp tiếp cận khác trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng. Một số nhà nghiên cứu bằng cách nhìn vào hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh ở một thời điểm nào đó, hoặc cống hiến của Người trong một lĩnh vực nào đó của phong trào cách mạng thế giới, rồi khái quát, xác định tư tưởng đối với thế giới của Người.

Có người cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là tư tưởng hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc; người khác thì khẳng định đó là tư tưởng về “giải phóng dân tộc”, về “cách mạng thế giới”. Tóm lại, có người quá nhấn mạnh đến tư tưởng về cách mạng thế giới của Hồ Chí Minh, lại có người phủ nhận giá trị phổ biến của tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc và cho rằng tư tưởng đó chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực đều có quá trình hình thành và phát triển của nó. Các quá trình đó lại không xuất hiện cùng một lúc mà nảy sinh trong những điều kiện cụ thể. Việc tìm hiểu những cơ sở, điều kiện vật chất khách quan cần phải có cứ liệu khoa học. Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh ít viết về mình, về cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều nước, những cống hiến cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ những vấn đề độc lập, dân sinh, dân chủ của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đến những vấn đề chiến tranh, hoà bình, xã hội tiến bộ, vǎn minh mà cả nhân loại quan tâm.

Tài liệu về những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh hiện cũng chưa công bố nhiều, lại phải tiến hành việc xác định tính chân thực của nó, đặc biệt các tài liệu ở nước ngoài. Vì vậy, khái quát rút ra quá trình hình thành, bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là một vấn đề không dễ. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trước hết cần làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử – cơ sở quan trọng làm nảy sinh tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng.

 

doc77 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra những định nghĩa cao xa về chủ nghĩa xã hội, nhưng với những câu nói rất dễ hiểu, Người làm cho chúng ta nhận thức rõ rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng cuộc sống phồn vinh cho đất nước, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mục đích của việc “xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc”. Qua phác thảo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, chúng ta thấy quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh” là quan điểm nhất quán trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Nói một cách cụ thể, chủ nghĩa xã hội, như Hồ Chí Minh khẳng định trong nhiều bài nói, bài viết của mình, là: “làm cho mọi người dân sung sướng ấm no”, “hạnh phúc và học hành tiến bộ”, “tất cả mọi người các dân tộc ngày càng sung sướng”.
Những yêu cầu thiết thực ấy không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà phải chung cho mọi dân tộc, đặc biệt là các dân tộc mới giành được độc lập. Bởi vì: nếu muốn tách riêng một mình mà ngồi ǎn no, mặc ấm, người khác mặc kệ, thế là không tốt. Mình muốn ǎn no, mặc ấm cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ǎn no, mặc ấm. Tư tưởng này là sự phát triển của tư tưởng đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ có sức mạnh của dân tộc chưa thể đánh đuổi được thực dân đế quốc. Một dân tộc riêng rẽ khó xây dựng thành công xã hội “mọi người được ǎn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”. Chúng ta thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sự công bằng xã hội, thể hiện bản chất ưu việt và sức hấp dẫn của chế độ xã hội chủ nghĩa mà các dân tộc khát khao vươn tới. ở đây, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy cái gốc bền vững của đất nước là người dân, phải dựa vào gốc rễ sâu chặt trong nhân dân – lực lượng quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của quốc gia, dân tộc.
Trong quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh đối với việc phác thảo một xã hội xã hội chủ nghĩa ngoài nhận thức về sự phát triển của xã hội loài người, mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã nêu, còn có sự hiểu biết về nguyện vọng lâu dài của nhân dân lao động ở nhiều nước được sống hạnh phúc, no ấm. Từ nghìn đời nay, nhân dân các nước luôn luôn mơ ước đến một xã hội tươi đẹp, không có đói rét, không có áp bức, bóc lột. Cho nên, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là yêu cầu tất yếu và tư tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học, kết quả đấu tranh hàng bao thế kỷ của quần chúng cho việc tự giải phóng, là thành tựu tư duy tiến bộ của con người về mặt xã hội nhân đạo, chính nghĩa. Việc chuyển chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học là công lao to lớn của những người sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin. Công lao to lớn của Hồ Chí Minh là ở chỗ biến chủ nghĩa xã hội khoa học thành hiện thực ngay trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và đặc biệt trong xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.
Trong cả cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã tập trung nhiều sức lực cho công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và góp phần vào cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc khác. Người chưa vạch ra một kế hoạch, một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực, như nhân dân mong chờ, như Người ước vọng. Nhưng trong tư duy lý luận của Người và những thực tiễn ban đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chúng ta cũng thấy rõ một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội; một phác thảo, tuy đơn sơ nhưng khá sâu sắc, về một mô hình xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, quan điểm tất cả vì con người, vì dân và do dân là quan điểm được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn luôn nghĩ đến việc phát huy sức mạnh của dân; cho nên đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật, nâng cao trí tuệ con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo quan niệm của Người, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội dù khó khǎn đến đâu nhưng nếu hợp lòng dân, vì dân sẽ khơi dậy được tinh thần tích cực nǎng động, khả nǎng sáng tạo của mỗi con người, biến họ thành lực lượng vật chất để hoàn thành nhiệm vụ đó. Do vậy, vấn đề trồng người vì sự nghiệp lâu dài của đất nước và dân tộc chiếm một phần rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Trong phác thảo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh”, mối quan hệ giữa dân với nước là thống nhất – “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Người không sợ dân giàu, bởi một lẽ giản đơn: một nhà nước của dân, do dân và vì dân thì dân giàu tức là nước giàu. Theo Người, một mặt nhà nước phải chǎm lo cho dân: tất cả đường lối, chính sách của Đảng đều nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Nhà nước phải biết dựa vào dân: huy động tiền của dân và sức của dân để làm việc ích lợi cho dân thì bao giờ họ cũng hǎng hái, công việc gì cũng thành công. Những tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh đã “khơi dậy tiềm nǎng bị chôn vùi, phát huy sức mạnh sẵn có, làm nảy nở những cái mới, cái hay, cái đẹp, trong mỗi con người trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cho thấy sự sáng tạo của Người trong việc vận dụng những lý thuyết, những dự báo khoa học của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học. Phác thảo của Người về chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh” không phải là sự rập khuôn giáo điều, càng không phải biến các nước phương Đông – vốn là những nước nghèo nàn, lạc hậu – thành một phòng thí nghiệm để vận dụng những tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa tư bản, cũng như tư tưởng xã hội chủ nghĩa của phương Tây.
Người đã khẳng định chủ nghĩa xã hội có điều kiện phát triển hợp quy luật “ở châu á nói chung và Đông Dương nói riêng”, vì chính “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, quan niệm về sự giàu có của một dân tộc, sự hùng mạnh của một đất nước do Người nêu ra là sự trở về với bản chất đích thực của chủ nghĩa xã hội mà học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập tới. Đó chính là mục tiêu tiến lên của nhân loại phù hợp với xu thế phát triển chung của lịch sử thế giới.
Không phải ngẫu nhiên mà bạn bè quốc tế khẳng định rằng: “Nói về Hồ Chí Minh cần thấy rõ trong thế giới quan của Người không chỉ những đặc điểm riêng của Việt Nam mà cả những điểm tổng quát, đã khiến Người trở nên gần gũi với nhiều nhà hoạt động tiến bộ hiện đại – Di sản tư tưởng của Người không thuộc riêng Việt Nam”. Chính vì vậy, trong tình hình hiện nay, “trong mọi biến đổi cũng có một số điều quan trọng không hề thay đổi. Đó là lý tưởng xã hội chủ nghĩa, các tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa, tự do, dân chủ và công bằng xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà yêu nước vĩ đại, Người theo chủ nghĩa quốc tế đã cống hiến trọn đời mình cho những lý tưởng đó”.
Thứ hai, nhận thức về chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với nhận thức đúng đắn con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhân dân thế giới đã phấn khởi chứng kiến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý thuyết trở thành hiện thực, đồng thời cũng đau lòng nhận thấy sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội với sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trong những nǎm qua. Song đó chỉ là thất bại của một mô hình xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là sự sụp đổ lý thuyết xã hội chủ nghĩa như nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã vội vàng khẳng định. Việc xác định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với bản chất đích thực của nó đòi hỏi chúng ta phải trở về với những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội, mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo.
Hồ Chí Minh luôn khẳng định rằng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội “dân giàu nước mạnh” là một quá trình gian khổ, khó khǎn và lâu dài. Để đạt được mục tiêu đó, không thể nôn nóng, duy ý chí, “không thể làm mau được, mà phải làm dần dần”, phải đề ra những biện pháp cụ thể để từng bước xác lập chủ nghĩa xã hội trong cuộc sống. Nhận thức về con đường xây dựng một mô hình cụ thể cho xã hội tương lai là cả một quá trình. Nó đòi hỏi phải luôn được thực tế cuộc sống kiểm chứng, không được chủ quan duy ý chí. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) trong bảy thập kỷ qua bên cạnh những thành tựu to lớn, đã cho thấy những thiếu sót về tư tưởng nêu trên. Lần đầu tiên xã hội xã hội chủ nghĩa đã được xem như hoàn thành về cǎn bản ở Liên Xô vào giữa những nǎm 30. Với thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chiến thắng vĩ đại của Liên Xô trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, những nhà lãnh đạo xô viết lúc ấy đã đặt dấu chấm hết cho sự tìm kiếm con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của loài người, nhất là các dân tộc vốn là thuộc địa và phụ thuộc.
Chủ nghĩa xã hội đã được định hình – chủ nghĩa xã hội hiện thực xô viết dường như trở thành khuôn mẫu cho những ai mơ ước về chủ nghĩa xã hội tương lai. Con đường mà các nước Đông Âu đi lên chủ nghĩa xã hội là sự mô phỏng theo khuôn mẫu đó. Liên Xô có công lớn trong việc đi đầu xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhân dân Xô viết đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước, đã chiến thắng chủ nghĩa phát xít, giúp đỡ nhân dân các nước giành độc lập, làm cách mạng thành công. Nhưng mô hình xã hội chủ nghĩa xô viết không thể là mô hình chung của các dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là mô hình ấy lại có một số điểm thiếu sót, sai lầm cần khắc phục.
Vốn giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường trong đấu tranh giữ nước, cũng như dựng nước, Hồ Chí Minh một mặt học tập kinh nghiệm cách mạng của các nước anh em, mặt khác, tìm tòi sáng tạo đường lối, kế hoạch đáp ứng được tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ của các nước vừa giành độc lập dân tộc. Người cho rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước như Việt Nam phải phù hợp với những điều kiện cụ thể “vốn là nước thuộc địa, một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá”. Hồ Chí Minh cho rằng nước ta khác Liên Xô về kinh tế – xã hội, phong tục tập quán, cho nên con đường của ta đi lên chủ nghĩa xã h

File đính kèm:

  • docTìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế.doc