Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phát triển nền kinh tế tri thức

A. Lời mở đầu

B. Nội dung

I. Lý luận

1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

1.1. Lực lượng sản xuất

1.2. Quan hệ sản xuất

2. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tổ chức và trình độ của lực lượng sản xuất

2.1.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

2.2. Tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

II. Vận dụng

1. Kinh tế tri thức

1.1. Nền kinh tế tri thức

1.2. Một số đặc điểm nền kinh tế tri thức

2. Vận dụng mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.1. Nền kinh tế tri thức nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất

2.2. Nền kinh tế tri thức xét từ góc độ quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế

3. Phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta

3.1. Cơ hội và thách thức

3.2. Chiến lược và giải pháp

C. Kết luận

 

doc21 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phát triển nền kinh tế tri thức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tố của những giai đoạn phát triển kinh tế thấp hơn đang có mặt ở nước ta để hướng chúng vào mục tiêu cuối cùng là phương thức sản xuất cộng sản.
II.Vận dụng
1. Nền kinh tế tri thức
1.1. Nền kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp, công nghiệp nhưng 2 ngành này chiếm tỷ trọng thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Trong nền kinh tế tri thức chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ. Đó có thể lẫn ngành mới như công nghiệp không tên (công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm) các ngành công nghiệp, dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao, và cũng có thể là ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo bằng khoa học công nghệ cao.
Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó nền kinh tế tri thức dựa trên những phát minh sáng chế ứng dụng linh hoạt của tri thức.
Người ta ước tính vào khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành các nền kinh tế tri thức
1.2. Một số đặc điểm của nền kinh tế tri thức dựa trên chất xám là chủ yếu
Dưới mọi hình thức trong mọi góc độ tri thức vẫn có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế tri thức của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó là nền kinh tế dựa trên chất xám là chủ yếu và nó có các đặc trưng cơ bản.
Thứ nhất, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực bị mất đi khi sử dụng, tri thức thông tin có thể được chia xẻ, và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Nền kinh tế tri thức do đó là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan hiếm.
Sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì càng quí giá. Giá cả và giá trị của sản phẩm tri thức thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào người sử dụng ở các thời điểm khác nhau.
Quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất, hơn cả vốn, tài nguyên, đất đai.Ai chiếm hữu được nhiều tài sản trí tuệ hơn, người ấy thắng. Pháp luật về sở hữu trí tuệ trở thành một nội dung chủ yếu trong quan hệ dân sự cũng như trong thương mại quốc tế.
Rất nhiều vấn đề sở hữu trí tuệ được đặt ra sở hữu, vật chất không quan trọng bằng. Nhiều ông chủ của các công ty công nghệ thông tin hiện nay thoạt đầu không có vốn liếng gì, làm ra được tài sản khổng lồ là nhờ tri thức. Nếu không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì họ không thể có được tài sản hàng trăm tỷ USD như thế.
Luật pháp, thuế và các rào cản khó áp dụng đơn độc trong khuôn khổ quốc gia. Tri thức và thông tin luôn luôn đi tới những nơi có nhu cầu cao nhất và rào cản ít nhất.
Thứ hai, sự sáng tạo đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn; quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Trước đây người ta hay chọn những công nghệ đã chín muồi, còn bây giờ thì phải tìm chọn các công nghệ mới nảy sinh; cái chín muồi là cái sắp sửa tiêu vong.
Trong nền kinh tế tri thức có nhiều điều tưởng như nghịch lý; trước hết của cải làm ra là dựa chủ yếu và cái chưa biết; cái đã biết không còn giá trị nữa, tìm ra cái chưa biết đó là tạo ra giá trị. Thứ hai: môi trường để tìm ra cái chưa biết là mạng thông tin. Mạng thông tin, thực tế ảo gợi ra ý tưởng mới, những giải pháp mới đáp ứng các nhu cầu mới. Thứ ba là khi phát hiện ra cái chưa biết thì cũng tức là loại cái đã biết.Cái cũ mất đi thay thế bằng cái mới; nền kinh tế, xã hội luôn đổi mới, cái mới càng ngày càng nhiều. Đó là đặc trưng của sự phát triển, sự tiến hóa của xã hội sắp tới, phát triển từ cái mới chứ không phải từ số lượng lớn dần lên. Thứ tư là sản phẩm giá trị sử dụng càng cao thì giá bán càng rẻ, thậm chí nhiều phần mềm cơ bản được cho không, (để rồi sau đó nâng cao hơn một ít thì bán rất đắt); sản phẩm càng nhiều người dùng thì giá trị sử dụng càng cao. Hiện nay vàng bạc hiếm thì quí, song ở thời đại thông tin cái được dùng nhiều nhất là cái có giá trị cao. Ví dụ máy Fax, nếu có tí thì không có tác dụng nhưng khi có đến hàng nghìn máy để liên lạc với nhau thì lúc đó mới có giá trị. Mạng cũng vậy, có nhiều người vào cùng sử dụng thì lúc ấy nó mới có giá trị.
Thứ ba, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới; rất ít sản phẩm do một nước làm ra, mà cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, gắn quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Toàn cầu hóa một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh kinh tế tri thức khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh, do chênh lệch nhiều về tri thức, nếu rút ngắn được khoảng cách về tri thức thì sẽ thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo.
Thứ tư, là sự thách thức đối với văn hóa. Trong nền kinh tế tri thức xã hội thông tin, văn hóa có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ nền văn hóa nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hóa phong phú đa dạng. Nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân lên cao.Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời, nhất là Internet, một sáng tác ra đời thời lan truyền đến mọi nơi trên thế giới. Giao lưu văn hóa hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hóa có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hóa của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hóa đứng trước những rủi ro rất lớn; bị pha tạp, dễ mất bản sắc dễ bị các sản phẩm văn hóa độc hại tấn công phá hoại, mà rất khó khăn chặn được.Nền văn hóa bị pha tạ lai căng không còn là chính mình nữa thì sẽ suy thoái, tiêu tan. Nhiệm vụ giữ gìn, phát huy bản sát văn hóa mỗi dân tộc trở nên rất nặng nề. Cái chính là phải giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có đủ sức mạnh nội sinh.
2. Vận dụng mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển nền KTTT ở Việt Nam 
2.1. Nền kinh tế tri thức nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất 
Cơ bắp đang từng bước được thay thế bằng lao động trí tuệ, những lao động cơ bắc không mất đi. Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người. Bởi vậy, ngay khi con người hoạt động sản xuất của họ đã có 2 phần: lao động cơ bắp và lao động trí tuệ. Cùng với sự phát triển của xã hội đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ tạo ra quá trình sản xuất và được kết tinh ở những sản phẩm ngày càng tăng.
Như vậy hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động mà là của cả một bộ phận ngày càng tăng lên giữa những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, những kỹ sư, những nhà công nghệ.
Mặc dù tri thức đã trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của sản xuất và quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng nguyên lý xét đến cùng, sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là cơ sở của quan hệ sản xuất cần giữ vai trò.
Trong nền kinh tế tri thức, mối tương quan giữa các yếu tố cơ bản cấu thành tư liệu sản xuất có sự thay đổi.
Trong các nền kinh tế trước đối tượng lao động chủ yếu là những bộ phận của tự nhiên, trong nền kinh tế tri thức, đối tượng lao động ngày càng là sản phẩm của lao động, của khoa học công nghệ mà hàm lượng vật liệu tự nhiên trong đó ngày càng giảm. Do vậy, đó sẽ là một nền kinh tế kiêm tài nguyên, không phụ thuộc một cách tiên quyết vào nguồn tài nguyên tự nhiên mà phụ thuộc vào tài nguyên con người với năng lực trí tuệ cao.
Sự phát triển của sản xuất xã hội luôn diễn ra theo quy luật phủ định của phủ định. Trước kia, người sản xuất và người quản lý là một, song cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tách rời giữa người sản xuất và người quản lý ngày một gia tăng sự khác biệt phát triển thành sự đối lập gay gắt. Giờ đây chính sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, ở trình độ trí tuệ hóa cao quá trình sản xuất, đã và đang diễn ra sự xích lại gần giữa người lao động và người quản lý. Trong nền kinh tế tri thức, không ít trường hợp người sản xuất và người quản lý hội tụ trong một cá thể mà ở đó, mặt quản lý ngày càng có ưu thế hơn mặt lao động trong việc tạo ra sản phẩm.
Những thay đổi đó làm cho những yếu tố tạo ra giá trị mới được kết tinh trong sản phẩm thặng dư mà biểu hiện dưới hình thức giá trị là giá trị thặng dư cũng không hoàn toàn như cũ.
Trí tuệ tự nó mang tính xã hội rất cao và thậm chí còn mang tính nhân loại. Do vậy, khi nói về những bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất trong nền kinh tế tri thức, chúng ta thấy nổi lên một đặc điểm hết sức quan trọng là tính xã hội hóa quốc tế hóa rất cao.
Những đặc điểm và tính chất mới đó của lực lượng sản xuất quyết định và đòi hỏi nội dung mới có tính chất mới quan hệ sản xuất và cơ cấu của nền kinh tế tương ứng.
2.2. Nền kinh tế tri thức xét từ góc độ quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế 
Tri thức hiện nay đang được coi là nguồn lực kinh tế chủ yếu, các nhân tố truyền thống là đất đai, lao động và tư bản không biến mất, nhưng tầm quan trọng của nó không còn như trước nữa. Một điều quan trọng hơn rất nhiều là tri thức đã tạo ra cơ chế thuận lợi tăng dần, trong khi các yếu

File đính kèm:

  • docT098.doc
Giáo án liên quan