Tiểu luận Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học

 Để đáp ứng mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện ngành giáo dục không ngừng đổi mới. nâng cao chất luợng dạy và học. Trong đó việc phát huy vai trò của người học được đặt lên hàng đầu. Bản thân người học phải tích cực chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức,rèn luyện kỉ năng và tự tìm ra phương pháp học tập có hiệu quả nhất.

 Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ đắc lực của nhà giáo dục với vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo quá trình dạy học. Trong hệ thống tri thức khoa học tự nhiên, Hóa Học được xem là một loại kiến thức tương đối khó đối với học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở .

 Đây là bước đặt nền móng cho quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn ở những chương trình học cao hơn. Vì vậy trách nhiệm của người Giáo Viên Trung Học Cơ Sở giảng dạy bộ môn hóa học là rất nặng nề.

 Người Giáo Viên không những cần hình thành cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản, khoa học về Hóa Học mà còn phải rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết. Đặc biệt là kĩ năng và phương pháp giải các bài toán Hóa Học, bài tập Hóa Học có rất nhiều dạng cần nghiên cứu nhưng vì ngay từ những bài học đầu tiên của chương trình Hóa 8 học sinh đã có những kiến thức cơ sở về phương trình hóa học.

 Đi từ phương trình hóa học có thể giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác như: xác định công thức phân tử, nồng độ dung dịch, tìm thàng phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp . do vậy bài tập tính theo Phương Trình Phản ứng được xem là một dạng cơ bản nhất, phổ biến nhất để giải quyết tốt dạng này đòi hỏi hoc sinh cần có tư duy nhạy bén và nắm chắc vấn đề.

 Trong khi đó Học Sinh Trung Học Cơ Sở vừa mới làm quen với bộ môn nên còn rất nhiều lúng túng. Sự định hướng chỉ dẫn của Giáo Viên đóng vai trò hết sức quan trọng.

 Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên nhóm Sinh Viên chuyên ngành Sư Phạm Hóa đã mạnh dạn nghiên cứu thu thập từ nhiều nguồn tài liệu để thực hiện bài tiểu luận. Với mong muốn phần nào có thể giúp ích được cho dạy và học bộ môn hóa học ở Trường Trung Hoc Cơ Sở.

 

doc70 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í dụ 2. Cho 114 gam d H2SO4 20% vào 400 gam d2BaCl2 5,2%. Viết PTPU và tính khối lượng kết tủa tạo thành.
 Cách giải:
 + Số gam H2SO4 nguyên chất: 20.114/100 = 22,8 gam   (1)
 + Số gam BaCl2 nguyên chất: 5,2.400/100 = 20,8 gam   (2)
 PTPU: BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2HCl
 Theo PTPU cứ 208 gam BaCl2 thì tác dụng vừa đủ với 98 gam H2SO4. Dễ nhận thấy không nên dùng (1) mà dùng (2) vì với các lượng chất 208 gam và 20,8 gam BaCl2 thì có thể tính nhẩm ngay được lượng H2SO4 cần dùng là 9,8 gam.
 * Trong một số bài toán HH của THCS, đề bài cũng cho biết đồng thời hai lượng chất (Một lượng chất tham gia phản ứng và một lượng chất tạo thành). Thực chất đây cũng chỉ là những bài toán cơ bản mà thôi. 
 Ví dụ 3. 
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm có CO và H2 cần dùng 9,6 gam khí O2. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2.
 a. Viết PTPU xẩy ra.
 b. Tính % hh khí ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
 Hướng dẫn:
 + Sau khi viết PTPU, để thấy được dạng cơ bản là từ lượng CO2 thu được cần phải tính lượng CO và O2 đã phản ứng với CO. Tính lượng O2 đã phản ứng với H2 rồi từ đó theo PT mà tính lượng H2.
 + Trong khi tính toán nên định hướng theo đơn vị là mol cho gọn.
 Ví dụ 4.
 Người ta đốt cháy S trong một bình chứa 10 gam O2. Sau phản ứng người ta thu được 12,8 gam khí SO2.
 a. Tính khối lượng S đã cháy. 
 b. Tính khối lượng O2 còn thừa sau phản ứng.
 Hướng dẫn:
 + Đây là dạng bài toán cơ bản: Từ lượng SO2 tính lượng S đã cháy và lượng O2 đã phản ứng (Từ một lượng sản phẩm, tính lượng hai chất đã tham gia phản ứng)
 + Định hướng: O2 còn thừa sau phản ứng.
 * Trong một số bài toán lớp 8, khi học về định luật bảo toàn khối lượng các chất, học sinh đã gặp dạng toán này.
 Ví dụ 4. 
Than cháy theo phản ứng: Than + khí oxi ® Khí cácbonic. Cho biết khối lượng than là 9 kg, khối lượng khí oxi là 24 kg. Hãy tính khối lượng khí cacbonic tạo thành.
 Hướng dẫn: 
 Phải hiểu rằng đây là dạng toán đồng thời cho biết hai lượng chất tham gia phản ứng, song tại thời điểm đó học sinh chưa giải được dạng toán này. Khi đó cần bổ sung thêm cho chính xác "... khối lượng khí oxi bằng 24 kg" nên thay bằng "... khối lượng khí oxi đã phản ứng hết là 24 kg", Như vậy khi tính lượng chất sinh ra mới dùng được định luật bảo toàn khối lượng.
 Chính vì vậy, cần tỉnh táo với các bài cho cả hai lượng chất tham gia phản ứng xem có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng được hay không.
 Loại bài toán về hỗn hợp các chất: 
a. Tìm tỷ lệ thành phần của hỗn hợp (Theo khối lượng, thể tích hay số mol):
 Ví dụ:
 Hòa tan 9 gam hợp kim Al - Mg trong dd HCl có 10,08 lít H2 bay ra ở đktc. Xác định thành phần % Al và Mg trong hợp kim.
 Cách giải: Khác với các loại bài toán đã nghiên cứu, ở đây các dữ kiện đã cho không phải là các yếu tố để từ đó có thể tính toán theo từng phương trình riêng biệt.
 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 (1)
 Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2      (2)
 9 gam hh --------------- 10,08 lít 
 Cần phải chuyển về dạng toán cơ bản (Tính toán theo một phương trình) bằng cách đặt ẩn số:
 + Đặt 1 ẩn số: Giả sử đặt khối lượng Al có trong 9 gam hợp kim là x gam với điều kiện là 0 < x < 9.
 Vậy khối lượng Mg có trong hợp kim là 9 - x gam
 Theo từng phương trình (1) và (2) ta sẽ tính được thể tích H2 thoát ra theo ẩn số x và lập được phương trình:
 3.22,4x/54 + 22,4(9 - x)/24 = 10,08
 Phần tiếp theo chỉ là kỹ năng giải toán bậc nhất có 1 ẩn số và kiểm tra kết quả có thỏa mãn điều kiện hay không, đây là phần thường hay bỏ quên nên sau này khi làm bài hay mắc lỗi khi gặp những bài toán phức tạp.
 + Có thể lập được các phương trình toán học đơn giản hơn bằng cách lập 2 ẩn số và tính lượng chất theo số mol:
 nH2 = 10,08/22,4 = 0,45 mol
 Đặt khối lượng Al, Mg có trong hỗn hợp lần lượt là x và y gam, 0 < x, y < 9. Theo từng phản ứng (1) và (2) sẽ tính được số mol H2 thoát ra theo ẩn x, y và lập được hệ phương trình:
 3x/54 + y/24 = 0,45
 x + y = 9
 Giải hệ PT trên tính x, y. Nếu đã thành thạo hơn thì có thể đặt x, y là số mol Al, Mg có trong hh, khi đó ta có hệ phương trình:
 nH2 = 3x/2 + y = 0,45
 m = 27x + 24y = 9
b. Bài toán về hỗn hợp nhưng thực chất là bài toán cơ bản (Tính toán theo từng phương trình riêng biệt)
 Ví dụ: 
Ngâm 15 gam hh bột các kim loại Fe và Cu trong dd CuSO4 dư. Phản ứng xong thu được chất rắn có khối lượng 16 gam.
 a. Viết PTPU đã xẩy ra.
 b. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
 Cách giải: Đặt số gam Fe có trong 15 gam hh đầu là x gam với 0 < x < 15. Vậy số gam Cu là 15 - x gam.
 PTPU: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
 Ta lập được PT: (15 - x) + 64x/56 = 16
c. Cần chú ý: 
 Về mặt toán học, để tính được thành phần % hay tỷ lệ thành phần của hh, không nhất thiết phải biết lượng cụ thể của các chất trong hh đó (số gam, số lít hay số mol) mà có thể chỉ cần biết lượng các chất bằng chữ hay tỷ lệ của chúng.
 Ví dụ: 
Khi nung hh CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng một nửa khối lượng hh ban đầu. Xác định % khối lượng các chất trong hh ban đầu.
 Cách giải: Đưa về dạng quen thuộc là biết lượng cụ thể của các chất bằng cách giả sử cho khối lượng hh ban đầu là 100 gam. Khi đó khối lượng chất rắn thu được sau khi nung bằng 50 gam.
 Loại bài toán tính theo PTPU xẩy ra liên tiếp nhau:
    Loại bài toán này thực chất cũng là những bài toán cơ bản được thực hiện nối tiếp nhau. Nên lập sơ đồ biến đổi để từ sơ đồ này có thể tính trực tiếp bỏ qua những bước trung gian.
 Ví dụ:
 Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh sản xuất được 92 tấn axit H2SO4. Hãy tính hiệu suất của quá trình.
 Cách giải:
 Các PTPU:
 4FeS2 + 11O2 ® 2Fe2O3 + 8SO2   (1)
 2SO2 + O2 ® 2SO3         (2)
 SO3 + H2O ® H2SO4        (3)
 Nếu làm theo cách giải cơ bản:
 + Từ 80 tấn quặng pirit (40% S) ® Khối lượng FeS2 hay S.
 + Theo (1): Từ khối lượng FeS2 hay S ® Khối lượng SO2.
 + Theo (2): Từ khối lượng SO2 ® Khối lượng SO3.
 + Theo (3): Từ khối lượng SO3 ® Khối lượng H2SO4 (Lý thuyết)
 - Nếu lập sơ đồ biến đổi:
        S ® SO2 ® SO3 ® H2SO4
 và tính trực tiếp ngay theo quan hệ: S ® H2SO4
 - Có thể lập ngay dựa vào định luật bảo toàn khối lượng cho nguyên tố S để rút ra quan hệ: S ® H2SO4
 - Cần chú ý: Nếu theo (1) thì toàn bộ S trong FeS2 chuyển thành SO2 nên ta có được S ® SO2 (Thay cho tính theo FeS2), còn trong trường hợp bài toán khác, 
Ví dụ:
  Cu + 2H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + 2H2O
sẽ không có được quan hệ tỷ lệ S ® SO2 vì lượng S trong H2SO4 chỉ có 1 phần biến đổi thành SO2 nên phải dùng 2H2SO4 ® SO2.
III. PHẦN BÀI TẬP ÁP DỤNG
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(2),(3),(9)
Câu 1: 
Một nhà máy sản xuất phân bón ure theo phản ứng sau:
2NH3 + CO2 ® CO(NH2)2 + H2O
Nếu nhà máy sản xuất được 12kg ure trong 1 ngày thì lượng amoniac và CO2 cần dùng là: 
a) 6kg và 8kg	b)6,5kg và 8.2kg	c) 6,8kg và 8,8kg	
d) 4kg và 5kg	e) 6,7 và 8,5kg
Câu 2:
 Để trung hoà hoàn toàn 1,52 kg hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30g dung dịch HCl 3,65% . khối lượng muối clorua thu được là bao nhiêu ?
a) 2g	b) 3,4g	c) 2,075g
d) 3,075g	 	e) 4,075g
Câu 3: 
Hoà tan 20g hốn hợp gồm CaCO3, CaSO4 bằng dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 3,36 l CO2 (đktc) .Phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu là :
a) %mCaCO3= 30% và %mCaSO4= 70% 
b) %mCaCO3= 75% và %mCaSO4= 25% 
c)%mCaCO3= 65%	 và %mCaSO4= 35% 
d) %mCaCO3= 50% và %mCaSO4= 50% 
e) %mCaCO3= 40% và %mCaSO4= 60% 
Câu 4: 
Cho 1 dung dịch chứa 1,11g CaCl2 và 20,4g dung dịch AgNO3 25% . chất nào còn dư sau phản ứng và bao nhiêu gam?
a) CaCl2 dư và 0,9g 	b) AgNO3 dư và 1,6g	c) AgNO3 dư và 1,7g
d)CaCl2 dư và 1,7g	e) CaCl2 dư và 0,15g
giải thích sự lựa chọn đó 
Câu5:
 Hoà tan 4,05g nhôm bằng 200ml dung dịch H2SO4 1M . biết hiệu suất của phản ứng 75% . Thể tích H2 thu được (đktc) là:
a) 4,48l	b) 5,04l	c) 3,36l	d) 4,04l	e) 6,72l
Câu 6:
 Để hoà tan hoàn toàn 3,01g bột gồm nhôm và bari thì cần vừa đủ 350ml dung dịch HCl 0,2M .
theo em khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu ?
a) mAl = 0,19g và mBa = 2,82g
b) mAl = 0,95g và mBa = 2,06g
c) mAl = 0,27g và mBa = 2,74g
d) mAl = 3g và mBa = 0,01g
e) mAl = 1,01g và mBa = 2g
giải thích sự lựa chọn 
Câu 7: 
Cho a g FeCO3 vào dung dịch HCl dư . Sau đó dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch nước vôi trong , thu được 2g kết tủa . Khối lượng a là :
a) 1,5g 	b) 3g	c) 2,32g	d) 4g	e)1,79g
Câu 8: Cho 1,18g hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Cu vào dung dịch CuSO4 dư .
 Khi phản ứng kết thúc, ta thu được 2,56g một chất rắn . theo bạn , phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là:
a) 55,44% và 44.55%	b)70% và 30%	c) 20% và 80%
d) 45,76% và 54,24%	e) 35,76% và 64,24%
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn 3,4g hỗn hợp CH4 và H2 thì thu được 11,2l hơi H2O(đktc) . Thành phần % theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là:
a) 90%CH4 và 10% H2
b) 60%CH4 và 40% H2
c) 90,12%CH4 và 9,88% H2
d) 94,12%CH4 và 5,88% H2
e) 91,12%CH4 và 8,88% H2
Câu 10: 
Khi cho 9,6g CaC2 tác dụng hết với nước . Thể tích khí C2H2 (đktc) thu được là:
a) 33,6l 	b) 2,24l	c) 22,4l	d) 3,36l	e) 6,72l
hãy giải thích sự lựa chọn
Câu 11: 
Cho 13,8g rượu etylic tác dụng hết với kim loại natri. Thể tích khí H2 thu được ở(đktc) là:
a)11,2l	b)4,48l	c)2,24l	d)5,6l	e)3,36l
Câu12: 
Sự quang hợp của cây xanh đã tạo thành glucôzơ theo phản ứng:
6CO2 +6H2O + 2745kj ánh sáng	 C6H12O6 +6O2
	 Diệp lục
Nhiệt lượng toả ra mà cây xanh hấp thụ để tạo thành 1,08kg glucôzơ là:
a)10470kJ	b)14470kJ	c)15470kJ	d)16470kJ	e)17470kJ
Câu 13: 
Cho khí CO2( đktc) tác dụng với 80g dung dịch NaOH 25% để tạo thành hỗn hợp muối acid và muối trung hoà theo tỉ lệ số mol là 2/3. vậy thể tích khí CO2 cần dùng là:
a) 7 lit	b) 6,9 lit	c) 6,5 lit	d) kết quả khác
Câu 14:
 Thể tích dung dịch H2SO4 0,2M cần thiết để hoà tan hết 5,12g Cu theo phản ứng:
 PT: H2SO4 + Cu 	® CuSO4 + SO2 +H2O là: 
a) 800ml	b) 0,8lit	c) 400ml	d)cả a và b đều đúng
Câu 15:
 Hoà tan 10,8g hỗn hợp gồm Al, Mg và Cu vào dung dịch acid HCl 0,5M ta đựơc 8,96 lit hidro(đktc) và 3g một chất rắn không tan, khối lượng mõ kim loại có trong hỗn hợp là: 
mAl= 0,

File đính kèm:

  • docSKKN DE TAI TONG HOP CAC BT HOA HOAC THCS.doc
Giáo án liên quan