Tiểu luận Tôn giáo dưới góc nhìn của Triết học

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

Chương 1. Lịch sử hình thành của Tôn giáo 4

1.1. Các định nghĩa về Tôn giáo 4

1.2. Bản chất, nguồn gốc Tôn giáo 5

1.2.1. Bản chất 5

1.2.2. Nguồn gốc của Tôn giáo 6

Chương 2. Sự cần thiết của Tôn giáo trong đời sống con người và xã hội 8

2.1. Tôn giáo trong đời sống con người 8

2.2. Tôn giáo trong đời sống xã hội 9

2.2.1. Tôn giáo trong đời sống xã hội chưa có giai cấp 9

2.2.2. Tôn giáo trong xã hội có giai cấp 11

Chương 3. Tôn giáo Tương lai và sự nhận định của các triết gia về Tôn giáo Tương lai 13

3.1. Quan điểm của các triết gia về Tôn giáo Tương lai 13

3.2. Đạo Phật đáp ứng được các nhu cầu về một Tôn giáo Tương lai 15

3.3. Giá trị giáo dục của Phật giáo trong xã hội hiện đại 21

3.3.1. Giá trị giáo dục của Phật giáo – một giá trị nhân bản sâu sắc 21

3.3.2. Giáo dục con người sống có đạo đức và đạt được hạnh phúc 22

3.3.3. Xây dựng một xã hội văn minh và tự do 23

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 28

 

doc28 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tôn giáo dưới góc nhìn của Triết học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
Chương 3
TÔN GIÁO TƯƠNG LAI VÀ SỰ NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC 
TRIẾT GIA VỀ TÔN GIÁO TƯƠNG LAI
3.1. Quan điểm của các triết gia về Tôn giáo Tương lai
Albert Einstein khẳng định: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”. Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”.
Quan Điểm của B. Russell: Trong quan điểm về tôn giáo, trước hết B. Russell đã khẳng định, ba vấn đề quan trọng nhất đối với bất kỳ một tôn giáo nào đó là: 1. Thượng đế; 2. Linh hồn bất tử; 3. Ý chí tự do. Ông tự cho mình là trường hợp đặc biệt khi suy tư về ba vấn đề này theo thứ tự từ dưới lên trên, nghĩa là bắt đầu từ vấn đề “ý chí tự do”.
Thứ nhất: xuất phát từ luận cứ cho rằng “mọi chuyển động vật chất đều tuân theo những quy luật về động lực học”, B. Russell đã đi tới chỗ bác bỏ quan điểm “có ý chí tự do”.
Thứ hai: theo ông, thể chất và tinh thần hiển nhiên là có quan hệ với nhau và bất kể mối quan hệ đó là như thế nào thì cũng “không có lý do gì để cho rằng tinh thần còn tồn tại khi mà bộ óc đã thối nát”.
Thứ ba: B. Russell cho rằng, mặc dù từ trước tới nay “người ta đã đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh Thượng đế tồn tại”, nhưng “tất cả những lý lẽ đó tuyệt nhiên không có giá trị gì cả”. Với ba quan niệm này, ông đi đến kết luận: “Tôi không có một lý do gì để tin ở ba cái đó cả” và tuyên bố đã giải quyết xong vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quan niệm ban đầu của B. Russell về tôn giáo và chúng còn được ông tiếp tục nghiên cứu cùng với những vấn đề khác của tôn giáo.
Mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, khi đứng trên lập trường của triết học thực chứng mới, B. Russell đã sử dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên để chống lại những tín điều phí lý của tôn giáo và đề cao vai trò của con người. Một mặt, B. Russell đã sử dụng những thành tựu cơ bản của khoa học tự nhiên thế kỷ XVII – XVIII để loại trừ khái niệm mục đích ra khỏi hệ thống khái niệm của tư duy khoa học. Theo ông, ở thời kỳ này, khoa học tự nhiên đều thống nhất ở chỗ đòi hỏi cần phải được giải phóng hoàn toàn khỏi mục đích luận; mọi tri thức khoa học đều cho thấy tự nhiên là vương quốc của những nguyên nhân tác động, trong nó không có quan hệ mục đích, mà chỉ có quan hệ nhân quả. Mặt khác, B. Russell còn sử dụng những thành quả của học thuyết Darwin ra đời vào cuối những năm 50 của thế kỷ XIX để phản bác lại thế giới quan tôn giáo. Theo ông, học thuyết của Darwin đã chứng minh được rằng, các loài thực vật và động vật không phải là cố định mà luôn biến đổi; năng lực thích nghi của cơ thể, cấu tạo và lối ứng xử hợp lý của chúng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Rằng, những phát hiện này của Darwin và những thành tựu khác của khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học) đã tạo ra một bức tranh mới về thế giới tự nhiên thống nhất mà trong đó, với tất cả những sự khác biệt, các hình thức vận động khác nhau lại hoá ra là có liên hệ với nhau và được giải thích dựa trên các quy luật nội tại của chúng, chứ không phải do một Đấng tối cao nào tạo ra cả. Chính Darwin đã làm nên một cuộc cách mạng trong khoa học, bởi những thành tựu nghiên cứu của ông đã chứng tỏ rằng, chính con người đã tham gia vào quá trình tiến hóa của sự sống, chứ không phải con người ra đời nằm trong “kế hoạch” của Chúa.
Theo B. Russell, tôn giáo có nguồn gốc đầu tiên và cơ bản chính là do nỗi sợ hãi. Loài người luôn cảm thấy bất lực trước những gì mà mình gặp phải, chẳng hạn như sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên, trước những khó khăn mà nó luôn phải hứng chịu trong đời sống xã hội; thậm chí, con người còn sợ chính bản thân mình. Theo ông, có ba điều làm cho con người sợ hãi. Đó là, thứ nhất: con người “sợ thiên nhiên”, ví dụ “có thể bị sét đánh, hoặc bị chôn sống trong một cuộc động đất”; thứ hai: con người “sợ người khác”, chẳng hạn, trên chiến trường, kẻ thù có thể giết mình; thứ ba: con người sợ ngay những đam mê của chính mình. Bởi lẽ, “những đam mê có khi mãnh liệt quá, có thể thúc đẩy mình làm những điều mà sau khi bình tĩnh lại rồi, mình sẽ ân hận”. Do đó, con người luôn sống trong cảnh sợ hãi, và chính tôn giáo đã giúp cho con người bớt đi nỗi sợ hãi ấy.
Từ những nhận định trên chúng ta có thể nói rằng một tôn giáo được coi là tôn giáo tương lai khi tôn giáo đó thỏa mãn các điều kiện sau: thứ nhất tôn giáo đó phải là tôn giáo vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Thứ hai, tôn giáo đó phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên.
Chủ nghĩa Mác quan điểm các lý tưởng tôn giáo của tương lai, một tôn giáo mà cần phải kết hợp ít nhất bốn yếu tố:
Một là: Các tôn giáo cần được siêu, thừa nhận sự tồn tại của một số quá trình hoặc tổ chức xứng đáng với sự tôn trọng và tôn kính, cho dù nó được đặt tên là Đức Chúa Trời, Nữ thần, Đạo Vĩnh Cửu, các mặt đất của Đang, hay cái gì khác. Như Albert Hofmann đã nhận xét, “Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của thế giới tâm linh".
Hai là: Các tôn giáo về sự cần thiết trong tương lai sẽ được thể hiện, họ cần phải chấp nhận các thực thể trong thế giới biến mất và các khách thể là bị làm nghẽn tự phân đôi. Nó là tương đương với các “khoảng trống”, với “niết bàn”.
Ba là: Các tôn giáo trong tương lai là họ cần được xã hội có liên quan và giải phóng, chống độc tài và bất công xã hội. Các tôn giáo về sự cần thiết trong tương lai để đủ khả năng cơ hội để chia sẻ, tình thương, hoà bình, và biểu hiện của tình yêu. Tình yêu này nên được mở rộng cho môi trường tự nhiên, một nguồn tài nguyên đó đang bị đe dọa bởi sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm, sa mạc hóa, và sự hủy diệt của các khu rừng mưa.
Cuối cùng, các tôn giáo của tương lai cần phải làm việc với khoa học và không đối lập với phương pháp khoa học, thu thập dữ liệu khoa học, và khoa học lý thuyết hình thành.
3.2. Đạo Phật đáp ứng được nhu cầu về một tôn giáo tương lai
Phật giáo, theo cách ngôn của Thiền sư D.T. Suzuki là một tôn giáo khước từ mọi định nghĩa khách quan, vì định nghĩa là đặt giới hạn cho sự thăng hoa của nguồn mạch tâm thần. Ở đây, định nghĩa này hướng vào hai mục tiêu: một là lý trí thuần lý, hai là kinh nghiệm nội tại
Về mặt lý trí thuần lý, theo Phật giáo, ngôn ngữ và tư duy chỉ có khả năng phân tích, quan sát trên bề mặt sinh thái của con người và vũ trụ, nó là thể cách hoạt động thuộc hình nhi hạ. Trong khi đó, kinh nghiệm tâm linh là một cơ cấu thuyên thích nội tại, tự nó vốn đã thoát ly nhất nguyên, nhị nguyên và đa nguyên, nó thoát ly ngôn ngữ hình thái vì nó vô tướng, nó thuộc hình nhi thượng, tạm gọi là như vậy. Nói như thế không có nghĩa là Phật giáo chủ trương dẫn dắt con người đi vào một thế giới mông lung hương khói, mà chính là giúp con người xé toang bức màn mông lung hương khói của logic tư duy hữu ngã, đưa con người trở về cái bản thể thánh thiện ngay trong cái cơ cấu nội tại của chính con người. 
Suzuki tiếp: “Định nghĩa của Phật giáo phải là nguồn sinh lực uyên nguyên của chính nó thúc đẩy tới trước một dòng động mạch tâm linh, mang tên là Phật giáo”. Tại đây, tôn giáo theo Phật giáo sẽ không được bàn đến ở bất luận nơi nào thiếu vắng sinh thái tâm linh, hay là một sự nội chứng tự thể. Cố nhiên ở đây ta không thể tìm được một phê bác nào cho rằng sự quay trở về với bản thể uyên nguyên của mỗi người là quan điểm qui kỷ. Vì ngay từ đầu, khi cất bước quay trở về tự thân của mỗi cá thể. Trước hết, phải rũ sạch mọi chấp trước về cái tôi, cái của tôi và cái tự ngã của tôi. Nhưng cũng không vì vậy mà con đường ấy bị gọi là vô qui kỷ, vì ngay tại đó Phật giáo thiết lập một cứu cánh thực tại vốn bản nguyên, tự hữu và vĩnh hằng: nó là Tathata – Như như, một thực tại hiện sinh, một nguồn sống tương tục của tri giác và thực tại.
Do vậy, Phật giáo không phải là tín ngưỡng suông hay qui tắc thần khải do quyền lực thiêng liêng khai sáng và chỉ bảo, hoặc lòng kinh sợ một cái gì u huyền mình không biết; mà Phật giáo là giáo huấn đưa con người đi đến giác ngộ bằng con đường thực nghiệm, nội chứng tự thân. Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Như đất, người giữ tâm quân bình, có nếp sống kỷ cương, không còn nghe xúc động. Người ấy như trụ đồng, như ao hồ phẳng lặng, không bị bùn đất làm nhơ. Với người có tâm quân bình như thế, cuộc đi lang thang bất định của đời sống không còn lập lại nữa". Đạo Phật là tôn giáo tương lai vì thỏa mãn được điều kiện, đó là: một tôn giáo vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người, cũng như hàng loạt hệ thống giá trị có liên quan với con người, với thiên nhiên, như con chim, hòn đá, cành me Đó chính là mối tương quan Duyên sinh hiện hữu. Thông qua đó, con người thấy được mình, thấy được giá trị hiện hữu của mình cũng như đồng loại và dị loại, mà trong đó ý thức và hành động của con người cá thể tự nó qui định cho nó một định mệnh. Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa, nghiệp là thai tạng mà từ đó con người sinh ra". Kinh Pháp Cú, Đức Phật cũng dạy rằng: "Không ai có thể làm cho ta trở nên trong sạch, cũng không ai làm cho ta ô nhiễm, trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, chính ta làm cho ta ô nhiễm, và cũng chính ta làm cho ta trong sạch".
Ở đây, Đức Phật không hề thừa nhận vô luận một năng lực quyền uy tối cao có thể ngự trị cuộc sống của con người; chỉ có con người là kẻ duy nhất tạo tác, gặt hái

File đính kèm:

  • docTrần Thị Huế.doc
Giáo án liên quan