Tiểu luận Phát triển nguồn nhân lực

 Tạo lập môi trường hợp tác quốc tế thuận lợi cho sjư phát triển khoa học và công nghệ

Là một nước nông nghiệp còn lạc hậu, khoa học và công nghệ còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tài chính ít iỏi, các nguồn lực khác, đặc biệt là nguồn lực con người, tuy ta có tương đối dồi dào, nhưng phần lớn còn ở dạng tiềm năng, để có thể tiếp thu, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước chúng ta rất cần các nguồn lực bên ngoài. Các nguồn lực bên ngoài sẽ góp phần giúp chúng ta khai thác nguồn tiềm năng nội lực thành hiện thực. Vì vậy, sự hợp tác quốc tế là một yếu tố không thể thiếu được trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Cần tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài: FDI, ODA.

Thu hút nguồn vốn của nước ngoài để phát triển công nghệ là con đường ngắn nhất để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu có thể đạt mục tiêu căn bản trở thành một nớc công nghiệp vào năm 2020.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Phát triển nguồn nhân lực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng, của phương thức sản xuất và của xã hội nói chung. Về phương diện nhận thức luận, khoa học là giai đoạn cao của nhận thức - giai đoạn nhận thức lý luận.
Ngày nay, quan niệm về khoa học được phổ biến với những đặc trưng cơ bản sau dây:
- Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình, từ đó chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức của con người từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết,... Như vậy, tri thức khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Hệ thống tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc tuân theo những quy luật của logic học. Loại tri thức khoa học này, xét cho đến cùng cũng là sự phản ánh thế giới hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, một hệ thống tri thức được coi là tri thức khoa học phải bảo đảm tính đúng đắn, tính chân thực.
- Nhờ giáo dục, đào tạo, hệ thống tri thức khoa học có sức sống mãnh liệt, được phổ biến rộng rãi và lan truyền rất nhanh chóng. Tốc độ lan truyền đó đã tăng lên rất nhiều lần nhờ vào quá trình toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Nó không chỉ là sức mạnh, là sự biến đổi mau lẹ, mà còn là biểu hiện sự giàu có, thịnh vượng của mọi quốc gia, dân tộc và cá nhân.
- Hệ thống tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục của tư duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay nó đang trở thành tài sản chung của xã hội loài người.
Như vậy, qua một số những đặc trưng cơ bản trên đây về quan niệm khoa học, ta thấy nổi lên cái cốt lõi của khoa học - đó là hệ thống tri thức chân thực về tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học là hệ thống tri thức chân thực, nhưng có phải mọi tri thức chân thực đều là khoa học hay không? Để hiểu rõ điều này, chúng ta phải đi tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của tri thức, con đường từ tri thức đến khoa học.
² Quan niệm về công nghệ
Công nghệ theo nghĩa chung nhất có thể coi đó là tập hợp tất cả những sự hiểu biết của con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phowng tiện vật chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội.
Có ba nghĩa chủ yếu về công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Một là, công nghệ được coi như một bộ môn khoa học ứng dụng, triển khai (trong tương quan với khoa học cơ bản), trong việc vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Hai là, công nghệ được hiểu với tư cách như là các phương tiện vật chất - kỹ thuật, hay đó là sự thể hiện cụ thể của tri thức khoa học đã được vật thể hóa thành các công cụ, các phương tiện kỹ thuật cần cho sản xuất và đời sống.
Ba là, công nghệ bao gồm các cách thức, các phương pháp, các thủ thuật, các kỹ năng có được nhờ dựa trên cơ sở tri thức khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
Ngày nay, trong thời địa của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, hay cách mạng thông tin công nghệ lần thứ năm, khi mà khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trí tuệ con người đang giữ vai trò động lực trực tiế và quyết định sự phát triển của công nghệ nói riêng, và xã hội nói chung thì quan niệm về công nghệ, các thành phần cấu trúc của nó lại một lần nữa có sự mở rộng và phát triển rất cơ bản.
b. Vai trò của tri thức KH - CN trong việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Công nghiệp hóa là con đường phát triển tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Bởi vì, mục đích quan trọng nhất của công nghiệp hóa là phát triển sản xuất xã hội, trước hết là phát triển lực lượng sản xuất, nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp hóa với hiện đại hóa hiện nay là sự đổi mới về chất, là nhu cầu mới của sự phát triển xã hội và cũng là quy định mới của thời đại. Điều này, trước tiên, được quyết định bởi sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học và công nghệ và vai trò ngày càng tăng của chúng đối với nền sản xuất xã hội nói riêng, đối với toàn bộ đời sống xã hội nói chung. Trong những giai đoạn phát triển trước đây của xã hội loài người, sản xuất còn tách rời khoa học và công nghệ và thường là vượt trước sự phát triển của khoa học và công nghệ. Mói quan hệ giữa khoa học và công nghệ với sản xuất lúc ấy tuân theo quy luật: sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học.
Nói cách khác, sản xuất chưa thật sự gắn kết với khoa học và công nghệ, chưa được hiện đại hóa. Ngày nay trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong lĩnh vực này đang hình thành một quy luật mới: Những phát minh khoa học trở thành nền tảng cho những sáng chế công nghệ và đến lượt mình, công nghệ này được trực tiếp đưa vào sản xuất.
Điều đó chỉ có thể có được khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nghĩa là những tri thức khoa học nhanh chóng được vật thể hóa thành công cụ, phương tiện sản xuất, thành hệ thống công nghệ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất xã hội. Nhờ đó, ngày nay, sản xuất xã hội đã gắn liền với những phát minh, sáng chế trong khoa học và công nghệ; nó luôn được đổi mới và hiện đại hóa cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Hiện đại hóa nền sản xuất xã hội là nền tảng để thực hiện sự hiện đại hóa toàn bộ đời sống xã hội.
Hiện đại hóa nền sản xuất trước hết là hiện đại hóa trong lực lượng sản xuất để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, từ đó làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Khoa học và công nghệ là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, nếu như trong những giai đoạn phát triển trước đây, khoa học và công nghệ là những yếu tố gián tiếp của lực lượng sản xuất, đứng ngoài quá trình sản xuất trực tiếp theo nghĩa là từ khoa học, công nghệ đến sản xuất phải trải qua một thời gian biến đổi lâu dài, tới hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm thì ngày nay, nhìn chung, khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong một số nước công nghiệp phát triển, tri thức của những phát minh mới nhất ở một số lĩnh vực khoa học như tin học, điều khiển học, sinh vật học v.v... đã nhanh chóng được đưa vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... và từ đó, trực tiếp đi vào sản xuất và dịch vụ của xã hội. Bằng cách này, lực lượng sản xuất xã hội không ngừng được bổ sung và đổi mới theo hướng gia tăng tính hiện đại, tiên tiến.
Ngày nay xu hướng vận động chung của lực lượng sản xuất hiện đại là không ngừng thay thế dần các trang thiết bị kỹ thuật, các quy trình, hệ thống công nghệ chưa hoàn thiện (cho năng suấtt thấp, tiêu hoa nhiều nguyên, nhiên vật liệu, thải bỏ nhiều các chấy gây ô nhiễm môi trường v.v...) bằng những thiết bị, những hệ thống công nghệ cao, công nghệ làm sạch, mang nhiều hàm lượng tri thức. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng con đường phát triển khoa học và công nghệ. Như vậy, khoa học và công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, và đó là tiền đề, là cơ sở của hiện đại hóa nền sản xuất xã hội, vì lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định trong một phương thức sản xuất.
Con người với tri thức nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố cực kỳ quan trọng của lực lượng sản xuất. Khoa học và công nghệ cũng có vai trò to lớn, quyết định trong việc biến đổi yếu tố con người trong lực lượng sản xuất theo chiều hướng hiện đại. Khoa học và công nghệ đã đến với con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn, đã trang bị cho con người những tri thức lý luận và kinh nghiệm cần thiết để họ có thể nhanh chóng vận hành tốt và thích nghi với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, cũng như có đủ năng lực giải quyết những tình huống phức tạp, có vấn đề trong sản xuất và đời sống. Mặt khác, sự thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại dần của các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và đời sống đã buộc con người - với tư cách là yếu tố của lực lượn sản xuất - phải luôn nỗ lực học tập, thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất xã hội, để có thể nhanh chóng thích ứng với cuộc sống hiện đại. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của đội ngũ những người lao động không ngừng được nâng cao và được hiện đại hóa theo đà phát triển của khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, nếu theo cách hiểu mới về công nghệ thì sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay còn liên quan rất chặt chẽ, thậm chí còn có vai trò rất to lớn đối với quan hệ sản xuất. Công nghệ, theo cách hiểu mới, bao gồm 4 yếu tố: trang thiết bị, máy móc kỹ thuật... (là phần cứng của công nghệ); con người; thông tin; tổ chức và quản lý (ba yếu tố này là phần mềm của công nghệ). Như đã biết, trang thiết bị, máy móc kỹ thuật... và con người là thuộc về lực lượng sản xuất. Hai yếu tố thông tin, tổ chức quản lý, theo nghĩa chung, vừa là những yếu tố của lực lượng sản xuất, vừa là những yếu tố của quan hệ sản xuất. Thậm chí, bản thân con người, xét theo các mối quan hệ của nó trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố chủ thể của quan hệ sản xuất. Do vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ không chỉ có tác động mạnh mẽ đến sự ph

File đính kèm:

  • docT069.doc
Giáo án liên quan