Tiểu luận Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC 3

1.1. Nguồn gốc của nhà nước 3

1.2. Bản chất và chức năng của Nhà nước 5

1.2.1. Bản chất của nhà nước 5

1.2.2. Chức năng của Nhà nước 6

CHƯƠNG 2: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 8

2.1. Cơ quan lập pháp 8

2.2. Cơ quan hành pháp 8

2.3. Cơ quan tư pháp 9

CHƯƠNG 3: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 11

3.1. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 11

3.2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 11

3.3. Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam 11

3.4. Những thành tựu và những vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam 12

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 9127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các nước khác, mà thực chất và cơ bản là thực hiện lợi ích giữa các giai cấp thống trị trong mối quan hệ với các quốc gia khác nhau.
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động của nhà nước được diễn ra ở trong nước. Nhà nước sử dụng công cụ bạo lực và bộ máy thống trị nói chung để duy trì các mặt trật tự về kinh tế, chính trị xã hội và tư tưởng nhằm trấn áp các giai cấp khác và bảo vệ kinh tế, địa vị thống trị của giai cấp thống trị.
Trong hai chức năng đó thì chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoại bởi vì nhà nước ra đời và tồn tại là do cơ cấu giai cấp bên trong của mỗi quốc gia quy định. Sự thống trị của mỗi giai cấp được thực hiện trước hết và chủ yếu trên phạm vi quốc gia mà nó quản lý. Lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị là duy trị địa vị cai trị trong một quốc gia nhất định. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại, ngượi lại tính chất và nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội của nhà nước, làm biến đổi trong một giới hạn nhất định quá trình thực hiện chức năng đối nội.
CHƯƠNG 2
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
2.1. Cơ quan lập pháp
Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lập pháp do Quốc hội tiến hành.
Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Đây là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị tam quyền phân lập.
Lập pháp có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là nghị viện và quốc hội (lưỡng viện), mặc dù những tên này có nhiều nghĩa đặc trưng khác nữa. Trong hệ thống nghị viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính thức và chỉ định cơ quan hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp được xem là phân nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ quan hành pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền tăng thuế, thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác.
Lập pháp hiểu đơn giản là xây dựng luật và các văn bản dưới luật.
Cơ quan lập pháp: Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Đây là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị tam quyền phân lập.
2.2. Cơ quan hành pháp
Quyền hành pháp là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Quyền hành pháp do các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình.
Quyền hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập qui và quyền hành chính.
Quyền lập qui là quyền ban hành những văn bản pháp qui dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.
Hành pháp là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Quyền hành pháp do các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình.
Quyền hành pháp bap gồm hai quyền:
* Quyền lập quy: là quyền ban hành những văn bản pháp qui dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Quyền hành chính: là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.
2.3. Cơ quan tư pháp
Quyền tư pháp là quyền bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật. Quyền tư pháp do Tòa án và Viện Kiểm sát tiến hành.
Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp.
Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến cả quan tòa ở các cấp, những người thiết lập nền móng cho một bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống này hoạt động tốt. 
+ Tư pháp Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp.
Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến cả quan tòa ở các cấp, những người thiết lập nền móng cho một bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống này hoạt động tốt.
+ Tam quyền phân lập: là một thể chế chính trị với ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.
CHƯƠNG 3
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3.1. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của một đảng, đó là Đảng cộng sản Việt Nam, trên cở sở liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là công cụ quyền lực chủ yếu để nhân dân xây dựng một quốc gia độc lập XHCN theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Điểm bản chất của Nhà nước pháp quyền là nhà nước mang bản chất “của dân, do dân, vì dân”.
3.2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.3. Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp quyền nói chung, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng về nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 5 đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
Hai là, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực của nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước là trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ba là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, luật pháp. Ở đó hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Bốn là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của nhần dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận.
Năm đặc trưng trên là kết luận đã được rút ra từ việc thực hiện Chương trình “Tổng kết 20 năm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam “.
3.4. Những thành tựu và những vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam
Những thành tựu
Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang được đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan
Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Các đạo luật tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở các Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Những lần Hiến pháp được sửa đổi và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bản thân các cơ quan nhà nước. Vì vậy, có thể nói, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Quá trình này đã trải qua hơn nửa thế kỷ và đang được tiếp tục trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam xuất phát từ định hướng XHCN mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội với những mục tiêu như vậy thì công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và một nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu hướng toàn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước ta không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.
Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Việt Nam là một nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền đã được xác định trong lý luận và thực tiễn của một chế độ dân chủ hiện đại, vừa khẳng định đượ

File đính kèm:

  • docTrần Thanh Tâm.doc
Giáo án liên quan