Tiểu luận Lênin nói "Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập" từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kỳ quá độ

Thừa nhận sự tồn tại của 6 thành phần kinh tế dựa trên 3 hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất cũng có nghĩa là thừa nhận cả những xu hướng vận động khác nhau của mỗi thành phần kinh tế vì lợi ích riêng của chúng, trong đó tiềm ẩn cả khả năng phát triển theo hướng TBCN. Điều đó càng trở nên hiện thực trong xu thế toàn cầu hoá với sự chi phối của các thế lực tư bản tài chính quốc tế mong muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước ta theo con đường tư nhân hoá. Do đó, quan hệ sản xuất mới từng bước được xác lập phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể. Như vậy, cần quán triệt một số yêu cầu cơ bản sau:

- Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lênin nói "Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập" từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kỳ quá độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điểm biện chứng thì sự vật nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, tức là, các mặt có xu hướng, khuynh hướng trái ngược nhau. Chính sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn sự vật.
Khi nói mâu thuẫn biện chứng là nói đến mâu thuẫn tất yếu của những mặt trái ngược nhau, ví dụ, điện có cực âm, cực dương Trong các mặt đối lập, chúng vừa đấu tranh với nhau (với nghĩa tác động theo xu hướng trái ngược nhau) nhưng các mặt đối lập lại là thống nhất với nhau.
Thống nhất là tồn tại không tách rời nhau, làm điều kiện cho nhau tồn tại, phát triển, có mặt này thì mới có mặt kia. Thống nhất còn bao hàm thâm nhập nhau, trong mặt này chứa đựng mầm mống mặt kia, cho nên, chúng ta không nên tạo ra hàng rào tuyệt đối giữa các mặt đối lập mà phải thấy được có sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Chuyển hoá có trình độ từ thấp đến cao và dẫn đến sự chuyển hoá cuối cùng, tức là khi mâu thuẫn đã được giải quyết. Chuyển hoá cuối cùng có hai hình thức cơ bản: hình thức thay đổi vị trí cho nhau và hình thức các mặt đối lập cũ mất đi và hình thành những mặt đối lập mới.
Hầu hết các nhà triết học đều cho rằng thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đều có vai trò trong sư phát triển của sự vật. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn phát triển mà ta phải nhấn mạnh mặt này hay mặt kia. Khi sự vật còn ở giai đoạn phát triển, khi mâu thuẫn chưa gay gắt thì khi đó mặt thống nhất giữ vai trò chủ đạo, còn khi mâu thuẫn trở nên gay gắt, đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn lại là chủ đạo, chính yếu.
Ngày nay, sự "thống nhất" của các mặt đối lập ngày càng mở rộng. Những giải pháp khoa học và kỹ thuật tiên tiến, những vấn đề toàn cầu tạo ra môi trường thuận lợi cho sự mở rộng đó. Vì vậy, bước chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thể không mang những hình thái đặc thù: có thể cho phép các nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua một hay nhiều giai đoạn nào đó trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa.
II. Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 
Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có tính chất quá độ. Nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
2.1. Tính tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế (TPKT) ở Việt Nam 
Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng có phương thức sản xuất giữ vị trí chi phối. Ngoài ra, còn có phương thức sản xuất tàn dư của xã hội trước và phương thức sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Các phương thức sản xuất này ở vào địa vị lệ thuộc, bị chi phối bởi phương thức sản xuất thống trị.
Thành phần kinh tế là một loại hình của quan hệ sản xuất xác định tương ứng với trình độ và trình độ của lực lượng sản xuất nhất định đã ra đời nhưng chưa đạt tới độ thống trị trong nền kinh tế hoặc đang bị thủ tiêu dần.
Như vậy, phạm trù thành phần kinh tế và phương thức sản xuất đều phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng không đồng nhất về nội dung. Trong thời kỳ quá độ, mỗi phương thức sản xuất khi chưa hoặc không đóng vai trò thống trị, cũng không bị trị, lệ thuộc mà tồn tại như những "bộ phận", những "mảnh" trong mối quan hệ vừa thống nhất "xen kẽ", vừa đấu tranh bài trừ gạt bỏ, phủ định lẫn nhau của kết cấu kinh tế xã hội, thì đó là thành phần kinh tế. Khi một thành phần, một bộ phận nào đó giữ một vai trò thống trị đối với các thành phần (bộ phận, hình thức kinh tế khác) thì nó là một phương thức sản xuất đại diện cho hình thái kinh tế - xã hội đó.
Mỗi thành phần kinh tế có kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh của nó hợp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Nền kinh tế - xã hội nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế là vì các lý do sau:
- Khi giành chính quyền thì chính quyền mới tiếp quản nền kinh tế chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, gồm hai loại là tư hữu lớn (kinh tế tư bản chủ nghĩa) và tư hữu nhỏ (sản xuất nhỏ cá thể). Phương thức sản xuất cũ chưa thể mất đi, do đó tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế hợp tác.
- Trong một nền kinh tế thì các ngành, vùng kinh tế phát triển không đều về lực lượng sản xuất, tương ứng với nó là những quan hệ sản xuất, đó chính là cơ sở nảy sinh các thành phần kinh tế khác nhau.
- Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế - chính trị, các nước đều cần đầu tư của nước ngoài, hình thành thành phần kinh tế tư bản Nhà nước, đó là sự kết hợp đầu tư giữa nhà nước với các nhà tư bản, các công ty trong nước và ngoài nước.
- Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn; để giữ vững chính quyền cộng sản thì phải xây dựng thành phần kinh tế mới là kinh tế quốc doanh hay kinh tế nhà nước.
Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội.
2.2. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam 
Trên cơ sở nhận biết được tính tất yếu của việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác định nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế như sau:
2.2.1. Thành phần kinh tế nhà nước
- Là thành phần kinh tế mà vốn chủ yếu dựa trên sở hữu nhà nước hoặc phần sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế. Kinh tế Nhà nước gồm hai loại: Doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, tài chính, dự trữ nhà nước)
- Đặc điểm:
+ Thuộc sở hữu nhà nước
+ Thường bảo đảm những cân đối lớn trong nền kinh tế 
+ Vai trò: chủ đạo, mở đường, duy trì bộ máy nhà nước.
- Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
2.2.2. Thành phần kinh tế hợp tác.
- Là sự liên kết kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, khả năng và lợi ích của các bên tham gia, có thể dẫn tới hoặc không dẫn tới pháp nhân. Nòng cốt của thành phần kinh tế này là hợp tác xã: HTX nông nghiệp, thủ công, cổ phần
- Đặc điểm:
+ Sở hữu hỗn hợp
+ Là hình thức kinh tế linh hoạt, hiệu quả
+ Một chủ thể có thể tham gia vào nhiều hợp tác xã.
+ Sản xuất kinh doanh dịch vụ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế 
- Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, có thể trở thành kinh tế tư bản tư nhân hoặc kinh tế tư bản Nhà nước.
2.2.3. Thành phàn kinh tế tư bản nhà nước
- Là thành phần kinh tế mà Nhà nước và các nhà tư bản trong và ngoài nước hợp tác đầu tư qua việc liên doanh liên kết.
- Đặc điểm
+ Sở hữu hỗn hợp
+ Có sức mạnh về vốn, công nghệ, thị trường 
+ Sản xuất kinh doanh chủ yếu ở những ngành có lợi nhuận cao
+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh, tạo ra những ngành nghề, sản phẩm mới.
- Xu hướng vận động: tồn tại lâu dài, có thể chuyển hoá thành phần kinh tế tư bản tư nhân hoặc kinh tế nhà nước.
2.2.4. Thành phần kinh tế cá thể 
- Là thành phần kinh tế hs sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của bản thân là chính.
- đặc điểm:
 + Từ hữu nhỏ.
+ Người có sức lao động đồng thời là người có vốn, nếu có thuê thêm lao động thì gọi là tiểu chủ.
+ Hết sức manh mún và lệ thuộc.
- Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, có thể chuyển hoá thành kinh tế hợp tác, tư bản tư nhân hoặc kinh tế Nhà nước.
2.2.5. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân:
- Là thành phần kinh tế mà vốn do các nàh tư bản trong và ngoài nước đầu tư.
- Đặc điểm: 
+ Tư hữu lớn.
+ Thuê và bóc lột lao động làm thuê.
+ Thường chỉ kinh doanh những ngành ít vốn, lãi cao.
+ Mạnh về vốn, linh hoạt.
- Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, xã hội đòi hỏi phát triển thành phần kinh tế này, có thể chuyển thànah kinh tế hợp tác, kinh tế Nhà nước hoặc tư bản Nhà nước.
2.2.6. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành phần kinh tế này bao gồm phần vốn đầu tư của nước ngoài vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này có thể có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có thể liên kết, liên doanh, vói doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta.
Thành phần kinh tế này được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng vào suất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. So với Đại hội VIII, Đại hội IX đã tách thành một thành phần kinh tế riêng không để trong thành phần kinh tế tư bản nhà nước.
Đại hội IX cũng chỉ có: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đoạ. kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
2.3. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế.
Nền kinh tế hàng hoá quá độ trong đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những kiểu sản xuất hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau.
Tính thống nhất của các thành phần kinh tế thể hiện:
- Các thành phần kinh tế trong quá trình hoạt động không biệt lập nhau, mà gắn bó đan xem xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối quan hệ kinh tế, vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất.
- Mỗi thành phần kinh tế có vai trò và chức năng của nó trong đời sống kinh tế - xã hội và đều chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Sự thống nhất của các thành phần kinh tế còn vì yếu tố điều tiết thống nhất của hệ thống các quy kinh tế đang tác động trong thời kỳ quá độ và thị trường thống nhất.
Tuy nhiên, các thành phần kinh tế này tồn tại trong mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế với nhau thể hiện ở:
+ Mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu.
+ Mâu thuẫn giữa tư nhân với tập thể, với Nhà nước.
+ Mâu thuẫn giữa xu hướng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Mâu thuẫn là động lực của mọi sự vận động và phát 

File đính kèm:

  • docT052.doc