Tiểu luận Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với vấn đề phát triển kinh tế và phát triển con người toàn diện

 

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I : Một vài suy nghĩ về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 1. Vị trí của văn hóa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1

 2. Đặc điểm của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3

Chương II : Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với vấn đề phát triển kinh tế và phát triển con người toàn diện

 1. Văn hóa - mục tiêu, động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới 5

 2. Văn hóa với phát triển con người toàn diện 7

Chương III : Một số vấn đề đặt ra và giải pháp về phát triển văn hóa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 1. Vấn đề đặt ra từ sự tổng kết các nghị quyết của Đảng về văn hóa 12

 2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay 14

 2.1. Những giải pháp 14

 2.2. Một số kiến nghị 15

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với vấn đề phát triển kinh tế và phát triển con người toàn diện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầm chiến lược của tư tưởng đó và lấy đó làm cơ sở nền tảng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt đôïng của mình, Đảng ta luôn xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Tại bất kỳ đại hội nào của Đảng, đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng được nhất trí thông qua. Còn trên thực tiễn, Đảng ta đã làm tất cả những gì có thể làm được để đường lối đó trở thành hiện thực, để quần chúng nhân dân lao động ngày một nâng cao trình độ văn hóa và được hưởng ngày một nhiều hơn những thành quả văn hóa dân tộc.
	Khẳng định trong thời đại hiẹân nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội theo định hướng XHCN là một tất yếu khách quan, Đảng ta đã chỉ rõ, mục tiêu tối cao của sự nghiệp cao cả đó là nâng cao dần chất lượng sống cho mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi chúng ta thực hiện thành công sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhanh với việc cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với tư cách là năng lực nội sinh.
	Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ kinh tế và văn hóa trong quá trình phát triển chính là cơ sở, là nền tảng cho sự phát triển lâu bền, phát triển không chỉ vì thế hệ chúng ta hôm nay, mà còn vì tương lai của dân tộc chúng ta mai sau, vì tiềm năng sáng tạo của con người Việt Nam. Thực vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện thời, trong thực tiễn lịch sử – cụ thể của nước ta hiện nay, công cuộc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đang đêâàâø ra những yêu cầu hết sức cao và cũng trông đợi rất nhiều ở văn hóa. Một khi văn hóa không được phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc không được giữ gìn và phát huy với tư cách là năng lực nội sinh, mối quan hệ biện chứng và sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa không được chú ý thỏa đáng, thì không những tiềm năng sáng tạo của con người Việt Nam bị suy yếu, mà cả vận hội do sự phát triển tiếp theo với tiềm năng sáng tạo sẵn có của con người Việt Nam cũng không còn. Tăng trưởng kinh tế nhanh với cơ chế thị trường mà tách rời cội nguồn văn hóa dân tộc, không dựa trên cơ sở kế thừ a và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì chúng ta sẽ không thể tránh khỏi “lâm vào nguy cơ tha hóa” . Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa trong bối cảnh mở cửa, giao lưu, hội nhập và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống “sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác” .
	Trong bối cảnh toàn cầu hóa “thống nhất trong đa dạng”, cái làm nên sức mạnh thời đại cho một dân tộc, một xã hội trở thành hiện đại văn minh không phải chỉ là công nghệ, kinh tế mà còn là và hơn nữa, chủ yếu là văn hóa. Không nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ khoa học, công nghệ cũng như những giá trị văn hóa tinh thần trong kho tàng văn hóa nhân loại, chắt lọc, cải biến những giá trị đó và kết hợp chúng với những giá trị truyền thống trong nền văn hóa dân tộc chúng ta sẽ không thể có được một hệ thống giá trị văn hóa mới. 
 2. Văn hóa với phát triển con người toàn diện.
	Chúng ta không thể xem nhẹ vai trò của văn hóa đối với phát triển nói chung, phát triển con người toàn diện nói riêng, bởi chính văn hóa làm cho phát triển trở nên có ý nghĩa, mang lại cho con người tiềm năng sáng tạo, góp phần duy trì và phát triển tiềm năng sáng tạo đó của con người, hướng hoạt động sáng tạo của con người theo mục tiêu nhân đạo, nhân văn. Bất cứ sự phát triển nào về kinh tế, khoa học, công nghệ,... mà dẫn tới sự hủy hoại những giá trị văn hóa, truyền thống văn hóa dân tộc, làm xấu đi mối quan hệ vốn có giữa người với người đều là vô nghĩa và thắng lợi kinh tế, khoa học, công nghệ... đó dẫu có giành được cũng chỉ là “thắng lợi rỗng tuếch”, là hiểm họa không lường cho sự phát triển của một dân tộc, của mỗi con người trong cộng đồng dân tộc đó.
	Nói về vai trò của văn hóa trong phát triển, hơn 100 năm trước, C.Mác – người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã cảnh tỉnh toàn nhân loại rằng : “văn hóa nếu phát triển một cách tự phát, không được hướng dẫn một cách tự giác thì nó sẽ để lại đắng sau những hoang mạc” . Ngày nay, lời cảnh tỉnh đó của C.Mác đã ít nhiều chứng tỏ ở nơi nào đó trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã trở thành một bộ phận cấu thành của công cuộc cải tạo một cách căn bản toàn bộ nền văn minh nhân loại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội song, việc quá lạm dụng những thành quả của khoa học, công nghệ đã để lại những hậu quả đáng lo ngại cho tiến trình phát triển của nhân loại, cho số phận của mỗi con người. mỗi dân tộc. Đã có những quốc gia, dân tộc có nền kinh tế phát triển cao, đờiø sống vật chất của những người dân nơi dây có thể nói là khá cao, song họ lại đang gặp phải những vấn đề nan giải về phương diện xã hội, về môi trường sống của con người, về hiện tượng con người bị tha hóa.
	Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa có được một quan niệm thống nhất về mối tương quan giữa tiến bộ khoa học, công nghệ với sự phát triển con người, giữa khoa học với các chuẩn mực đạo đức, môi trường sinh thái, sự phát triển dân số....Song một điều đã trở nên rõ ràng là các vấn đề này đã trở nên đặc biệt gay gắt khi mà các nước phát triển cao đã xuất hiện các công nghệ mới, các phát minh mới trong công nghệ sinh học – những cái có khả năng làm thay đổi tính di truyền và tâm lý con người, và qua đó đến sự phát triển con người. Bởi thế, giờ đây, hơn bao giờ hết, người ta lại nói nhiều đến tính nhân văn của sự phát triển đến vai trò của văn hóa, của truyền thống văn hóa dân tộc tới sự phát triển con người theo hướng nhân đạo, nhân văn.
	Không phải ngẫu nhiên mà ngày 21-01-1988, ông Tổng giám đốc UNESCO - Federico Mayer trong lễ phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa”, đã đưa ra lời cảnh báo rằng : “Khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời môi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Ở nước ta, giáo sư Trần Văn Giàu – nhà khoa học xã hội và nhân văn có uy tín cao cả trong và ngoài nước cũng đã cho rằng một dân tộc khi “mất độc lập chính trị thì còn giành lại được”, còn khi đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc thì “sẽ mất hết” .
	Thật vậy, trong thời đại ngày nay, quá trình quốc tế hóa, quan hệ kinh tế, trao đổi thông tin khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, cùng nhau giải quyết những vấn đềø chính trị, xã hội, văn hóa, ảnh hưởng qua lại và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền văn hóa dân tộc ngày càng trở nên sâu sắc hơn đã khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên gắn bó vì giá trị nhân loại chung vì cuộc sống ngày một xứng đáng với con người. Các vấn đề ngày càng trở nên gay gắt, nguy cơ tồn tại của bản thân nhân loại ngày càng có ý nghĩa đặc biệt cũng đã khiến cho con người ngày càng gắn bó với nhau vì số phận chung của nhân loại. Quy mô và đôï sâu sắc của quá trình đó luôn đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình “hội nhập” chứ không “hòa tan” trong cộâng đồng quốc tế. Muốn vậy, chúng ta đồng thời phải chống cả hai thái cực – xu hướng mở cửa bê nguyên xi bên ngoài vào và xu hướng bế quan tỏa cảng, tự khép kín. Ngày nay, trước nguy cơ nền văn hóa của một số dân tộc trên thế giới bị tàn lụi trước sức tấn công và sự bành trướng của một vài trào lưu văn hóa phương Tây, UNESCO đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh. Tại hội nghị liên chính phủ do UNESCO tổ chức với sự tham gia của đại diện hơn 140 quốc gia và 100 tổ chức nhằm mục đích nâng cao vai trò của văn hóa trong chiến lược phát triển họp tại Stockholm (Thụy Điển) từ ngày 30-03-1998 đến ngày 02-04-1998, trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng giám đốc Federico Mayer một lần nữa cảnh báo rằng quá trình tòan cầu hóa có thể sẽ gây phương hại tới tính sáng tạo và đa văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa. Với lời kêu gọi mỗi dân tộc cần chấn hưng nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình, hội nghị đã thông qua kế hoạch hành động năm điểm dưới hình thức những đềø nghị đối với các nứơc thành viên. Đó là thúc đẩy quá trình tham gia và sáng tạo trong đ

File đính kèm:

  • docTriệu Quỳnh Như.doc
Giáo án liên quan