Tiểu luận Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

 Trang

Lời cảm ơn 1

Lời cam đoan 2

Mục lục 3

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 6

Chương 1:TỔNG QUAN VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP 6

 1.1. Khái niệm và đặc trưng của giai cấp 6

 1.2. Nguồn gốc hình thành giai cấp 10

 1.3. Kết cấu giai cấp 12

 1.4. Đấu tranh giai cấp 13

 1.5. Đấu tranh giai cấp – một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp 14

Chương 2:CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 16

 2.1. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nước ta hiện nay 16

 2.2. Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ hiện nay 17

 2.3. Đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội 19

 2.3.1 Đấu tranh trong lĩnh vực kinh tế 19

 2.3.2 Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa 20

 2.4 Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa lí luận và thực tiễn 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

 

doc26 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mất đi giai cấp thì không có gì khác là bảo vệ lợi ích cho tất cả các cá nhân trong xã hội.
Tổng kết lại thì sự phân chia xã hội thành giai cấp diễn ra torng lịch sử bằng hai con đường:
- Những người có chức có quyền trong bộ lạc chiếm hữu tài sản của công xã là của riêng và trở nên giàu có, tiến hành bóc lột nô lệ, tự binh qua chiến tranh.
- Sự phân hóa trong bộ lạc dẫn đến các thành viên trong bộ lạc mất hết tư liệu sản xuất, phụ thuộc vào những người chiếm đoạt tư liệu sản xuất (giai cấp thống trị) họ tham gia ngày càng đông đảo vào hàng ngũ của những người nô lệ.
1.3. Kết cấu giai cấp
Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp đến nay đều luôn tồn tại hai giai cấp cơ bản đối kháng gắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội đã. Đã là chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ; địa chủ và nông nô trong chế độ phong kiến; tư sản và vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Hai giai cấp của mỗi chế độ kinh tế – xã hội vừa là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế – xã hội vừa là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đã. Trong đã, giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế, xã hội đang tồn tại. Ngoài hai giai cấp cơ bản đã, thì mỗi kết cấu giai cấp xã hội còn có giai cấp không cơ bản (ví dụ là tập đoàn giai cấp tàn dư của phương thức sản xuất cũ hay là tập đoàn giai cấp là mầm mống của phương thức sản xuất tương lai, những tập đoàn giai cấp này chỉ là mầm mống hay là mầm mống tương lai của phương thức sản xuất đang tồn tại, chứ không phải là giai cấp cơ bản.
Như đã đề cập ở trên thì còn có các tầng lớp trung gian, là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, là kết quả của quá trình phân hóa xã hội không ngừng diễn ra trong xã hội. Nó không giữ địa vị cơ bản trong phương thức sản xuất đang tồn tại và rất dễ bị phân hóa, gia nhập vào giai cấp thống trị hoặc rơi vào các địa vị giai cấp bị trị. Đã là tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ, tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản.
Xã hội có giai cấp nào cũng tồn tại một tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng về kinh tế – xã hội – chính trị – văn hóa, đã là tầng lớp tri thức. Một câu hỏi đặt ra, vậy tri thức có phải là một giai cấp hay một tầng lớp đặc biệt đứng ngoài giai cấp. Tri thức là khái niệm dùng để chỉ những người làm nghề thuộc về lao động trí óc chứ không phải là khái niệm dùng để chỉ giai cấp. Bản thân một tri thức nào đã cũng xuất thân từ một giai cấp nhất định. Đã chỉ là xuất thân của một tri thức, chứ tri thức chỉ là một tầng lớp chứ chưa được gọi là giai cấp vì nó không gắn với một phương thức sản xuất nào.
1.4. Đấu tranh giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ giai cấp là quan hệ trái ngược nhau về địa vị, lợi ích cả kinh tế lẫn tinh thần. Quan hệ đã dẫn đến mâu thuẩn giữa thống trị và bị trị; giữa áp bức và bị áp bức; giữa bóc lột và bị bóc lột. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động của họ mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội, tinh thần. Vì có áp bức giai cấp nên tất yếu có đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn đối kháng giai cấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đấu tranh giai cấp. Chính vì vậy mà Lênin đã định nghĩa đấu tranh giai cấp là: “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bỏm; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản.
Do vậy, thực chất của cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích của giai cấp bị thống trị, bị bóc lột, bị áp bức, chống lại sự bóc lột, áp bức của giai cấp thống trị. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý để tránh hiểu nhầm rằng, giai cấp bị trị, bị bóc lột chống lại giai cấp thống trị không phải là chống lại sự thống trị của giai cấp thống trị mà chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Còn việc giai cấp nào nắm giữ địa vị thống trị đã là do lịch sử quyết định. Chẳng hạn, giai cấp công nhân tuy giữ địa vị thống trị nhưng không hề áp bức hay bóc lột giai cấp khác trong xã hội. 
Không có cái gì tự nhiên mà có cả, nếu mâu thuẫn đối kháng giai cấp là nguyên nhân trực tiếp của đấu tranh giai cấp thì nguyên nhân khách quan đã là sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện về mặt xã hội đã là mâu thuẫn giai cấp lao động bị thống trị, bị áp bức với giai cấp thống trị, bóc lột, áp bức. Bởi vì giai cấp lao động luôn là lực lượng sản xuất chính của xã hội nên nó đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, hiện đại. Trong khi giai cấp thống trị, bóc lột thì lại dựng sức mạnh kinh tế, chính trị, tư tưởng, kể cả bạo lực để bảo vệ chế độ đương thời, nên nó luôn đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.
Các giai cấp bóc lột của các hình thái xã hội khác nhau cũng có thể đối kháng về lợi ích như giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Nhưng trước sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột, chúng dễ dàng liên kết với nhau. Do đó, thực chất của đối kháng giai cấp là đối kháng lợi ích giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột.
Đấu tranh giai cấp không chỉ đơn thuần là giải quyết các mâu thuẫn đối kháng giữa các tầng lớp, giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội mà đấu tranh giai cấp lại có một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, chính là động lực phát triển của xã hội có giai cấp.
1.5. Đấu tranh giai cấp – một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp
Vai trò động lực, thúc đẩy sự phát triển xã hội có giai cấp trước hết thể hiện ở chỗ thông qua đấu tranh giai cấp, sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mang trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu được giải quyết, lúc đã tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng sức sản xuất xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới với giai cấp thống trị, bóc lột, giai cấp đại biểu cho những lợi ích gắn liền với quan hệ sản xuất lỗi thời nhưng còn đang thống trị. Mâu thuẫn đã được giải quyết bằng cuộc đấu tranh cách mạng mà đỉnh cao là cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng này sẽ thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, mở ra địa bàn mới cho sản xuất xã hội phát triển.
Đấu tranh giai cấp không những là động lực phát triển của xã hội có giai cấp trong thời kỳ cách mạng xã hội mà cả trong thời kỳ hoà bình (thời kỳ mà quan hệ sản xuất chưa mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất). Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy: “kể từ 1825 sự phát sinh và sử dụng máy móc chỉ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các chủ xí nghiệp và công nhân”. Sự chống đối của công nhân ngăn chặn chủ tư bản tăng lợi nhuận bằng con đường kéo dài ngày lao động, buộc họ phải chú ý sử dụng kỹ thuật hoàn thiện hơn để rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhờ kết quả của việc nâng cao năng suất lao động. Những cải cách tiến bộ nhất ở mỗi nước nào đã là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong nước và áp lực của cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước trên thế giới.
Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản động mà còn có tác dụng cải tạo bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đã sẽ lãnh đạo cách mạng. Một khi đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng thì giai cấp đã sẽ trưởng thành trong nhận thức và hành động. Thành tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội, không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tiến bộ chống lại các thế lực thù địch, phản động.
Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của lịch sử tùy thuộc vào tính chất, trình độ phát triển của các cuộc đấu tranh. Những cuộc đấu tranh mang tính chất quần chúng rộng lớn do lực lượng xã hội tiến bộ lãnh đạo được tổ chức khoa học có tác dụng đặc biệt to lớn trong việc đánh đổ sự thống trị của giai cấp phản động, thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong xã hội có giai cấp, sự phát triển của các mặt văn hóa, nghệ thuật và các mặt khác của đời sống xã hội là do cuộc đấu tranh giai cấp thúc đẩy nên nó không thể không mang dấu ấn của đấu tranh giai cấp.
.Chương 2:
CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
	Từ những lý luận đã trình bày ở trên, giúp ta có thể hiểu rõ hơn về đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản từ lúc chưa giành được chính quyền cho đến sau khi giành được chính quyền về tay giai cấp vô sản, đặc biệt là khi chuyên chính vô sản được thiết lập.
2.1. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nước ta hiện nay
	Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nước ta có đặc trưng là gắn liền và được tiến hành ngay sau cuộc cách mạng giải phóngdân tộc dân chủ nhân dân. Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu. Thật vậy, đất nước chúng ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà thời kỳ quá độ là thời kỳ tồn tại đan xen giữa cái cũ và cái mới. Cái cũ ở đây chính là giai cấp tư sản, mặc dù không còn giữ địa vị thống trị nhưng cơ sở kinh tế – xã hội của nó vẫn còn; cái mới chính là giai cấp công nhân đã đã giành được chính quyền nhưng khả năng, cơ sở kinh tế vẫn chưa vững chắc để đảm bảo cho chính quyền đang có, nền chuyên chính vô sản đang được thiết lập. Cho nên, vẫn còn phải đấu tranh, đấu tranh để xóa bỏ tận gốc tàn dư của cái cũ đang kìm hãm sự phát triển của cái mới. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản đang phát triển thành hệ thống quốc tế, chúng liên minh tối đa để bóc lột giai cấp vô sản. Do đó, giai cấp vô sản đấu tranh từng giờ từng phút từng giây. Mục tiêu của họ không chỉ là giành lại lợi ích riêng tư, giải phóng cho mình mà giành chính quyền để nhân dân lao động làm chủ, xóa bỏ tận gốc, triệt để người bóc lột người.
	Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp

File đính kèm:

  • docNguyễn Đình Thiền.doc
Giáo án liên quan