Tiểu luận Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở

Tên đề mục Trang

A/ . Đặt vấn đề 02

B / . GiảI quyết vấn đề 04

 Chương I. Quan niệm về bản sắc văn hoá dân tộc trong 04

thời kỳ nền kinh tế mở .

 I /. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ? 04

 II /. Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở . 05

 Chương II: Tại sao phải đưa ra vấn đề giữ gìn bản sắc 08

 văn hoá dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở .

 I /. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam 08

 tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .

 II /. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc . 12

 Chương III : Bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển của 14

 đất nước.

 I /. Vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế 14

 thị trường

 II /. Phát huy nội lực văn hóa trong quá trình phát triển . 16

 III /. Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc . 19

 Chương IV : Một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc văn 20

hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển .

 I /. Một số giải pháp trước mắt để xây dựng một nền văn hóa 20

 tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .

 II /. Biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực trong đời sống 21

 văn hoá xã hội của đất nước .

 

doc26 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ta xây dựng .
 Tính chất tiên tiến của nền văn hoá còn phảI thể hiện cả trong hình thức biểu hiện , trong những cơ sở vật chất kỹ thuật , phương tiện để chuyển tảI nội dung . Ví dụ : trong phong cách văn chương , trong công nghệ truyền hình , điẹn ảnh , trong kiểu dáng kiến trúc , trong thiết kế những công trình tượng đàI , những khu vui chơi giải trí , v.v... ở đây , tiên tiến thường có nghĩa là hiện đại , song không phải đã là hiện đại thì loại trừ bản sắc dân tộc và càng không được nhầm lẫn hiện đại với “ chủ nghĩa hiện đại” tắc tị, bệnh hoạn , nhất là trong nghệ thuật , văn thơ .
b>. Nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc .
 Tính chất tiên tiến của nền văn hoá Việt Nam không tách rời bản sắc dân tộc.Nói đến văn hoá là nói đến dân tộc . Văn hoá bắt rễ sâu trong đời sống dân tộc qua trường kỳ lịch sử . Văn hoá là bộ mặt tinh thần của dân tộc . Bản sắc dân tộc của văn hoá , như người ta thường nói , là cái căn cước , cái chứng chỉ của một dân tộc . Nó chỉ rõ anh là ai , thiéu nó , anh không tồn tại như một giá trị . Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc cho dân tộc ta biết bao giá trị truyền thống tốt đẹp . Đó là chủ nghĩa yêu nước , lòng nhân ái bao dung , trọng nghĩa tình , đaọ lý , là tính cố kết , cộng đồng ... Nhờ sức mạnh những giá trị đó , dân tộc Việt Nam đã chiến thắng bao thử thách khắc nghiệt của thiên tai , địch hoạ để tồn tại và phát triển như ngày hôm nay . Bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá trước hết là bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần đó . Cố nhiên bản sắc dân tộc có cả nội dung và hình thức . Cùng với những giá trị tinh thần , bản sắc dân tộc của văn hoá còn được đặc trưng bởi các phương thức biểu hiện độc đáo . Đó là tiếng nói của dân tộc , là tâm lý , là phong tục tập quán , là cách cảm nghĩ của dân tộc , là những hình thức nghệ thuật truyền thống ,v.v... Nước ta có 54 dân tộc . Trong nền văn hóa đa dân tộc của nước ta , mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc riêng của mình . Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc anh em sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam , tạo nên sự phong phú đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam .
II /. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc .
 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là chăm lo cho sự trường tồn và phát triển sức sống của dân tộc . Song đIều này khác hẳn xu hướng phục cổ như đã xảy ra gần đây ở nhiều nơI trong ma chay , cưới xin , lễ hội . Trong bàI nói tại Hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30-10-1958 , Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ : “ Nói khôi phục vốn cũ , thì nên khôi phục cái gì tốt , còn cái gì không tôt thì phải loại dần ra . Xem ra thì năm nay tương đối khá , còn như năm ngoái , thì khôi phục vốn cũ , thì khôi phục cả đồng bóng , rước xách thần thánh . Vì khôi phục như thế , nên ở nông thôn nhiều nơi quên cả sản xuất , cứ trống mõ bì bõm , ca hát lu bù ...” . Trong vốn cổ dân tộc , chúng ta giữ lấy và phát huy những di sản nào , từ bỏ những di sản nào , điều đó không thể không đặt ra khi nói về những giá trị truyền thống . Sự cân nhắc và lựa chọn ấy thể hiện quá trình tự ý thức dân tộc , quá trình tự nhận thức , tự khám phá về mình xuất phát xuất phát từ tầm cao mới của lịch sử , là quá trình “ gạn đục khơi trong” và là sự tiếp nối dòng chảy liên tục của lịch sử dân tộc trong thế giới hiện đại . Với ý nghĩa đó , phát huy và bảo vệ bản sắc dân tộc của văn hoá đòi hỏi sự phát triển , sự sáng tạo không ngừng . Mệnh đề “ đậm đà bản sắc dân tộc” đó không thể tách rời mệnh đề “ văn hóa tiên tiến” và ngược lại . 	
* Trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế lại càng phải nhấn mạnh yêu cầu ra sức kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc . Đó không chỉ là ý thức trách nhiệm , mà còn là niềm tự hào , tự tôn dân tộc , bởi “ Nước Đại Việt ta từ trước , Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” . Những đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước , yêu lao động , lòng nhân ái , vị tha và tính cộng đồng . Những giá trị truyền thống đó đã từng là nguồn sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước . Ngày nay , bước vào thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá , những truyền thống ấy vẫn đang là những đòi hỏi cần phải có đối với mọi người . Không phải bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này cũng có được may mắn kế thừa những truyền thống và bản lĩnh văn hoá như vậy . Dân tộc Việt Nam có truyền thống tự tôn nhưng không tự cao , tự đại ; càng không đóng cửa để tự ngắm tự cô lập mình .
 Cũng như suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc , từ khi Đảng ta ra đời , phần lớn thời gian là phải lãnh đạo nhân dân tiến hành chiến tranh chống xâm lược , bảo vệ nền độc lập dân tộc . Thế nhưng , chúng ta chưa bao giờ chủ trương một thái độ bài ngoại về văn hoá , kể cả với nền văn hóa của nước đang là kể thù xâm lược . Trái lại , Đảng ta luôn nhấn mạnh tính dân tộc đồng thời với tính khoa học và đại chúng ; tính tiên tiến gắn với yêu cầu phải đậm đà bản sắc dân tộc . Đó chính là bản lĩnh văn hoá của Việt Nam . Nhờ đó , dù trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đứng trước âm mưu đồng hoá văn hoá của đủ loại kẻ thù , nhưng “ Bốn nghìn năm ta lại là ta” ; bản sắc văn hóa Việt Nam không biến mất , không phai nhạt , trái lại , càng ánh lên nét riêng long lanh , đặc sắc . Nó đã góp cho nền văn hoá nhân loại không chỉ là trống đồng Đông Sơn , Truyện Kiều , các làn đIệu dân ca quan họ ... mà còn là những danh nhân văn hoá mà nổi bật là Hồ Chí Minh , một con người , một sự nghiệp , một giá trị văn hoá vừa đậm đà bản sắc Việt Nam , vừa chứa chan tính nhân loại . Và cả hai phẩm chất ấy đều ở đỉnh cao .
 Phải với một dân tộc có ý chí tự lập , tự cường và là lòng tự tôn mãnh liệt mới sản sinh ra những áng hùng văn Nam quốc sơn hà , Bình ngô đại cáo ... Phải với một dân tộc rất tự hào với truyền thống văn hóa của mình mới có thể tuyên thệ : “ Đánh cho để dài tóc , đánh cho để đen răng ... đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” . Nền văn hoá ấy chính là khí phách , là tôm hồn dân tộc , là tài sản vô giá của đất nước và của mỗi con người Việt Nam . Nó là nồi cơm văn hoá Thạch Sanh không bao giờ vơi , được phân chia đến từng dòng sữa mẹ , từn lời ru những đứa con vừa lọt lòng mẹ của dân tộc , là trăm nghìn câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác . Chính nó là cội nguồn sâu lắng trong mỗi con người Việt Nam dù đến lúc có dư thừa các tiện nghi vật chất, nhưng vẫn ước mong được nghe các làn đIệu dân ca , được tắm hồn mình trong nền văn hoá dân tộc .
 Trong nền văn hóa có chiều sâu và tầm cao như vậy , càng đi vào kinh tế thị trường , mở rộng giao lưu quốc tế , đi vào công nghiệp hoá , hiện đại hoá , chúng ta càng phải nâng niu , gìn giữ và phát huy để góp phần vào sự nghiệp vẻ vang là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội . Chủ trương giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không hề đồng nghĩa với bảo thủ , tự cô lập , đóng kín , khư khư bám giữ lấy cái cũ . Bản sắc văn hoá không phải là những giá trị tạm thời , nay còn mai mất ; song nó cũng không là cái không bao giờ thay đổi được và khôn gcần sửa đổi . Trái lại , bản sắc văn hóa dân tộc cũng không ngừng phát triển , đổi mới , phản ánh sự phát triển và đổi mới của dân tộc . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “ Cái gì cũ mà xấu , thì phảI bỏ ... Cái gì cũ mà không xấu , nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý ... Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm” . 
 *
Chương III : Bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển của đất nước.
 I /. Vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường 
 Ngày nay , phát triển đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia , đồng thời cũng là thách thức hết sức gay gắt dối với toàn nhân loại . Cần phải huy động những nguồn lực nào để phát triển và phải làm gì để ngăn ngừa những tiêu cực phát sinh trong quá trình phát triển ,v.v... đang là những câu hỏi lớn đặt ra đối với nhiều quốc gia . Cho đến bây giờ , tuy còn có các ý kiến khác nhau trong việc định nghĩa văn hoá là gì , nhưng mọi người đều thống nhất trong sự thừa nhận về mối quan hệ qua lại của văn hoá với kinh tế , vai trò động lực của văn hoá đối với kinh tế . Những ý kiến coi văn hoá đứng ngoài kinh tế hay lệ thuộc một cách thụ động đối với kinh tế không còn được chấp nhận . Tuy nhiên , khi chúng ta nhấn mạnh yếu tố văn hoá thì đIều đó không có nghĩa là đặt vị trí của văn hoá cao hơn kinh tế , mà để thấy sự gắn bó của chúng trong khi hướng tới mục tiêu phát triển .
 Những thành tựu hoặc vấp váp trong quá trình phát triển kinh tế , xã hội ở nhiều nước trên thế giới đều chứng minh tầm quan trọng của nhân tố văn hoá , trước hết là ở việc có bảo vệ , phát triển được hay không những tiềm năng phong phú và đặc sắc của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của đất nước . Sự đúng đắn hay sai lạc trong định hướng phát triển văn hoá đều đưa đến thành tựu hay thất bại không riêng cho văn hoá , mà cho cả kinh tế và mọi mặt khác của đời sống xã hội , đặc biệt là về tư tưởng , đạo đức , lối sống . Những hậu quả của sự sai lầm về chính sách văn hoá thường kéo dài và khó sửa hơn những hậu quả về kinh tế . Do đó không phải không có cơ sở khi người ta lo ngại một sự “ phá sản” , “ xuống cấp” về văn hoá hơn sự phá sản , xuống cấp trong kinh tế , bởi những mất mát trong lĩnh vực văn hoá thường dẫn tới những hậu quả rất lâu dài và nghiêm trọng .
 Với điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay , trong vòng vài ba chục năm , một dân tộc có thể vượt lên rất nhanh , chiếm lĩnh được những đỉnh cao về kinh tế , kỹ thuật , công nghệ . Nhưng để trở thành một quốc gia phát triển về văn hoá , thì vài ba chục năm hoàn toàn chưa thấm vào đâu . Một quốc gia giàu có về kinh tế , trong mười năm có thể đổi mới , nâng cấp toàn bộ hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật , nhưng để có được một cơ sở hạ tồng văn hoá tiến bộ và phát triển , thì còn khó gấp trăm lần và không thể chỉ bằng tiền mà giải quyết được .
 Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện , thực hiện cơ chế thị trường và chính sánh đối ngoại rộng mở , làm bạn vớ tất cả các nước , phấn đấu vì hoà bì

File đính kèm:

  • docT001.doc
Giáo án liên quan