Tiểu luận Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa đến văn hoá truyền thống của Việt Nam

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

Chương 1: Triết học Trung Hoa cổ trung đại

 1.1. Đặc điểm chính trị, xã hội Trung Hoa cổ trung đại

 1.1.1. Địa lý

 1.1.2. Nhân chủng học

 1.1.3. Hoàn cảnh lịch sử phát sinh các học thuyết triết học

 1.2. Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Hoa cổ - trung đại

 1.3. Các tư tưởng triết học có ảnh hưởng đến sự hình thành Nho giáo

 1.3.1. Tư tưởng triết học về Âm Dương

 1.3.2. Tư tưởng triêt học về Ngũ Hành

Chương 2: Nho giáo

 2.1. Các tác phẩm kinh điển của nho giáo

 2.2. Những tư tưởng triết học cơ bản của nho gia

 2.2.1. Về tự nhiên vũ trụ

 2.2.2. Về đạo đức

 2.2.3. Về chính trị

 2.2.4. Về nhận thức luận

Chương 3: Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa đến văn hoá truyền thống của Việt Nam

 3.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam

 3.2. Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa đến văn hoá truyền thống của Việt Nam

 3.2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo tới xã hội cũ

 3.2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ cách mạng dân tộc và trong thời kỳ mới

C. KẾT LUẬN

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc27 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa đến văn hoá truyền thống của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thống các phép ứng sử ở đời để lớn lên gánh vác việc nước. Theo các Nho gia sách Đại học do Tăng Tử soạn ra để lý giải các lời nói của Không Tử.
 Mục đích của sách này là nói về đạo quân tử, trước hết phải sửa cái đức của mình cho sáng tỏ để mọi người noi theo, làm sao cho đến chỗ chí thiện. Muốn được như vậy phải sử dụng tám điều mục. Cái gốc của đạo quân tử là sự “tu thân”.
Trung Dung: là sách do Tử Tư soạn ra. Ông là học trò của Tăng Tử, là cháu của Khổng Tử. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn lời của Khổng Tử về đạo “trung dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn ở mức trung hoà, không thái quá, không bất cập, phải cố gắng ở đời theo nhân lễ nghĩa trí tín cho thành người quân tử và cuối cùng thành thánh nhân.
Luận Ngữ: Là sách nghi chép lại các lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của các thánh nhân. Học sách luận ngữ cho phép người học hiểu về tư cách, tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người hiểu tâm lý của từng học trò và khéo léo giảng dạy thích hợp với từng học trò, phù hợp với từng trình độ và hoàn cảnh của mỗi người. Luận ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình, đức độ của Không Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
Mạnh tử: Là bộ sách được soạn bởi Mạnh Tử và các học trò của ông. Ghi chép lại các điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, với các học trò cùng với lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác. Sách Mạnh Tử chia thành hai phần : Tâm học và chính trị học.
- Tâm học: Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do trời phú. Sự giáo dục phải giữ tính thiện đó làm cơ bản giữ nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho con người. Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm con người chỉ vì ta đắm chìm trong vật dục nên lương tâm bị mờ tối thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo thiên, ông cho rằng nó là tinh thần của người và trời đã hợp nhất.
- Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và táo bạo trong thời kỳ quân chủ chuyên chế đang thịnh hành. Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng của mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt qua ngoài luật pháp đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục để dân hiểu rõ pháp luật mà noi theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.
Chủ chương về chính trị của Mạnh Tử là vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể bắt bẻ được. 
Ngũ Kinh
Ngũ kinh gồm có: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu.
Kinh Thi: Sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử soạn định thành 300 thiên nhằm giáo dục con người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
Kinh Thư: Ghi lai các truyền thuyết biến cố về các thời vua trước Khổng Tử. Khổng Tử soạn định lại để các ông vua thời sau noi gương các bậc minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như vua Trụ, Kiệt.
Kinh Lễ: Ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại, mong làm công cụ để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: “Không học kinh lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách luận ngữ).
Kinh Dịch: Nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa dựa trên các khái niệm Âm – Dương, Bát quái,  
Kinh Xuân Thu: Ghi lại các biến cố xảy ra tại nước Lỗ quê hương ông. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà còn theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục vua chúa. Ông nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng bởi kinh Xuân Thu này”. Đây là cuốn sách mà ông tâm đắc nhất.
2.2. Những tư tưởng triết học cơ bản của nho gia
	Trong các tác phẩm kinh điển của Nho gia thể hiện rõ những xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Những người sáng lập Nho gia nói về tự nhiên không nhiều. Với nho gia chúng ta cần lưu ý một số tư tưởng triết học cơ bản sau :
Về tự nhiên vũ trụ 
Với Nho gia trời có ý nghĩa bậc nhất. Khổng Tử thường nói đến “trời”, “mệnh trời”, “đạo trời”. Nhưng khi giảng đạo lý của mình ông lại không nói rõ ràng và hệ thống, ông chỉ cần vận dụng khái niệm, phạm trù “trời”, “mệnh trời”, “đạo trời” làm chỗ dựa thiêng liêng cho học thuyết và đạo lý là được.
Nho gia gộp trời đất vào một thể, quan tâm chú ý tới tính chất động hơn tính chất tĩnh. Quan niệm về vấn đề này biểu hiện rất đầy đủ qua từ “Dịch”. Nguyên tắc của nó đã được ghi trong kinh dịch.
Nho gia tin vào vũ trụ quan dịch, cuộc vận hành, biến dịch khôn lường của vũ trụ con người không thể cưỡng lại được. Khổng Tử gọi đó là “thiên mệnh”. Và ông coi việc hiểu biết về trời đất là một điều kiện trở thành người hoàn thiện.
Nho gia tin vào quỷ thần, nhưng quan điểm về quỷ thần có tính chất lễ giáo hơn là tính chất về tôn giáo. Khổng Tử cho rằng quỷ thần là khí thiêng của trời đất tạo thành, và quỷ thần không có tác dụng chi phối cuộc sống con người, ông phê phán sự mê tín quỷ thần.
Về đạo đức 
Nho giáo sinh từ một xã hội chiếm hữu nô lệ trên đường suy tàn, vì vậy Khổng Tử luyến tiếc và cố gắng duy trì chế độ ấy bằng đạo đức.
“Đạo” theo nho gia là quy luật biến chuyển của trời đất, muôn vật. Đối với con người đạo là con đường đúng đắn phải noi theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp. Đạo của con người phải phù hợp với tính của con người và do con người lập lên. Trong kinh dịch sau hai câu “Lập đạo của trời nói âm và dương”, “Lập đạo của đất nói nhu và cương” là câu “Lập đạo của người nói nhân và nghĩa”.
“Nhân nghĩa” theo cách hiều thông thường “nhân là lòng thương người”, “nghĩa là dạ thuỷ chung”, bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc; mọi đức khác của con người đều từ nhân nghĩa mà ra cũng như vạn vật muôn loài trên trời dưới đất đều từ âm dương, nhu cương mà ra.
Đạo nhân có ý nghĩa rất lớn với tính của con người do trời phú. Tính của con người do trời phú mà cứ buông lơi thì không tránh khỏi tình trạng biến chất theo muôn vàn tập tục, tập quán. Trong tình cảnh ấy con người có thể dẫn đến tình trạng vô đạo, dẫn đến cả nước vô đạo, thiên hạ vô đạo. Vì vậy Khổng Tử coi trọng giáo hơn chính. Ông đặt giáo hoá lên trên chính trị. Chủ trương giáo của Khổng - Mạnh là mở trường dạy học, biên soạn ngũ kinh, tứ thư nhằm giúp con người trau dồi tư tưởng đạo đức. Chính hoạt động này của Khổng - Mạnh lập lên trường phái triết học gọi là Nho giáo. Một cách khái quát kinh điển Nho gia về mối quan hệ giữa đạo và đức trong cuộc sống con người: đường đi, lối lại đúng đắn phải theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp là đạo, noi theo đạo một cách nghiêm chỉnh đúng đắn trong cuộc sống thì có đức trong sáng quý báu ở trong tâm. 
Trong kinh điển Nho gia ta thấy có năm quan hệ lớn bao quát gọi là “ngũ luân” được khái quát là: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bầu bạn. Trong những quan hệ ấy Kinh Lễ nêu lên mười một đức lớn: Vua nhân, tôi trung, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời, trưởng có ân, ấu ngoan ngoãn, với bầu bạn phải có đức tín.
Tóm lại, nội dung cơ bản đạo đức của nho gia là luân thường. “Luân” có năm điều chính gọi là “ngũ luân” đều là những quan hệ xã hội, trong đó có ba điều chính là vua tôi, cha con, vợ chồng gọi là tam cương. Trong ba điều chính này có hai điều chủ chốt là quan hệ vua tôi, biểu hiện bằng chữ trung, quan hệ cha con biểu hiện bằng chữ hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung là ưu tiên. Chữ trung đứng đầu ngũ luân. Thường có năm điều chính là ngũ thường đều là các đức tính do trời phú cho mỗi người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Đứng đầu ngũ thường là nhân nghĩa.Trong nhân nghĩa thì nhân là chủ. Đạo Khổng Tử trước hết là đạo nhân.
Về chính trị 
Tình hình xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện những vấn đề lớn như: Sự hỗn loạn về quan niệm đẳng cấp và danh phận. Các chư hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân và lãnh chúa. Sự xuống cấp về đạo đức. Do không hiểu nguyên nhân sâu xa của các sự biến lịch sử và bị các quyền lợi giai cấp quy định nên những kế sách chính trị của Khổng Tử chỉ dừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm, chứ không phải bằng cách mạng hiện thực.
Thuyết chính danh
Chủ trương làm cho xã hội có trật tự Khổng Tử cho rằng trước hết phải thực hiện chính danh. Chính danh có nghĩa là một vật trong thực tại cần phải cho phù hợp với cái danh mà nó mang. Nói cách khác mỗi danh bao hàm trong nó một số điều kiện tạo nên bản chất loại sự việc mà danh liên quan đến. Bản chất của ông vua là những điều kiện lý tưởng mà ông vua phải có, nghĩa là những điều kiện hợp với vương đạo. Hành động theo vương đạo thì ông vua mới thật là ông vua, ông vua vừa hợp với thực vừa hợp với danh. Nếu ông vua không hành động theo vương đạo thì ông vua không còn là ông vua nữa mặc dù dân chúng vẫn gọi là vua. Nói tóm lại danh đã bao hàm trách nhiệm và bổn phận phù hợp với danh đó.
Thuyết lễ trị 
Trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc có nhiều học phái triết học suất hiện và mỗi học phái đưa ra cách trị nước an dân khác nhau gọi là “trị đạo”, và luôn có cuộc đấu tranh gay gắt để giành ưu thế trong việc cai trị xã hội. Nho gia kiên trì vương đạo và chủ trương lễ trị.
“Lễ” hiểu rộng là những nghi thức quy chế kỷ cương, trật tự tôn ti của cuộc sống trung trong cộng đồng xã hội và cả lối cư sử hàng ngày. Với nghĩa này lễ là có sở của xã hội có tổ chức đảm bảo cho sự phân định trên dưới rõ ràng, không bị xáo trộn đồng thời ngăn ngừa những hành vi tình cảm cá nhân thái quá.
“Lễ” hiểu theo nghĩa một đức trong “ngũ thường” thì là sự thực hành đúng với giáo huấn kỷ cương, nghi thức do Nho giao đề ra cho những quan hệ “tam cương”, “ngũ luân”, “thất giáo” và cho cả sự thờ cúng thần linh. Đã là người thì phải học lễ, biết lễ và có lễ. Con người học lễ từ tuổi trẻ thơ. Với nghĩa này lễ là một cơ bản của lễ giáo đạo Nho.
Lễ với những cách hiểu trên là cơ sở, côn

File đính kèm:

  • docNguyễn Ngọc Quang.doc
Giáo án liên quan