Tiết 39 – Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiết 2)

1/ Kiến thức :

- Biết được các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Biết được cấu tạo của bảng tuần hoàn gồm có: Ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm. Lấy được ví dụ cụ thể để minh họa

2/ Kĩ năng:

- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I, VII, chu kỳ 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm.

 3/ Thái độ:

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 39 – Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	31 / 12 / 2010.
Ngày giảng:	9A1: 05 / 01 / 2011.
	9A2: 05 / 01 / 2011.
9A4: 04 / 01 / 2011.
	9A5: 04 / 01 / 2011.
TIẾT 39 – BÀI 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Biết được cấu tạo của bảng tuần hoàn gồm có: Ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm. Lấy được ví dụ cụ thể để minh họa
2/ Kĩ năng:
- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I, VII, chu kỳ 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm. 
	3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Dụng cụ: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sơ đồ cấu tạo một số nguyên tố. 
2/ Học sinh: 
- Đọc trước bài.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 9A4: .../....; 9A5: ..../....	
	2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học)
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức
HS
?
GV
1/ Hoạt động 1:
Đọc thông tin mục I ® Nắm được một vài nét về lịch sử bảng tuần hoàn.
 Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
Nêu 1 số trường hợp ngoại lệ của việc sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần của nguyên tử khối (theo cách sắp xếp của Đ.I.Mendeleev).
I/ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
GV
?
HS
?
GV
HS
GV
GV
HS
?
?
GV
?
GV
?
GV
HS
?
GV
?
?
GV
?
2/ Hoạt động 2:
Treo tranh vẽ một ô nguyên tố phóng to (H 3.22)
Ô nguyên tố cho biết điều gì?
Gọi một học sinh lên bảng nêu những điều biết được về một ô nguyên tố bất kỳ trong bảng tuần hoàn.
Số hiệu nguyên tử cho em biết thông tin gì về nguyên tố?
Phát phiếu học tập số 1: Hoàn thành bảng sau:
Số TT
Số hiệu n/tử
Số p
Số e
Nguyên tố
20
.....
.....
.....
.........
16
..........
..........
.........
.........
11
.........
.......
.......
.......
9
.........
..........
..........
..........
Hoàn thành PHT số 1.
Treo tranh vẽ sơ đồ nguyên tử: H, He. 
Treo tranh vẽ sơ đồ các nguyên tử: Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
- Phát phiếu học tập số 2:
Tên nguyên tố
Điện tích hạt nhân
Số lớp electron
Số e lớp ngoài cùng.
Hoàn thành PHT số 2.
Nhận xét về số lớp electron của các nguyên tố trong dãy trên?
Nhận xét về điện tích hạt nhân theo chiều từ trái sang phải của các nguyên tố trong dãy trên?
KL: Dãy các nguyên tố đó gọi là một chu kỳ.
Chu kỳ là gì?
Giới thiệu các chu kỳ trong bảng tuần hoàn.
So sánh số thứ tự của chu kỳ với số lớp electron của nguyên tử trong chu kỳ đó?
- Treo tranh vẽ sơ đồ nguyên tử các nguyên tố H, Li, Na, K, Rb, Cr, Fr.
- Phát phiếu HT số 3.
Tên
nguyên tố
Điện tích hạt nhân
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng.
Hoàn thành phiếu học tập số 3.
So sánh ĐTHN, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trên?
Đó là một nhóm các nguyên tố. 
Các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau?
Nhóm là gì?
Giới thiệu các nhóm trong bảng tuần hoàn.
 So sánh số thứ tự của nhóm với số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong nhóm?
II/ CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN:
1/ Ô nguyên tố:
- Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, NTK của nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố đó.
2/ Chu kỳ:
- Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- STT của chu kỳ = số lớp electron.
3/ Nhóm:
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- STT của nhóm = số electron lớp ngoài cùng.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau:
- Điện tích hạt nhân là 11+
- Số lớp e là 3 
- Số e lớp ngoài cùng là 1
? Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
- Bài tập về nhà 3, 4 – SGK / 101.
- Chuẩn bị nội dung: “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp theo)”. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn:	31 / 12 / 2010.
Ngày giảng:	9A1: 08 / 01 / 2011.
	9A2: 08 / 01 / 2011.
9A4: 06 / 01 / 2011.
	9A5: 05 / 01 / 2011.
TIẾT 40 – BÀI 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiếp theo). 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kỳ và trong nhóm. Lấy được các ví dụ minh họa.
- Biết được ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó.
2/ Kĩ năng:
- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hóa học cơ bản của chúng và ngược lại. 
- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).
	3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2/ Học sinh: 
	- Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 9A4: .../....; 9A5: ..../....	
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
? Chu kỳ là gì? Nhóm là gì? Lấy ví dụ về một chu kỳ, 1 nhóm?
- Biết A có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 9; Số lớp electron là 2; Số electron lớp ngoài cùng là 7.
Hãy xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
?
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
GV
GV
?
?
?
HS
GV
?
?
HS
1/ Hoạt động 1:
Treo bảng tuần hoàn ® Yêu cầu học sinh quan sát chu kỳ II.
Số electron lớp ngoài cùng biến đổi thế nào từ Li đến Ne?
Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim thể hiện như thế nào?
 Thảo luận nhóm xác định được: 
+ Số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1(Li) đến 8 (Ne).
+ Li là kim loại mạnh, F là phi kim mạnh nhất, C là phi kim yếu, O có tính phi kim yếu hơn F.
Yêu cầu học sinh quan sát chu kỳ III xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong chu kỳ, sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim.
 Hoạt động cặp, nêu tương tự chu kỳ II.
Trong một chu kỳ, tính chất của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
Trả lời, nhận xét.
Đầu chu kỳ là một kim loại kiềm, cuối chu kỳ là một halogen, kết thúc chu kỳ là một khí hiếm ® Tính chất này đúng với mọi chu kỳ (Trừ chu kì I).
Chuyển ý: Sự biến đổi số lớp electron, quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong nhóm có gì khác chu kỳ.
Yêu cầu học sinh tự đọc * SGK/99.
Nêu quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố trong 1 nhóm?
Lấy ví dụ đối với nhóm I, nhóm VII để chứng minh cho quy luật?
So sánh sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tôt trong chu kỳ và nhóm?
Nêu được: Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong chu kỳ và nhóm là trái ngược nhau.
Treo bảng phụ:
- BT 1: Cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính KL giảm dần?
a) Na, Mg, Al, K
b) K, Na, Mg, Al
c) Al, K, Na, Mg
d) Mg, K, Al, Na
- BT 2: Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As?
Hoạt động theo các nhóm nhỏ hoặc theo cặp ® Báo cáo kết qủa:
BT 1: Đáp án b.
BT 2: As, P, N, O, F.
I/ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN:
1/ Trong một chu kỳ:
- Trong một chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: 
 + Số electron lớp ngoài cùng của ng.tử tăng dần từ 1 ® 8 electron.
 + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
2/ Trong một nhóm:
- Trong 1 nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.
+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
GV
?
HS
?
GV
?
HS
?
2/ Hoạt động 2:
Phát phiếu học tập số 1:
Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11 chu kỳ 3, nhóm I. Hãy cho biết:
- Cấu tạo nguyên tử.
- Tính chất của nguyên tố A.
- So sánh tính chất của nguyên tố A với các nguyên tố đứng trước và đứng sau trong cùng 1 chu kỳ, đứng trên, đứng dưới trong cùng 1 nhóm.
Hoạt động nhóm, hoàn thành PHT, báo cáo kết quả.
Rút ra nhận xét?
Phát phiếu học tập số 2:
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân 16+; 3 lớp e, lớp e ngoài cùng có 6e. Hãy cho biết:
- Vị trí của X trong bảng tuần hoàn
- X là nguyên tố kim loại hay phi kim?
Hoạt động nhóm ® Hoàn thành PHT, báo cáo kết quả.
Rút ra nhận xét?
IV/ Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1/ Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán CTNTvà tính chất của nguyên tố:
*) Ví dụ:
- Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A:
+ Điện tích hạt nhân: 11+ 
+ Số e: 11 e.
+ Số lớp e: 3
+ Số e lớp ngoài cùng: 1
- Tính chất: nguyên tố A ở đầu chu kỳ 3 ® A là nguyên tố kim loại kiềm (Na)
- So sánh:
+ Tính kim loại của A mạnh hơn nguyên tố đứng sau là Mg.
+ Nguyên tố A ở đầu nhóm I ® Tính kim loại của A mạnh hơn nguyên tố đứng trên là Li, nhưng yếu hơn nguyên tố đứng dưới là K.
2/ Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó.
*) Ví dụ: 
- Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: 
 Ô 16; chu kì: 3; nhóm: VI
- X đứng gần cuối chu kỳ 3 và gần đầu nhóm VI ® X là nguyên tố phi kim.
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
? Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 7, 12?
	- Đọc phần “Em có biết?” SGK / 101?
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 5, 6, 7 – SGK / 101.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập chương III: Phi kim – Sơ lược bảng tuần hoàn”. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 39 + 40 - BÀI 31 - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.doc
Giáo án liên quan