Tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân cấp THCS

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2

A. Môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường 2

 I. Môi trường 2

 II. Ô nhiễm môi trường 2

 III. Thực trạng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 3

B. Mục đích và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông 4

PHẦN THỨ HAI: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS 5

A. Chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua môn GDCD cấp THCS 5

 I. M ục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn GDCD cấp THCS.5

 II. Xác định các bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.6

B. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn GDCD.9

 I. Một số yêu cầu chung.9

 II. Các phương pháp dạy học giáo dục bảo vệ môi trường.9

 C. Một số ví dụ lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài học môn GDCD.12

 I. Lớp 6.12

 II. Lớp 7 .14

 III. Lớp 8.15

 IV. Lớp 9.18

PHẦN THỨ BA: VÍ DỤ MINH HỌA CỤ THỂ .20

 

doc20 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và sử dụng đồ dùng dạy học như một phương tiện nhằm kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi. 
II. Các phương pháp dạy học giáo dục bảo vệ môi trường: 
 1. Phương pháp thảo luận nhóm 
 a. Khái niệm: 
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh được tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung. 
 b. Cách thực hiện: Phương pháp thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau: 
- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận. 
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ hoạt động cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho mỗi nhóm. 
- Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao. 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. 
- Giáo viên tổng kết và nhận xét. 
Khi dạy bài: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (lớp 8) 
Giáo viên cung cấp cho học sinh một số thông tin về cháy rừng ở núi Hòn Chà huyện Quy Nhơn (Bình Định), ngày 11/08/2014 ( có khoảng 20 ha rừng phòng hộ bị thiêu rụi) đã làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: 
 - Em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên? 
 - Vụ cháy rừng đã gây ra hậu quả như thế nào? 
 - Cần làm gì để hạn chế, loại trừ cháy rừng? 
 - Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta có liên quan? 
 2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
 a. Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn, để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. 
 b. Cách thực hiện: Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là: 
- Học sinh đọc (hoặc xem, nghe) về trường hợp điển hình. 
- Suy nghĩ về nó. 
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của giáo viên. 
Khi dạy bài: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (lớp 8). 
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tập quán về Tết trồng cây ở một làng quê Việt Nam. Sau đó tổ chức cho các em thảo luận các câu hỏi sau: 
 - Câu chuyện trên nói về tập quán gì của bà con dân làng? 
 	 - Tập quán đó có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường sống ở địa phương, đối với chất lượng cuộc sống người dân ở địa phương? 
 3. Phương pháp động não:
 a. Khái niệm: Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. 
 b. Cách thực hiện: 
- Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. 
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. 
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. 
- Phân loại ý kiến. 
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. 
Khi dạy bài: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên (lớp 6). 
 	Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy kể những hành vi, việc làm thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? 
Mỗi học sinh nêu một hành vi, việc làm.
Giáo viên liệt kê các ý kiến và tìm ra điểm chung. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của mỗi hành vi và rút ra kết luận chung. 
 4. Phương pháp giải quyết vấn đề (tình huống):
 a. Khái niệm: Phương pháp giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề tình huống đó một cách có hiệu quả. 
 b. Cách thực hiện: Phương pháp giải quyết vấn đề có thể thực hiện như sau: 
- Xác định, nhận dạng vấn đề, tình huống. 
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, tình huống đặt ra. 
- Liệt kê những cách giải quyết có thể có. 
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết. 
 	- So sánh kết quả các cách giải quyết. 
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất. 
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn. 
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác. 
Khi dạy bài: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (lớp 6) giáo viên cho học sinh giải quyết tình huống sau: 
 	Sáng chủ nhật này trường Minh tổ chức lao động vệ sinh thu gom rác thải trước cổng trường. Song tối hôm trước Minh thức khuya để xem phim, nên sáng ra vẫn còn buồn ngủ, bên ngoài trời lại lất phất mưa, khiến Minh lưỡng lự không biết có nên đi cùng các bạn không 
- Nếu là Minh, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? 
 5. Phương pháp đóng vai 
 a. Khái niệm: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề, bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. 
 b. Cách thực hiện: Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: 
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai cho mỗi nhóm. 
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. 
- Các nhóm lên đóng vai. 
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn, ý nghĩa của các cách ứng xử. 
- Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. 
Khi dạy Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (GDCD Lớp 8) giáo viên có thể cho học sinh sắm vai tình huống: “Hai học sinh đi chăn trâu nhặt được quả đạn pháo, 2 bạn tìm cách đập quả đạn để lấy thuốc nổ và lấy vỏ đạn bán phế liệu”
	- Hành vi của hai bạn có thể gây nguy hiểm gì?
	- Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào?
 6. Phương pháp trò chơi:
 a. Khái niệm: Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hoặc thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. 
 b. Cách thực hiện: 
- Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh. 
- Chơi thử (nếu cần thiết). 
- Học sinh tiến hành chơi. 
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 
Khi dạy Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên (GDCD Lớp 6)
Giáo viên cũng có thể sử dung phương pháp trò chơi: Đoán xem cây gì ? Con gì ? bằng cách mỗi nhóm sẽ nghĩ chọn một loại cây hoặc con vật nào đó. Học sinh cả lớp sẽ được phép nêu 3 câu hỏi để tìm hiểu về loài cây/con vật đó. Ví dụ :
- Cây đó thường được trồng ở đất ngập mặn không ?
- Cây đó cho quả có vị chua không ?
- Cây đó dược trồng để chắn gió, bảo vệ xâm thực của nước biển ?
	Mỗi câu trả lời đúng giáo viên kết hợp giáo dục tác dụng từng loại cây, từng con vật mà học sinh chỉ ra, tác dụng của nó đối với việc bảo vệ môi trường.
 7. Phương pháp dự án: 
 a. Khái niệm: Phương pháp dự án là phương pháp giúp chúng ta hoạch định, chuẩn bị và thực hiện một công tác với hiệu năng cao. 
 b. Cách thực hiện:
- Giai đoạn kiên cứu và hoạch định. 
- Giai đoạn thực hiện 
- Giai đoạn kết thúc. 
Khi dạy Bài 6: Hợp tác cùng phát triển (GDCD Lớp 9) giáo viên có thể sử dụng phương pháp dự án : Tổ chức cho HS thực hiện các dự án tìm hiểu về sự hợp tác của Việt Nam với các nước khác trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
C. Một số ví dụ về lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài học môn giáo dục công dân: 
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào mỗi bài học giáo dục công dân chủ yếu là giáo viên xây dựng các tình huống gắn với nội dung bài học, trong đó có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để học sinh tự đánh giá, xử lí các tình huống. Sau đó giáo viên đưa ra kết luận để giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật có liên quan đến bài học và ý thức bảo vệ môi trường. 
Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi bài có thể tiến hành ở bất kì hoạt động nào của bài học, song phải đảm bảo tính hợp lí. 
Giáo viên lưu ý: Giáo dục bảo vệ môi trường ở đây chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian dành cho việc lồng ghép không kéo dài. Tình huống mà giáo viên đưa ra để giáo dục bảo vệ môi trường phải gắn liền với nội dung kiến thức bài học. 
I. Lớp 6: 
 1. Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 
 Tình huống 
Để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, nghe lời mẹ dặn, sáng nào An cũng súc miệng bằng nước muối để bảo vệ răng. Nhưng cứ mỗi lần súc miệng là An lại nhổ ra sân. 
Em có nhận xét gì về hành vi của An? 
 Trả lời
Việc súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng để bảo vệ răng là việc làm thể hiện đức tính tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Nhưng hành vi nhổ nước súc miệng ra sân là một hành vi thiếu văn hóa, làm ô nhiễm môi trường. 
 Kết luận 
Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân là một việc làm cần thiết, Nhưng việc bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người cũng làm một việc làm thiết thực, không kếm phần quan trọng. 
 2. Bài 2: Siêng năng, kiên trì. 
 Tình huống 
Một số hộ gia đình thường xuyên đổ rác thải ra bãi đất trống ven đường cạnh nhà Nam. Mặc dù Nam đã nhiều lần lựa lời ngăn cản, nhưng họ vẫn không nghe. Từ đó ngày nào Nam cũng giành một ít thời gian để gom tất cả rác thải bỏ vào một cái bao lớn rồi để trước cửa nhà mình chờ xe rác tới mang đi. Cảm phục trước việc làm đó của Nam, mọi người đều bảo nhau không vứt rác thải bừa bãi ra vệ đường nữa. 
Theo em, việc làm đó của Nam thể hiện đức tính gì và có tác dụng ra sao? 
 Trả lời 
Việc làm của Nam thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì và góp phần làm sạch đẹp đường phố, bảo vệ môi trường. 
 Kết luận 
Rác thải bị phân hủy tạo ra các khí độc hại. Khí độc hại trong rác thải bay hơi và khuyến tán trong không khí, làm ô nhiễm môi trường không khí, làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy chúng ta không nên xả rác bừa bãi ra đường vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa làm mất vẻ mĩ quan đường phố. 
(Giáo viên đọc cho học sinh nghe đ

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE GDCD.doc