Thiết kế bài giảng lớp 4 - Năm học: 2011 - 2012 - Tuần 7

 I. MỤC TIÊU

1.Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn như: gió núi bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa, chi chít,

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các cụm từ gợi tả, gợi cảm.

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 2. Đọc - Hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Tết trung thu độc lập, trại,trăng ngàn, nông trường, .

 - Hiểu nội dung câu chuyện, ý nghĩa: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 II. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC.

 - Trong ảnh 1 số nhà máy thuỷ điện, dầu khí; bảng phụ LĐ

 - THDC2003 - Ghi phần luyện đọc.

 

doc25 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài giảng lớp 4 - Năm học: 2011 - 2012 - Tuần 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phục được vũ trụ.
b) Màn 2: Trong khu vườn kì diệu:
- Trong khu vườn kì diệu
+ Chùm nho quả to bằng quả lê.
+ Quả táo đỏ to bằng quả dưa.
+ Quả dưa to bằng quả bí đỏ.
Nội dung: Những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương lai.
2. Toán - Tiết số: 33
Tính chất giao hoán của phép cộng
 I. Mục tiêu.
 Giúp HS:
 - Biết được tính chất giao hoán của phép cộng.
 - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
(ĐT làm hết các BT1;2, HS khá giỏi làm được hoặc hết BT3)
 II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1’
3’
1’
15’
17’
3’
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi bài tập 4, HS tính 2 cột cuối nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động chủ yếu của bài học.
HĐ1: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV kẻ bảng như SGK
- GV lần lượt cho a và b nhận giá trị số, y/c HS tính giá trị của a + b và b + a rồi so sánh 2 tổng này.
? Em có nhận xét gì về các số hạng trong 2 tổng a+b và b+a (mỗi tổng đều có 2 số hạng a và b nhưng khác vị trí) 
? Khi đổi chỗ các số hạng trong tổng thì tổng sẽ thế nào? (không thay đổi).
- HS rút ra kết luận – HS đọc; lấy VD minh hoạ.
 HĐ2: Thực hành
Bài 1: - HS nêu y/c bài tập 
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- HS giải thích lí do điền kết quả đó?
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm vở; 2 em làm bảng, cả lớp chữa.
- Giải thích kết quả.
4. Củng cố, dặn dò.
- HS nêu tính chất và công thức tính chất giao hoán của phép cộng.
- Nhận xét giờ học.
Toán
Tính chất giao hoán của phép cộng
1.Tính chất giao hoán của phép cộng.
a. So sánh giá trị của 2 biểu thức a+b và b+a trong bảng:
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a+b
20+30=50
350+250=600
1208+2764=3972
b+a
30+20=50
250+350=600
2764+1208=3972
Ta thấygiá trị của a+b và của b+a luôn bằng, ta viết: 
 a+b = b+a 
b. Tính chất: SGK
2. Thực hành
Bài 1: Vì 468 + 397 = 847
 Nên 379 + 468 = 847
Bài 2: 
3. Khoa học - Tiết số: 13
phòng bệnh béo phì
 I. Mục tiêu.
 + Sau bài học, HS có thể nêu cách phòng bệnh béo phì:
 - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm nhai kĩ.
 - Năng vận động cơ thể, đi bộ và rèn luyện TDTT.
 - HS nêu được nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại của bệnh béo phì.
 + Ngoài ra: Xây dựng thái độ đúng với người béo phì.
 II. GDKNS:
 a) Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - KN giao tiếp hiệu quả - KN ra quyết định - KN kiên định.
 b) các phương pháp/kĩ thuật DHTC có thể sử dụng: Vẽ tranh - Làm việc theo cặp - Đóng vai.
 IiI. Đồ dùng và thiết bị dạy học. 
 - Hình 28,29 SGK
 Iv. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1’
3’
1’
12’
13’
7’
3’
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách phòng bệnh do thiếu dinh dưỡng?
- Nhận xét cho điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động chủ yếu của bài học.
HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
- GV phát phiếu có ghi nội dụng câu hỏi để HS thảo luận nhóm đôi. 
- 1 HS lên bảng khoanh tròn vào chữ cái cho là trả lời đúng trên bảng nhóm
- NX và giải thích tại sao đúng.
- Một số em đọc lại đáp án đúng.
HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- HS quan sát H28, 29 SGK thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:
1. Nguyên nhân gây bệnh béo phì.
2. Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
3. Cách chữa bệnh béo phì như thế nào? - HS nêu câu trả lời, GV giảng thêm rồi rút ra kết luận.
- Đọc ghi nhớ: SGK
HĐ3: Đóng vai.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và tự đưa ra 1 tình huống dựa trên gợi ý như SGV.
- GV in trên phiếu.
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Trình diễn.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nêu rõ tác hại bệnh béo phì, GV dặn HS phòng bệnh và tuyên truyền mọi người thực hiện.
Khoa học
phòng bệnh béo phì
1. Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì:
+ Dấu hiệu phát hiện trẻ em béo phì.
- Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, vú...
- Cân nặng hơn so với người cùng tuổi, 5kg trở lên.
- Mặt to, hai má phúng phính...
+ Tác hại của bệnh béo phì:
Nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn khớp xương...
2. Nguyên nhân và cách đề phòng:
- Nguyên nhân: ăn nhiều dinh dường; lười vận động; rối loạn nội tiết.
- Phòng: ăn hợp lí; thường xuyên vận động.
- Chữa: Điều chỉnh chế độ ăn; đi khám bác sĩ; năng vận động.
3. Ghi nhớ: SGK
4.Tập làm văn - Tiết số: 13
luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
 I. Mục tiêu.
 - HS biết dựa hiểu biết về những đoạn văn đã học bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
 - Sử dụng tiếng Việt hay, lời sáng tạo.
 - Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình.
 II. Đồ dùng và thiết bị dạy học. 
 - Tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu”; “Vào nghề”.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1’
3’
1’
32’
3’
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên kể nối tiếp câu chuyện “Ba lưỡi rìu”.
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các HĐ chủ yếu của bài học.
Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1:
- 1 HS đọc cốt truyện “Vào nghề”, lớp theo dõi.
- GV GT tranh minh hoạ truyện.
? Đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn truyện (mỗi đoạn là một lần xuống dòng).
- HS nêu - GV ghi nhanh lên bảng.
- Gọi HS đọc sự việc chính.
+ Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài 2.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện.
- GV chia lớp 4 nhóm lớn 
+ Yêu cầu HS trao đổi hoàn chỉnh 1đến 2 đoạn.
+ Phát bảng nhóm cho 4 nhóm (theo 4 đoạn).
+ HS trình bày theo nhóm.
 – NX, bổ sung phiếu của các nhóm và chọn ra những cảnh hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ, dặn HS viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện “Vào nghề”.
Tập làm văn
luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Bài 1:
Đ1: Va-li-a ước mơ thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
Đ2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
Đ3: Va-li-a giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
Đ4: Va-li-a trở thành diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
Bài 2: VD:
Đoạn 1: 
Mở đầu: Mùa Giáng sinh năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy, tiết mục nào cũng hay, nhưng cô bé thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. 
Cô không nắm dây cương mà ôm chiếc măng-đô-lin, tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn lúc trầm, lúc bổng xao xuyến lòng người... 
Kết thúc: Từ đó, nhạc rộn rã.
5. Kĩ thuật - Tiết số: 7
Khâu đột thưa (Tiết 1)
 I. Mục tiêu.
 - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
 II. Đồ dùng và thiết bị dạy học. 
 + HS: THKT2001; THKT2003; THKT2004; THKT2006.
 + GV: THKT2015; THKT2016; THKT2017; THKT2020.
 - Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
 - Mẫu đường khâu đột thưa.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1’
2’
1’
12’
20’
4’
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b) Các hoạt động chủ yếu của bài học.
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 - GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mẫu khâu kết hợp quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu đột thưa và so sánh mũi khâu với mũi khâu thường.
- Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về dặc điểm mũi khâu đột thưa.
- GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa và kết luận hoạt động 1.
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS quan sát các hình 2,3,4 để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- HS đọc nội dung của mục 2 với quan sát hình 3a,b,c,d để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi đột thưa.
- GV hướng dẫn thao bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Gọi 1-2 HS dựa vào quan sát thao tác của GV và hướng dẫn trong SGK để thực hiện. GV và HS quan sát nhận xét
- GV đặt câu hỏi về cách kết thúc, gọi HS thực hiện khâu lại và rút chỉ cuối đường khâu.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ, GV kết luận hoạt động 2.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS và tổ chức cho HS khâu tập trên giấy.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần chuẩn bị và thái độ học tập của HS.
- HDVN: Khâu lại cho thành thạo, c.bị tiết sau thực hành. 
Kĩ thuật
Khâu đột thưa (Tiết 1)
1. Quan sát và nhận xét mẫu.
2. Các thao tác kĩ thuật:
Yêu cầu kĩ thuật:
- Khâu từ phải sang trái.
- Khâu theo nguyên tắc “lùi1, tiến 3”
- Không rút chỉ chặt quá.
- Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như mũi khâu thường.
Thứ năm ngày 06 háng 10 năm 2011
1. Luyện từ và câu - Tiết số: 14
Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
 I. Mục tiêu.
 - Ôn tập cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
 - Vận dụng được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu của BT2.
 II. Đồ dùng và thiết bị dạy học. 
 - THDC2001: Ghi nối tiếp 3 khổ thơ ( bỏ 2 dòng đầu)
 - THDL2011, cỡ lớn; THDL20111 số bản đồ nhỏ.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1’
3’
1’
32’
3’
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS lên bảng viết tên, địa chỉ gia đình ; 1 HS viết tên danh lam thắng cảnh mà mình biết, 1 số em ở dưới nêu quy tắc viết hoa tên địa lí VN.
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các HĐ chủ yếu của bài học.
Hướng dẫn HS làm bài tập
+Bài 1:
- GV nêu bài 1
- HS đọc nội dung, yêu cầu và đọc chú giải.
- Chia nhóm 4 thảo luận: Gạch chân tên viết sai và sửa vào bảng nhóm.
- Dán bảng – nhận xét sửa chữa.
- HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
+Bài 2:
- H

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc
Giáo án liên quan