Sử dụng các thiết bị dạy học môn Hoá Học

Mỗi môn học trong nhà trường, giáo viên được phân công phụ trách bộ môn đó là người trực tiếp truyền thụ và xây dựng nền tảng kiến thức cho học sinh thông qua ngôn ngữ , thí nghiệm chứng minh , nếu các môn học đó là môn khoa học thực nghiệm

- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trung tâm và tự mỗi HS nghiên cứu qua thực nghiệm để rút ra kết luận khoa học, phát huy tính năng động, sáng tạo, tự tìm tòi nghiên cứu khoa học của HS thì mỗi GV cần phải tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy. Thực tế cho thấy mỗi tiết học muốn sinh động và hiệu quả,gây được hứng thú lôi cuốn và phát huy được tính tích cực của HS thì sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của GV và HS phải thật chu đáo và kĩ càng, đặc biệt là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học và các hoá chất cần thiết của GV phải thật cẩn thận, tỉ mỉ, vì nó quyết định đến chất lượng hiệu quả giảng dạy, đến sự hứng thú tìm tòi khoa học của HS. Do vậy đối với các môn học thực nghiệm nói chung và môn hoá học nói riêng trước mỗi tiết dạy GV phải nghiên cứu kỹ bài, đặt ra mục tiêu cần chuyển tải và phương pháp truyền thụ phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với đối tượng HS .Vì vậy chuẩn bị đồ dùng và hoá chất cần thiết, nghiên cứu các tính năng của đồ dùng và các phản ứng hoá học cần thực hiện là rất cần thiết. GV phải hướng dẫn cho HS các bước tiến hành, các thao tác tiến hành và tính cẩn thận tỉ mỉ khi tiếp xúc với hoá chất. Nhưng cũng phải kích thích được tính tích cực và gây được hứng thú cho HS khi học môn học hoá học, chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài " sử dụng các thiết bị dạy học môn hoá học " làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học 2008 – 2009 này

 

doc10 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 2679 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng các thiết bị dạy học môn Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phát triển được năng lực vốn có của từng HS trong tập thể lớp, thông qua đó giúp HS có những đề xuất về nội dung và giải pháp khoa học, cách thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với đặc thù của bộ môn.
	- Muốn giảng dạy tốt, giờ học đạt chất lượng hiệu quả cao, GV phải sử dụng triệt để và linh hoạt các đồ dùng và hoá chất sẵn có tự tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phối hợp hoạt động giữa thầy và trò phải nhịp nhàng hợp lý.ở mỗi tiết đều chỉ rõ mục tiêu về kiến thức,kỹ năng,thái độ các công việc cần chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các phương tiện trợ giảng cần thiết đảm bảo chất lượng cho từng bài, từng tiết lên lớp và bổ xung thêm một số kiến thức có liên quan để mở rông kiến thức cũng như tầm hiểu biết cho học sinh. Khai thác hợp lý nội dung kiến thức để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh và giáo viên cũng nên đưa ra nhiều hình thức hoạt đông hấp dẫn phù hợp với đặc trưng môn học hay tiết học nhằm phát huy được tính độc lập, tự giác của học sinh và đặc biệt chú trọng tới khâu thực hành trong tiến trình dạy- học
	- Trong thực tiễn môn học có đồ dùng dạy học và hoá chất tương đối đa dạng và phong phú nhưng nếu GV không biết cách thức sử dụng và sử dụng không hợp lý, khi áp dụng vào bài hoc một cách có hiệu quả thì giờ dạy sẽ không có chất lượng, gây tâm lý chán nản trong học tập, đối với học sinh.chính vì vậy nghiên kỹ chức năng công dụng của từng loại đồ dùng là rất cần thiết, nó giúp GV vận dụng linh hoạt vào giờ dạy, tự tin khi khi giảng dạy của giáo viên từ đó kích thích được tính tò mò, ham học hỏi của HS phát huy được tính tích cực trong các giờ thực hành.
 - Bên cạch các đồ dùng sẵn có GV cần nghiên cứu tạo ra những đồ dùng tự tạo phục vụ cho giảng dạy, từ đó cũng tạo được tính sáng tạo,say mê nghiên cứu khoa học của HS.
	- Song song với việc sử dụng đồ dùng dạy học có khoa học, có sáng tao thì việc bảo quản đồ dùng dạy học cũng hết sức quan trọng, vì đồ dùng dạy học là tài sản của nhà trường , nó phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy và tiếp thu kiến thức nghiên cứu khoa học của học sinh cho nên nó phải được bảo quản tốt để sử dụng lâu dài 
- Để tạo cho HS thói quen và ý thức bảo quản đồ dùng thì trước tiên GV phải giáo dục cho học sinh có tính kỉ luật và ý thức bảo quản đồ dùng dạy học trước khi học môn hoá học, từ đó mới hình thành được cho HS ý thức bảo quản đồ dùng dạy học môn hoá học nói riêng và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nói chung.
	- Sử dụng đồ dùng dạy học triệt để và linh hoạt là điều khó nhưng để vận dụng sáng tạo linh hoạt trong tiết dạy tạo được hứng thú và niềm say mê môn học cho HS là điều khó hơn nhiều. Chính vì vậy GV phải nghiên cứu kĩ công dụng và tính năng của đồ dùng để vận dụng linh hoạt sáng tạo trong các giờ dạy.
	- Đối với môn hoá học ở trường THCS việc sử dụng các đồ dùng dạy học, hoá chất chiếm đa số trong các tiết dạy trong chương trình. Do đó việc sử dụng đồ dùng dạy học và hoá chất đối với HS hết sức quan trọng. HS phải nắm được công dụng của đồ dùng, mức độ độc hại của hoá chất và điều kiện an toàn khi sử dụng hoá chất trong thí nghiệm, chính vì vậy GV cần hướng dẫn phổ biến đến HS công dụng, tính năng, mức độ độc hại, phương thức thao tác trong thí nghiệm cho HS ngay từ đầu và yêu cầu HS cần có tính kỉ luật nghiêm túc, tỉ mỉ, thận trọng, có ý thức tốt trong các giờ thực hành độc lập.
	- Khi tiến hành các thí nghiệm GV cần phân nhóm, nhóm trưởng phải là những em HS có học lực khá trở lên, có tính nhanh nhẹn, cẩn thận, có kĩ năng tổ chức điều khiển các bạn trong nhóm hoạt động tích cực linh hoạt. Phải có tính ham học hỏi trung thực cẩn thận, sáng tạo.HS trong nhóm cầ có ý thức trong các giờ độc lập thực hành, có ý thức tìm tòi, phán đoán và giải thích các hiện tượng thí nghiệm và biết giải thích các hiện tượng hoá học trong đời sống.
 V. Nội dung đề tài
 1. Một số yêu cầu chung 
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Hệ thống thiết bị dạy học ở trường THCS ,phải được nghiên cứu thiết kế theo các yêu cầu chung sau.
 a. Yêu cầu về tính khoa học và tính sư phạm
 Các thiết bị dạy học phải phù hợp với nguyên lí khoa học và lý luận dạy học môn hoá học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu sắc chính xác.TBDH phỉ phù hợp với nội dung chương trình SGK và phương pháp daỵy học mới.Phải có cấu trúc và kích thước thích hợp, đảm bảo tính trực quan, kích thích được sự hứng thú học tập và tư duy độc lập sáng tạo của học sinh
 b Yêu cầu về tính kỹ thuật ,thẩm mỹ , kinh tế và tính tổ chức khoa học
 - Các TBDHphải bảo đảm nguyên tắc hợp lý bền chắc để tạo điều kiện hợp lý cho các thao tác kỹ thuật khi sử dụng, tháo lắp tiết kiệm thời gian trên lớp học
 - An toàn khi vận chuyển, bảo quản, sử dụng, đặc biệt là đối với các hoá chất thí nghiệm độc hại
 - TBDH phải có kích thước và mầu sắc hợp lý, gọn nhẹ, giúp học sinh thuận lợi trong sử dụng để tạo được hứng thú cho học sinh 
 - TBDH phải đơn giản dễ làm , giá thành hạ, để có thể trang bị đến tùng nhóm nhỏ học sinh, tiết kiệm được hoá chất
 2. Hệ thống thiết bị dạy học:
 Hệ thống tiết bị dạy học phải bao gồm có bốn loại hình, dùng để dạy bài mới và dùng trong các tiết ôn tập ,tra cứu, nghiên cứu thực hành thí nghiệm đó là 
 a.Tranh ảnh : Là TBDH trực quan tạo hình ảnh phản ánh trực tiếp và chân thực đối tượng nghiên cứu, học tập, có nội dung phong phú, tiện sử dụng vì vậy nó có sức thuyết phục cao.
Phương thức sử dụng cũng đơn giản như có loại được treo trên lớp hoặc phòng bộ môn để học sinh thường xuyên tra cứu học ttập như . Bảng tính tan trong nước của axit,bazơ, muối. Bảng một số thao tác thí nghiệm hoá học. Có loại chỉ được sử dụng trong một tiết học như thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. Một hình tượng trưng một số mẫu đơn chât, hợp chất.Điều chế và ứng dụng của oxi, Hydro.ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí 
 b. Dụng cụ thí nghiệm, hoá chất: Hoá học là môn khoa học thực nghiêm trên cơ sở nắm vững lý thuyết thì thí nghiệm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng nó như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học hoá học vì nó giữ vai trò quan trọng trong nhận thức phát triển giáo dục , là cơ sở để rèn kỹ năng thực hành cho học sinh. Vì vậy việc trang bị và sử dụng hiệu quả hệ thống dụng cụ và hoá chất để tiến hành thí nghiệm phải được đặc biệt quan tâm. Nó bao gồm 
	Dụng cụ điều chế 
	Dụng cụ nhân biết
	Dụng cụ điện phân
 c. Các đĩa hình : Là loại thiết bị có hình ảnh, ngôn ngữ,âm thanh sinh động nó tác động vào thị giác và thính giác người xem vì vậy băng hình , đĩa hình có sức truyền cảm mạnh đối với học sinh. Sử dụng băng, đĩa hình trong giảng dạy học sinh có điều kiện quan sát hiện tương sảy ra trong thế giới vĩ mô, vi mô, những phản ứng hoá học khó, nguy hiểm không thể tiến hành được
 Xong Chỉ có ba đĩa hình ở lớp 8 nói về một số thao tác thí nghiệm, cách lắp ráp và tiến hành một số thí nghiệm khó và giới thiệu một số tiết thực hành khó
 3. Nội dung nghiên cứu
 a. Vị trí và vai trò của thiết bị dạy học trong thí nghiện hoá học
 Theo Ăng ghen: “ Trong quá trình nghiên cứu khoa học trong tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ sự thật đã có, do đó trong khoa học tự nhiên xuất phát từ hình thái hiện thực khác nhau và hình thái vận động khác nhau của vật chất, nên trong khoa học lý luận về tự nhiên ,chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ cấc sự thật đó,phát triển ra mối liên hệ ấy,rồi phải hết sức chứng minh mối quan hệ ấy bằng thí nghiệm"
	Như vậy thí nghiệm , thực nghiệm khoa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thưca khoa học và thực tiễn. thí nghiệm là một yếu tố của nguồn nhạn thức thế giới, làm cầu nối giữa hiện tượng tự nhiên và khả năng nhận thức của con người
	Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập - Nhận thức của học sinh giúp HS có thể chuyển từ tư duy cụ thể sang trìu tượng và ngược lại, nó giúp học sinh loại bỏ những cái phụ cái thứ yếu, giữ lại những cái thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng .Nhờ vạy HS hình thành khái niệm tốt hơn bản chất hơnvà vận dụng khái niệm tốt hợn để giải thích được những hiện tượng hoá học phức tạp
	 Thí nghiệm do GV trình bày sẽ là mẫu mãu mực về thao tác cho HS học tập , để sau đó HS làm thí nghiệm HS sẽ học được cả cách thức làm thí nghiệm ( kỹ năng, kỹ xảo). Chính vì vậy người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn luyện kỹ năng thực hành. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của nhạ thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng toạ và nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kỹ năng kỹ xảo thưch hànhvà tư duy kỹ thuật
	Thí nghiệm có thể trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên được dùng trong nghiên cứu tài liệu mới hoặc trong các tiết ôn tâp tổng kết
 Thông qua thí nghiệm hoá học hs nắm kiến thức một cách hứng thú, vưnvx chắc , sâu sắc.Thí nghiiệm hoá họcđược sử dụng với tư cách là nguồn gốc là xuất sứ của kiến thức để dẫn đến lý thuyết hoặc với tư cách kiểm tra giả thuyết.Để sử dụng các thiết bị dạy học một cách khoa học và khai thảc triệt để các tính năng của nó.Thì ta phải biết phân loại các thí nghiệm từ đó ta có biện pháp khai thác và sử dụng thiết bị một cach trình tự có hệ thống và có khoa học.
 b. Phân loại các thí nghiệm khoa học
Ơ trường phổ thông,thí nghiệm hoá họcđược phân chia thành : Thí biểu diễn của giáo viên;thí nghiệm thực hành cùa học simh.
	Vai trò của thí nghiệm trong giờ hoá học có thể khác nhau. Chúng có thể dùng để minh họa các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là nguồn kiến thức mà học sinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí nghiệm. Vì vậy các thí nghiệm biểu diễn có thể tiến hành bằng hai phương pháp chính : 	
+ Phương pháp minh hoạ 
	+ phương pháp nghiên cứu : Phương pháp thứ 2 này là phương pháp có giá trị lớn hơn vì nó có tác dụng kích thích HS làm việc tích cực hơn và đặc biệt 

File đính kèm:

  • docDe Tai Sang Kien Kinh Nghiem.doc