Sổ tay Hành trang kinh tế - Tổng Cục môi trường

Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn 8

Những câu hỏi liên quan đến Kinh tế Xanh 11

Kinh tế Xanh là gì? 12

Kinh tế Xanh được đo lường như thế nào? 12

Tại sao Kinh tế Xanh lại đóng vai trò quan trọng trong Phát triển bền vững? 13

Kinh tế Xanh có thể giúp xóa đói giảm nghèo như thế nào? 15

Kinh tế Xanh và quan niệm về sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững có

liên quan đến nhau như thế nào? 16

Kinh tế Xanh có thể tạo ra việc làm như thế nào? 17

Kinh tế Xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học như thế nào? 18

Kinh tế Xanh có thể đem lại điều gì cho các nước đang phát triển? 18

Liệu Kinh tế Xanh có dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ hay không? 20

Chính phủ có thể làm gì để hỗ trợ cho việc chuyển đổi sang Kinh tế Xanh? 21

Hỗ trợ chuyển đổi sang một nền Kinh tế Xanh trên toàn cầu 23

Mô hình hóa các kịch bản đầu tư vào Kinh tế Xanh toàn cầu 24

Các điều kiện cho phép hỗ trợ chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh toàn cầu 26

Tài chính hỗ trợ chuyển đổi sang một nền Kinh tế Xanh toàn cầu 29

Kinh tế Xanh: Những câu chuyện thành công trên thế giới 32

Những câu chuyện thành công 35

Năng lượng tái tạo ở Trung Quốc 36

MỤC LỤC

Thuế tái tạo ở Kenya 39

Nông nghiệp hữu cơ ở Uganda 41

Quy hoạch đô thị bền vững tại Brazil 43

Cơ sở hạ tầng sinh thái ở nông thôn Ấn Độ 45

Quản lý rừng tại Nepal 47

Dịch vụ sinh thái ở Ecuador 48

Năng lượng mặt trời tại Tunisia 50

Kinh nghiệm phát triển Kinh tế Xanh của một số quốc gia trên thế giới 53

Tăng trưởng xanh: Kinh nghiệp của Hàn Quốc 61

Những trở ngại về chính sách tăng trưởng xanh ở các quốc gia đang phát triển 67

Hướng tới một nền Kinh tế Xanh: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam 73

Cơ hội 74

Thách thức 75

Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam 76

Các định hướng, nhiệm vụ thực hiện Tăng trưởng xanh ở Việt Nam 78

Tiềm năng phát triển Kinh tế Xanh ở Việt Nam 80

Một số kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh và đề xuất áp dụng cho Việt Nam 86

Cuộc thi Hành trang Kinh tế Xanh: Nhiều giải pháp khả thi 9

pdf57 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ tay Hành trang kinh tế - Tổng Cục môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, khuyến khích, 
quy định);
4. Không áp đặt: cần có sự trung lập trong việc lựa chọn công nghệ. Không áp đặt 
việc sử dụng một loại nhiên liệu cụ thể hoặc công nghệ môi trường cụ thể nào. Thiết 
kế những sáng kiến mang tính rộng rãi, tập trung vào một số kết quả cụ thể (giảm khí 
các-bon, tăng chất lượng nước hoặc các tiêu chuẩn cho việc sử dụng năng lượng hiệu 
quả). Để thị trường lựa chọn ra công nghệ phù hợp. Tạo ra không gian chính sách linh 
hoạt và rộng mở cho những ngành và các tổ chức có thể điều chỉnh theo thực trạng thị 
trường và những phát minh mới;
5. Chia sẻ thành công: Thiết kế các chính sách và chương trình nhằm phân bổ lợi 
ích, tạo thu nhập, tạo cơ hội việc làm, phát triển các doanh nghiệp nhỏ trên khắp bang. 
Có chiến lược cân bằng giữa 3 khía cạnh quan trọng: môi trường tốt; kinh tế phát triển; 
và đảm bảo cân bằng xã hội;
6. Bắt đầu với những việc có hiệu quả cao trước: Bắt đầu với những việc có tiềm 
năng tạo ra tăng trưởng việc làm cao nhất; những việc “dễ thực hiện nhất” nhưng vẫn 
đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường. Điều này cho phép chính quyền bang đạt 
được ngay, đồng thời cả mục tiêu việc làm và môi trường, trong khi vẫn tiếp tục hoạch 
định chiến lược cho dài hạn nhằm phát triển Kinh tế Xanh;
56 Sổ tay Hành trang Kinh tế Xanh 57“Kinh tế xanh: Có vai trò của Bạn”
7. Tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế và lực lượng lao động: Tập 
trung phát triển những nhân tố kinh tế và lao động động cơ bản. Nhiều rào cản đối với 
việc phát triển Kinh tế Xanh là chưa xác định, tuy nhiên, những rào cản lớn nhất hiện 
nay chính là những nhân tố cản trở việc ứng dụng phát minh sáng chế và phát triển 
những ngành kinh doanh mới ở Washington;
8. Tạo sự nhất quán trong hành động: xác định cụ thể lộ trình và các mục tiêu 
cần đạt được (giảm thiểu khí nhà kính, khuôn khổ cho việc xác định trần hoặc mua/bán 
hạn ngạch khí thải) Các ngành công nghiệp xanh, các nhà cung cấp và các nhà sản 
xuất hỗ trợ cho những ngành này luôn cần sự đảm bảo của chính quyền về định hướng 
phát triển, theo đó, chính quyền bang cần có cam kết mang tính dài hạn, được thể hiện 
qua chính sách hoặc thông điệp trước khi những doanh nghiệp bắt tay vào hoạch định 
kế hoạch kinh doanh cũng như tăng cường năng lực;
9. Sử dụng những lợi thế tự nhiên: sử dụng năng lực và các hệ thống hiện có ở 
trong khu vực tư nhân và khu vực công. Sử dụng chiến lược tích hợp vào các chương 
trình hiện có (phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ; ưu đãi thuế; phát triển lực 
lượng lao động; R&D), hơn là việc thực hiện các dự án mới, độc lập;
10. Phối hợp và hỗ trợ chính quyền địa phương: chiến lược cần có tính hệ thống, 
xem xét đến mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng và kế hoạch phát triển kinh tế (sử dụng 
đất, các ngành công nghiệp và chế tác). Điều này yêu cầu sự phối hợp với các chính 
quyền địa phương, bao gồm hỗ trợ về tài chính cũng như quy định thẩm quyền;
11. Xây dựng các chuỗi cung ứng trong địa phận bang: xác định các lỗ hổng 
trong các chuỗi cung ứng. Các chính sách, chương trình và cơ chế tài chính cần tạo 
điều kiện phát triển các chuỗi cung ứng địa phương. Các chuỗi này sẽ tạo thêm lợi ích, 
đó là tạo việc làm và có sự hiệu quả về mặt vận tải;
12. Cân nhắc các hiệu ứng của cả hệ thống: Đánh giá các tác động của các hoạt 
động Kinh tế Xanh đến kinh tế và môi trường trong cả ngắn và dài hạn. Sử dụng các 
phương pháp khoa học trong lĩnh vực môi trường và Đánh giá chu kỳ vòng đời (LCA) 
để đánh giá tác động môi trường của các sản phẩm và dịch vụ;
13. Chiến lược Đẩy và kéo: Kết hợp cả chiến lược công nghệ đẩy và chiến lược cầu 
kéo để thu được những lợi ích tài chính trong dài hạn từ việc phát triển Kinh tế Xanh. 
Chính quyền bang có vai trò tạo lập nhu cầu đối với các công nghệ sạch. Tuy nhiên, 
cũng cần có cam kết thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động R&D;
14. Đo lường hiệu quả: Bang Washington cần phát triển các phương pháp rõ ràng 
để xác định nền Kinh tế Xanh cũng như đo lường hiệu quả của nó. Cần tạo ra một mức 
chuẩn để thấy được sự tiến bộ, đánh giá được sự thay đổi của cả nền Kinh tế Xanh, đảm 
bảo những đơn vị nhận được tiền từ chính quyền sẽ có trách nhiệm để tạo ra những 
kết quả cần thiết;
Để thực hiện những định hướng trên, bang cũng đã đề xuất nhiều giải pháp. Do 
các doanh nghiệp cần hiểu rõ về các cơ hội sẵn có đối với các sản phẩm và dịch vụ mới, 
nên các chính sách nhằm phát triển Kinh tế Xanh của chính quyền bang cần mạnh mẽ, 
nhất quán và có sự cam kết về dài hạn, cụ thể là:
* Duy trì quan điểm cứng rắn về các mục tiêu giảm khí nhà kính và khuôn 
khổ phát thải các bon
* Hoàn thiện chính sách năng lượng bang và tiến tới phát triển chiến lược 
năng lượng bang.
* Có nghiên cứu toàn diện về Kinh tế Xanh, thực hiện tính toán năng suất 
lao động ròng.
* Ban An sinh xã hội và Việc làm cần tiến hành điều tra 2 năm/lần thị trường 
lao động xanh để có những đánh giá về việc làm và xu thế phát triển các 
ngành công nghiệp xanh.
* Đi đầu trong việc thực hiện kế hoạch truyền thông và marketing rộng rãi.
* Duy trì cam kết mạnh mẽ đối với khung khổ mua bán hạn ngạch khí thải.
* Sử dụng các chính sách mua sắm tài sản công để tạo điều kiện cho việc 
chấp nhận các sản phẩm xanh, có một tổ chức ở cấp chính quyền bang 
chuyên trách cho việc hỗ trợ các chính quyền địa phương.
* Có những chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho những hoạt động đầu tư vào 
những công trình cơ sở hạ tầng lớn và đầu tư vào nghiên cứu.
Như vậy, từ những kinh nghiệm phát triển Kinh tế Xanh của các nước phát triển đi 
trước, Việt Nam có thể đúc rút được những bài học quý báu nhằm thúc đẩy phát triển 
kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường
Nguồn: ThS. Đinh Thị Thu Nga
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
58 Sổ tay Hành trang Kinh tế Xanh 59“Kinh tế xanh: Có vai trò của Bạn”
TĂNG TRƯỞNG XANH: 
Kinh nghiệm của Hàn Quốc
60 Sổ tay Hành trang Kinh tế Xanh 61“Kinh tế xanh: Có vai trò của Bạn”
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, Hàn Quốc đã kết hợp giải quyết khủng 
hoảng kinh tế với gói kích thích quan trọng cho chi tiêu xanh và họ đã có các kết quả 
được nhiều nước khen ngợi. 
Tăng trưởng xanh - xu thế tất yếu
Theo thống kê của UNEP thì trong một phần tư thế kỷ qua, kinh tế thế giới đã tăng 
trưởng gấp 4 lần, đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu người. Tuy nhiên, 60% các hàng 
hóa và dịch vụ hệ sinh thái của thế giới là cơ sở sinh kế quan trọng lại đang xuống cấp 
hoặc đang sử dụng thiếu bền vững do tăng trưởng kinh tế trong hàng thế kỷ qua chủ 
yếu thông qua khai thác tài nguyên thiên nhiên, không chú ý tới khả năng tái tạo, khiến 
hệ sinh thái đang ngày càng xuống cấp. 
Phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng tài 
chính và kinh tế gần đây, thế giới đã nhận thấy những yếu kém và rủi ro trong cấu trúc 
mô hình kinh tế và sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, sự phát thải khí nhà kính 
quá mức gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. Những áp lực này đã tập hợp cộng đồng 
các quốc gia, tổ chức, thể chế để tìm những hướng phát triển mới hài hòa hơn với thiên 
nhiên và nền Kinh tế Xanh là một yêu cầu cơ bản đối với sự sống còn của các quốc gia. 
Theo UNEP, nền Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và 
cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và 
những thiếu hụt sinh thái. Phát triển xanh (Green Development) hay còn gọi là tăng 
trưởng xanh (Green Growth) chính là công cụ cần thiết để hướng tới nền Kinh tế Xanh 
đó. Theo đó, tăng trưởng xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ 
tầng để thu được kết quả các kết quả trên. 
Nội dung của tăng trưởng xanh chủ yếu bao gồm các vấn đề sau:
1. Sản xuất và tiêu dùng bền vững;
2. Giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
3. Xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển công nghệ 
xanh, phát triển các ngành công nghiệp cao, sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện 
pháp sản xuất sạch;
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững;
5. Bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên;
6. Cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế;
7. Xây dựng và thực hiện các chỉ số sinh thái. 
Hàn Quốc: Hướng tới nền Kinh tế Xanh
Hàn Quốc là một đất nước không giàu tài nguyên, 97% tổng nhu cầu năng lượng 
lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Quốc gia này cũng phải đối mặt với vấn 
đề thiếu nước sạch trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện tác động của biến 
đổi khí hậu ngày nay.
Nhằm giải quyết các khó khăn và thách thức của đất nước, năm 2008, Hàn Quốc đã 
công bố Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh, các-bon thấp”, chuyển dịch sang 
mô hình phát triển “nền Kinh tế Xanh”. Đây được xem như một tầm nhìn mới, chiến 
lược của tương lai và sẽ tạo ra “điều kỳ diệu trên bán đảo Triều Tiên” tiếp nối “điều kỳ 
diệu trên sông Hàn”.
Những điểm chính trong Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: 
1) Thích ứng với biến đổi khí hậu;
2) Giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả;
3) Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch;
4) Phát triển công nghệ xanh;
5) Xanh hoá các ngành công nghiệp hiện có;
6) Phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến;
7) Xây dựng nền tảng cho Kinh tế Xanh;
8) Xây dựng không gian xanh và giao thông vận tải xanh;
9) Thực hiện cuộc cách mạng xanh về lối sống;
10) Hỗ trợ quốc tế cho tăng trưởng xanh 
Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh, các-bon thấp” của Hàn Quốc xác định 
tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng là 2,7% (năm 2009), 3,78% (năm 
2013) và hơn gấp đôi lên đến 6,08% (năm 2020); đồng thời đề ra mục tiêu trung hạn 
giảm phát thải khí nhà kính dự kiến sẽ xuống còn 30% vào trước năm 2020.
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, Hàn Quốc là một quốc gia điển hình 
đã kết hợp giải quyết khủng hoảng kinh tế với gói kích thích quan trọng cho chi tiêu 
xanh. Gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” được công bố tháng 1/2009 đã 
góp phần không nhỏ cho chiến lược quốc gia về “tăng

File đính kèm:

  • pdfGreenEconomy_book- S. kinh tế xanh.pdf