Sáng kiến kinh ngiệm: Một số phương pháp giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS

 I. Lí do chọn đề tài

“ Có tài mà không có đức là người vô dụng

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

Chính vì vậy trong công tác giáo dục cần chú trọng cả đức lẫn tài. Đức ở đây là đạo đức cách mạng, là nhân phẩm con người, là cái gốc rất quan trọng để hình thành nhân cách con người.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay yếu tố con người được đặc biệt coi trọng do đó mọi tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ . Việc nâng cao chất lượng đào tạo và có hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi phải thường xuyên.

Vấn đề đạo đức của học sinh THCS nói riêng và đạo đức của thế hệ trẻ nói chung không chỉ là của một đất nước mà nó mang tính toàn cầu , mạng tính thời đại, là điều kiện quan trọng bảo vệ sự sống và phát triển của loài người.

Trước sự phát triển của công nghệ thông tin , sự đổi mới của đất nước , sự mở cửa giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới đặc biệt là những văn hoá phẩm không lành mạnh đã du nhập vào nước ta thông qua nhiều con đường đặc biệt là thông qua mạng Internet đã ảnh hưởng đến lối sống , đạo đức của thanh thiếu niên. Trước sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận nhân dân đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của những học sinh không được quan tâm giáo dục dạy bảo đầy đủ hoặc thiếu phương pháp giáo dục đã dẫn đến tình trạng học sinh hư hỏng ngày càng nhiều .

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh ngiệm: Một số phương pháp giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi đội – lớp, các cơ quan đoàn thể trong xã Duy Minh – Duy Tiên..
IV. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thăm dò
Phương pháp trò chuyện
Phương pháp quan sát
Phương pháp phân tích các đối tượng tác động
Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm.
B. Giải quyết vấn đề.
i. Cơ sở lí luận.
Với mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta là tạo ra những con người phát triển toàn diện , có đủ phẩm chất và năng lực để cống hiến cho đất nước . Hơn nữa đất nước đang trên đà phát triển cùng với những thành tựu của khoa học kỷ thuật hùng hậu có giá trị và sức sáng tạo cực kì lớn lao đồng thời cũng có sức tàn phá huỷ diệt kinh khủng do vậy đứng trước tồn tại và phát triển của xã hội loài người nói chung và đất nước nói riêng đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tọc nhất thiết phải có lương tâm và trách nhiệm cao , có tâm hồng và đạo đức trong sáng của lòng nhân ái.
Đối với đất nước ta hiện nay trong thời kì chuyển từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước chúng ta khuyến kích mọi người làm kinh tế làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Để làm được điều đó đòi hỏi có nền giáo dục tiến bộ hướng về tương lai. Do đó nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tôt hơn việc bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ. Công việc đó phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia.
Với sự phát tiển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện nay, đặc biệt ảnh hưởng của tư tưởng xấu ngoài xã hội, cùng với việc giáo dục chưa dến nơi đến chốn của lực lượng xã hội giáo dục đã gây nên tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của một số đội viên .
Từ tình hình thực tế hiện nay việc giáo dục đạo đức cho mỗi đội viên là việc cấp bách bởi đạo đức đội viên được xây dựng trên cơ sở những nhu cầu, những niềm tin tình cảm, những kỹ xảo, những thói quen đạo đức. Trang bị cho các em chuẩn bị bước vào đời hoặc học ở những lớp trên.
Quá trình giáo dục đạo đức cho đội viên là phải cho các em hình thành những phẩm chất đạo đức và bền vững, có bản lĩnh đạo đức để ứng xử trong các mối quan hệ.
II. Thực tế của trường và địa phương.
 1 Thuận lợi.
	 Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan đoàn thể và nhân dân xã Duy Minh rất quan tâm và tạo điều kiện cho phong trào giáo dục của xã nói chung cũng như công tác giáo dục đạo đức học sinh THCS nói riêng. 
	Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cũng như hoạt động đội tương đối đầy đủ. 
Tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường đều có nhiều năm trong nghề, đều có tinh thần trách nhiệm cao và năng lực chuyên môn nhất là công tác chủ nhiệm lớp. Hơn nữa đội ngũ giáo viên và học sinh luôn được ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình , quan tâm giúp đỡ 
 Bản thân là người huyện khác về công tác tại xã nhà được 3 năm nên tôi cũng hiểu khá rõ phong tục tập quán từng thôn làng trong xã Duy Minh cũng như biết hầu hết đội viên và phụ huynh của các em.
	Đa số các học sinh đều là con gia đình làm nông nghiệp nên hầu hết các em đều ngoan, biết nghe lời cũng như chịu khó học tập và tu dưỡng đạo đức.
 2 Khó khăn.
 a. Thực trạng chung
 Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, địa bàn dân cư không tập trung làm ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như việc tham gia các hoạt động xã hội của từng đội viên. 
 	 Một số giáo viên còn chưa làm hết trách nhiệm của một người thầy, chưa có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học tập cũng như việc giáo dục đạo cho con em mình.
 Bản thân còn ít tuổi, kinh nghiệm trong công tác giáo dục còn ít.
	b. Tình trạng đạo đức của học sinh đầu năm học 2010 – 2011
STT
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1
9A
25
7
28
15
60
3
12
2
9B
28
8
28.5
17
60.7
3
10.7
3
9C
22
5
22.7
13
59.1
4
18.2
4
8A
37
11
29.7
20
54
6
16.2
5
8B
37
11
29.7
19
51.4
7
18.9
6
7A
34
10
29.4
19
55.9
5
14.7
7
7B
34
10
29.4
18
52.9
6
17.6
8
6A
20
4
20
14
70
2
10
9
6B
22
5
22.7
14
63.6
3
13.6
Toàn trường
259
71
27.4
149
57.5
39
15.1
III. một số biện pháp giáo dục 
1. Tìm hiểu và đánh giá chung
Qua quá trình tìm hiểu , điều tra khảo sát , tình hình đạo đức của học sinh trong nhà trường cũng như qua trò chuyện với học sinh tôi nhận thấy nguyên nhân dân đến tình trạng đạo đức của học sinh xuống cấp như hiện nay có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau đây:
	- Quan hệ trong gia đình của các em không được tốt, cha mẹ thường xuyên đánh nhau, chửi nhau thậm chí một số em cha mẹ li dị đã ảnh hưởng xấu trực tiếp đến các em , thiếu sự quan tâm giáo dục đúng đắn đối với các em.
- Một số em do hoàn cảnh gia đình mà một số bạn trong trường, trong lớp , trong thôn xóm xa lánh.
- Một số em do không vững lập trường nên bị một số bạn xấu, người xấu lôi kéo tham gia các tệ nạn xã hội.
- Một số em do điều kiện gia đình khá giả , lại được gia đình nuông chiều từ nhỏ không có phương pháp giáo dục đúng dắn 
- Một số it các thầy giáo cô giáo chưa quan tâm đúng mức đến các em, các em không được tham gia các hoạt động xã hội.
 2. Các phương pháp giáo dục học sinh 
 a. Tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, một tập thể đoàn kết.
 Hàng năm cứ vào đầu năm học với trách nhiệm là giáo viên chủ nhiệm lớp 6A tôi đã chủ động kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp khác, giáo viên bộ môn của các chi đội đưa ra danh sách cán sự bộ môn để cho các thành viên trong lớp biểu quyết từ đó các em đội viên thấy mình có quyền lợi và trách nhiệm để xây dựng chi đội mình trở thành chi đội vững mạnh.
Phối hợp với nhà trường, đoàn thanh niên nhà trường, các giáo viên trong trường tổ chức cho các chi đội tham gia các trò chơi tập thể, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ , quyền trẻ emTừ đó tạo cho các em mối đoàn kết gắn bó lẫn nhau.
Song song với việc xây dựng nề nếp của liên đội thì tôi luôn luôn quan tâm xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong các chi đội trong liên đội mà điều đầu tiên là tình cảm bạn bè chân thành, thông cảm sâu sắc cho nhau, chia sẽ cùng nhau những lúc khó khăn. Muốn đạt được mục đích đó thì mỗi khi có mâu thuẫn giữa các em trong chi đội , trong liên đội thì tôi gọi riêng từng em để tìm hiểu lí do nảy sinh mâu thuẫn để từ đó giúp các em nhận ra được cái đúng cái sai của mình mà tha thứ, thông cảm cho nhau để cùng nhau học tập tốt hơn và sống có ích hơn. Cùng với những việc làm ấy tôi còn gợi ý cho các em ý thức thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
	b. Tạo điều kiện cho những học sinh chậm tiến hoà nhập vào tập thể.
 Trong số những học sinh có đạo đức không tốt thường xuyên mắc sai phạm chưa hẳn các em học kém hay ý thức kém mà đa số là do hoàn cảnh tạo nên. Chính vì vậy tôi đã cùmg với giáo viên chủ nhiệm, các lớp tạo điều kiện cho các em tham gia vui chơi như: TDTT, ca múa hát , tham gia các buổi hái hoa dân chủ  Cử các em vào làm ban cán sự lớp tuỳ theo sở trường của từng em có thể là lớp phó lao động, tổ trưởng, tổ phó vv
 Cùng với giáo viên bộ môn tạo điều kiện giúp đỡ các em trong học tập như thường xuyên cho các em trả lời những câu hỏi dễ và động viên các em trước tập thể khi các em có câu trả lời đúng.
 Luôn luôn tạo điều kiện cho các em được khẳng định trước tập thể và tập thể có niềm tin vào các em cho nên trong hoạt động , phong trào đội tôi thường phân công cho các em đảm nhận một số công việc, và phải luôn cùng giáo viên chủ nhiệm , cán bộ lớp giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
 Chẳng hạn: Nhân ngày nhà giáo Việt Nam viết vở kịch yêu cầu một số em đạo đức chưa tốt nhưng lại có năng khiếu về văn hoá văn nghệ thì cử các em vào đội văn nghệ của lớp tham gia diễn kịch.
c. Phân tích những việc làm được cũng như chưa làm được.
Với những học sinh có đạo đức chưa tốt hay là những học sinh có chiều hướng đi xuống giáo viên cần phải tìm hiểu một cách cẩn thận , tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên để áp dụng các biện pháp riêng biệt đối với từng đội viên
d. Động viên kịp thời những thành tích mà mỗi đội viên đã đạt được.
	 Nắm bắt được tâm lí các em đội viên ở lứa tuổi này là thường thích khen hơn thích chê, thích làm việc gì đó trội hơn người khác cho nên tôi thường kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp , BCH các chi đội tuyên dương những việc mà các em làm được trước tập thể lớp hoặc trước toàn trường dù chỉ một việc rất nhỏ.
e. Xây dựng tập thể vững mạnh.
Chính việc xây dựng một tập thể vững mạnh- một chi đội tự quản sẽ tạo cho mỗi đội viên có trách nhiệm trước tập thể, sống trong một tập thể có nề nếp tốt , có sự đùm bọc lẫn nhau , giúp đỡ lẫn nhau thì mỗi đội viên cũng tự sửa chữa những sai lầm mà mình thường mắc phải.
g. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
 	Vào đầu năm học cùng với BCH các chi đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp, BCH liên đội tiến hành thành lập những nhóm bạn cùng tiến với quy chế cụ thể để cho mỗi thành viên trong nhóm biết được trách nhiệm của mình từ đội viên được giao nhiệm vụ giúp bạn học tiến bộ đến bạn được giúp đỡ học tiến bộ. Mỗi nhóm thường từ 3 đội viên đến 4 đội viên trong đó có ít nhất 1 đội viên có học lực từ Khá trở lên và đạo đức tốt. Các nhóm có thể chia theo lớp hoặc theo thôn (làng) .
Ban chỉ huy liên đội kết hợp với giáo viên phụ trách phổ cập các thôn, cán bộ thôn (làng) thường xuyên đi kiểm tra góc học tập của đội viên đồng thời tìm hiểu trao đổi việc học tập của mỗi đội viên từ đó biết được các sở thích, biết được cách học bài và làm bài tập của đội viên mà kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên bộ môn có phương pháp giáo dục từng đội viên.
Hàng năm kết hợp với các đoàn thể trong xã tham gia giao lưu văn hoá văn nghệ , đặc biệt là cùng với hội cựu chiến binh xã hàng năm tổ chức một buổi nói chuyện truyền thống được một lần.
III. Kết quả đạt được trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.
Sau khi khảo sát tình hình đạo đức của liên đội tôi suy nghĩ tìm tòi chọn các phương pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh với đặc điểm tâm lí của các em , bản thân tôi đã liên hệ 

File đính kèm:

  • docMOT SO PP GD DAO DUC HS TRONG TRUONG THCS.doc