Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán

1/. Lí do chọn đề tài:

 Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã khiến cho kiến thức nhân loại tăng lên nhanh chóng. Xu thế quốc tế hóa đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Việt Nam cũng đang trên đường toàn cầu hóa. Trong hoàn cảnh như hiện nay, các nhà giáo dục phải gánh một nhiệm vụ quan trọng đó là phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế. Vì vậy, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn có những tri thức đó con người cần phải tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức. Hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần phải tích cực nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học Toán có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học. Đối với môn Toán thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Nó giúp giáo viên và học sinh hình thành thuật toán, đồng thời góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Có những bài toán nếu không có máy tính điện tử hỗ trợ thì việc hình thành kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn (như bài toán quĩ tích), có thể không thể giải được, hoặc không đủ thời gian để giải.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nt the sound to start in the slide show? (Bạn muốn âm thanh này bắt đầu như thế nào khi trình diễn?) và xuất hiện hai lựa chọn:
	Automatically: tự động 	When clicked: khi nhấp chuột
	Lưu ý: Nếu không có file Video (Audio) cần chèn trên thư viện, cần phải nhập thêm vào bằng cách: chọn Import tìm đường dẫn đến thư mục chứa file Video (Audio) chọn file chọn Add
Hộp thoại sau khi nhấp Import
	-Chèn biểu đồ thì nhấp vào biểu tượng biểu đồ , nhấp ra vùng trống để kết thúc. 
	 Khi đó màn hình xuất hiện hộp thoại hiệu chỉnh biểu đồ
	d/. Chèn chữ nghệ thuật: 
	Chọn slide cần chèn Insert Picture wordArt (các bước giống bên Word) hoặc có thể chèn trực tiếp bằng cách chọn biểu tượng chữ A trên thanh drawing
	6/. Tạo hoạt ảnh:
	a/. Tạo hoạt ảnh chung cho các đối tượng trong một slide:
	Bước 1: Chọn Slide rồi nhấp chuột Slide Show Animation Scheme (hiện lược đồ hoạt ảnh).
	Bước 2: Chọn các hoạt ảnh cho Slide trong các khung.
	+ Recently Used (Sử dụng không lâu Nhanh)
	+ No Animation (không hoạt ảnh).
	+ Subtle (phản phất, huyền ảo).
	+ Moderate (vừa phải, ôn hoà, không quá khích)
	+ Exciting (Hiện hữu có sẵn)
	b/. Hoạt ảnh tuỳ chọn cho từng đối tượng trong slide.
	Bước 1: Làm hiện đồ thuật: Slide Show Custom Animation
	Bước 2: Chọn đối tượng trong Slide cần tạo hoạt ảnh (dòng chữ "Bôi đen", tranh, hình vẽ, file video, bảng, biểu đồ, chữ nghệ thuật...)
	Bước 3: Chọn Add effect, khi đó có bốn lựa chọn
	- Entrance: Hiệu ứng xuất hiện Slide
	- Emphasis: Hiệu ứng nhấn mạnh
	- Exit: Hiệu ứng biến mất 
	- Motion Paths: hiệu ứng chuyển động
Với mỗi lựa chọn chúng ta có thể có các hiệu chỉnh như sau: 
	+Start: on click, with previous, after previous
+Direction
	+Speed: tốc độ
	Bước 4: Xem thử
	(chú ý : xoá hiệu ứng bằng cách chọn vào hiệu ứng trong đồ thuật nhấp chuột vào remove 
	+Muốn thay đổi thứ tự xuất hiện của hiệu ứng thì chọn hiệu ứng trong đồ thuật và chọn order (xuống) hoặc re – order (lên) cho phù hợp.
	+Khi sử dụng hiệu ứng motion paths ta có thể điều chỉnh về tốc độ, số lần lặp lại  dựa vào cách sau: 
	.Speed: tốc độ 	.Repeat: số lần lặp lại
	Nếu muốn hiệu ứng xuất hiện khi nhấp vào biểu tượng nào đó thì ta chọn:
	 Triggers start effect on click of chọn biểu tượng để nhấp chuột
	Ví dụ: sau khi tạo hiệu ứng cho 5x – 8 = 0 và tôi muốn nó xuất hiện khi bấm chữ phương trình thì tôi thực hiện như sau:
	Trong cột Modify bên phải màn hình, chọn vào mũi tên của dòng chỉ hiệu ứng của 5x – 8 = 0 timing xuất hiện hộp thoại như trên timing chọn tốc độ (speed), chọn số lần lặp lại (repeat) triggers start effect on click of shape 1: phương trình
	c/. Tạo sự chuyển tiếp cho Slide.
	Mục đích : Tạo hiệu ứng khi chuyển tiếp giữa các slide
	-Bước 1: Làm hiện đồ thuật : Slide Show Slide Transition
	-Bước 2: Chọn kiểu hiệu ứng cho Slide ở khung: 	Apply to Selected Slides
	-Bước 3: chọn tốc độ + âm thanh ở khung Modify Transition: 	 Speed (tốc độ); 
	Sound : nếu chọn âm thanh có sẵn trong chương trình thì có thể lựa chọn một trong những âm thanh trong thư mục đó
 Nếu chúng ta muốn chọn âm thanh khác có sẵn trong máy thì chọn othervà chỉ đường dẫn đến địa chỉ chứa file âm thanh
	-Bước 4: Chọn chế độ tác động khi chuyển Advance slide:
	+ Chuyển tiếp khi nhấp chuột: On mouse click
	+ Chuyển tiếp ở chế độ thời gian chờ: Automaticcally after
Chú ý: muốn bỏ chế độ chuyển tiếp của Slide, chọn No Transition
	7/. Tạo sự liên kết:
	a/. Tạo sự liên kết bằng nút bấm hành động.
	-Bước1: Slide Show Action Buttons chọn một biểu tượng vẽ nút bấm trong slide.
-Bước 2: kết thúc bước 1 xuất hiện hộp thoại "Action Setting" chọn thẻ Mouse click Chọn một trong các lựa chọn sau:
	None : Không liên kết (không có liên kết nào)
	Hyperlink to: Liên kết tới 1 Slide, trang Web,... 
	Run Program: Chạy một chương trình trên máy tính (sketchpad, cabri,)
	Play sound: liên kết với một dạng âm thanh.
	-Bước 3: Nhấp OK kết thúc liên kết
Chú ý: 
Khi chọn Hyperlink to ta phải lựa chọn các trường hợp sau:
	- Next Slide: đến Slide tiếp theo
	- Previous Slide: về trước một Slide
	- First Slide: về Slide đầu
	- End Show: trở về màn hình thiết kế
	- URL...: liên kết tới một trang Web
	- Other PowerPoint Presentation...: Tới 1 slide trong file PowerPoint khác
	- Other file...: Tới một file bất kỳ khác
	- Slide...: Tới một Slide trong file hiện hành, khi vào trường hợp này ta phải chọn một Slide nào đó trong file
	* Khi chọn : Run Program phải bấm vào Browse để tìm chương trình chứa trong máy tính (sketchpad, mathtype, trang word). Với phần này, ta có thể chèn một file sketchpad hoặc trang word. Nhưng lưu ý khi chèn file nào thì cần phải chép file đó đúng địa chỉ, thường là nằm chung thư mục với bài giảng điện tử.
	*Muốn viết chữ trên nút bấm thì nhấp phải chuột phải vào nút và chọn add text 
	*Muốn sửa lại liên kết trên nút, nhấp phải chuột vào nút chọn Action Setings (hoặc Edit Hyperlink)
	*Muốn gỡ bỏ mối liên kết: Remove Hyperlink 
	b/. Tạo liên kết cho 1 đối tượng.
	-Bước 1: Chọn đối tượng.
	-Bước 2: Nhấp chuột phải vào đối tượng chọn Hyperlink...Làm xuất hiện hộp thoại Insert Hyperlink
	-Bước 3: Chọn kiểu liên kết là một trong các trường hợp sau:
	+Existing file or webpage: có ba lựa chọn tương ứng
	. Current folder: liên kết đến một file hay chương trình trong 1 thư mục (tìm đường dẫn tới thư mục nơi có chữ Look in).
	. Recent file: liên kết đến một file đã tồn tại và sử dụng gần đây trên máy.
	. Bookmark: Để liên kết đến một Slide trong file PowerPoint hiện hành. 
	+Place in this document (liên kết ngay trong tài liệu đang soạn thảo) chọn trang cần liên kết 
	+Create new document (liên kết với một tài liệu mới) chọn tên tài liệu
	+E-mail address (liên kết đến một địa chỉ E-mail) nhập địa chỉ e-mail sử dụng
	-Bước 4: Nhấp OK
Chú ý: Để gỡ bỏ liên kết cho đối tượng, nhấp phải vào đối tượng chọn : Remove Hyperlink
	8/. Vẽ hình cho Slide:
	 Bước 1: Khởi động thanh Drawing (View Toolbars Drawing).
	 Bước 2: Chọn các biểu tượng cần vẽ trên thanh Drawing hoặc nhấp vào vẽ vào slide.
 	Bước 3: Định dạnh hình vẽ nhờ các biểu tượng trên Drawing :
	- Thùng sơn : để tô mầu cho hình ( muốn bỏ màu chọn No Fill)
	- Bút : để thay đổi màu đường viền của hình vẽ
	- Biểu tượng chữ : Thay đổi màu của chữ.
	Chú ý: Muốn viết chữ lên hình bất kỳ: nhấp phải chuột vào hình chọn Add Text (Hoặc Edit text)
	9/. Diễn giải khi trình chiếu:
	-Ở chế độ Slide show, nhấn chuột phải lên một nơi bất kì trên màn hình hiện một menu đưa tới mục pointer option và chọn pen
	-Có thể dùng bút này để khoanh vùng những điểm cần nhấn mạnh trong slide khi trình chiếu
	-Bấm E để xóa các chú giải.
	-Khi tắt bài trình chiếu sẽ xuất hiện hộp thoại:Do you want to keep your ink annotations? (bạn có muốn giữ lại phần chú thích của bạn không?)
	Keep: giữ lại Discard: không giữ
	3.2.1.2. Các lưu ý khi sử dụng phần mềm powerpoint để soạn GAĐT:
	-Không nên sử dụng quá nhiều màu, font chữ trong một slide
	-Size chữ không quá to cũng không quá nhỏ, thường thì size chữ từ 18 đến 24 là hợp lí.
	-Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh trang trí trong một slide
	-Màu chữ và màu nền của slide phải có độ tương thích
	-Không nên nhấn mạnh quá nhiều ý trong một slide 
	- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng
	- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang trình diễn
	-Phải liên kết với các phần mềm toán học khác để giáo án điện tử không chỉ thay thế bảng phụ mà có một giá trị nhất định
	-Không nên quá lạm dụng giáo án điện tử, đừng biến phương pháp đọc – chép mà chúng ta cần loại bỏ thành phương pháp nhìn – chép.
	- Hướng dẫn học sinh ghi chép:
	+Cần thể hiện bố cục của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy ( tên bài dạy, các đề mục) để học sinh dễ dàng củng cố.
	+ Cần quy định màu chữ cho học sinh ghi vào vở. 
	+ Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau:
	+Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng(ví dụ: cây viết đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.
 	+Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
 	+Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp).
	3.2.2. Ứng dụng các phần mềm khác để soạn giáo án điện tử:
	Trong giai đoạn hiện nay không chỉ ứng dụng phần mềm Miccrosoft Powerpoint để soạn giáo án điện tử mà còn có các phần mềm khác: Violet, Sketchpad, Miccrosoft Word...
	3.2.2.1. Phần mềm Violet: 
	Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v...
Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format). 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc
Giáo án liên quan