Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường ở môn Sinh học 9 - Nguyễn Thị Thủy

Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học ngày nay là phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; thầy là người chỉ đạo, trọng tài, tổ chức hướng dẫn người học giúp người học tìm ra kiến thức. Mặt khác sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường ở môn Sinh học 9 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức một cách vững chắc, rèn luyện tính độc lập và trí thông minh của học sinh.
- Tiến hành áp dụng phương pháp sơ đồ hoá để dạy phần “ Sinh vật và Môi trường”
2. Mục đích của đề tài:
 Hướng dẫn học sinh học tập, tự học tập về Phần “Sinh vật và môi trường” nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Sinh học và có ý thức Bảo vệ với môi trường sống , đảm bảo sự cân bằng về sinh thái , chống “ Ô nhiễm môi trường”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.
 Kiến thức phần “ Sinh vật và môi trường” là kiến thức sinh thái học, cấu trúc hệ thống chặt chẽ vì nghiên cứu các hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau. Do đó nếu sử dụng phương pháp dạy cũ đó là giảng giải, minh hoạ thì học sinh nhớ máy móc kiến thức, ít nghiên cứu sách giáo khoa, không sáng tạo trong giờ học, kiến thức thu được rời rạc không có tính hệ thống, không biết vận dụng vào thực tế. 
 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2012 – 2013 ở lớp 9C và lớp 9A trường trung học cơ cở Liên Nghĩa như sau: 
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
42
21
50%
16
38,1
5
11,9
0
0
9C
34
15
44,10
17
50%
2
5,9%
0
0
2 . Giả thuyết khoa học.
 Việc hướng dẫn học sinh học theo “Sơ đồ hoá” sẽ đạt được hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh ở cấp học cao hơn khi giáo viên sử sụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các phương pháp giảng dạy hiện đại với việc phân dạng bài tập sinh học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở .
3. Các giải pháp thực hiện. 
 Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có liên quan với nhau một cách mật thiết, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong đó học sinh vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình dạy học.
 Học sinh trong quá trình học tập ở trong và ngoài nhà trường cũng như quá trình lớn lên trong gia đình và xã hội đã có vốn sống về thiên nhiên, về xã hội, về các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Học sinh lớp 9 ở lứa tuổi 14 và 15, ở giai đoạn này các em muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động tự quản, có năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, có tiềm năng, năng động sáng tạo trong học tập. Do đó trên cơ sở của bài giảng đã được nghiên cứu giáo viên có thể nâng cao vai trò của học sinh với những dự kiến có định hướng tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài, có như vậy hiệu quả giờ dạy mới cao. Phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học. 
 Để sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học Sinh học trước hết giáo viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng chương, từng bài. Trong giờ dạy giáo viên phải biết tạo ra những tình huống có vấn đề để kích thích các em giải quyết vấn đề, đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi. biết kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
 Muốn làm được như vậy giáo viên chỉ cần hướng cho học sinh biết cách giải quyết vấn đề từng bước một, mặt khác phải hình thành cho các em kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa.
 Trong mỗi bài, giáo viên cần định hướng cho các em xem mục nào có thể dùng sơ đồ, lập sơ đồ dạng nào cho hợp lí, có hiệu quả nhất. Giáo viên cần hình thành dần cho các em khả năng xây dựng sơ đồ và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ; đọc nội dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và yêu cầu phải nhớ sâu sắc bài học, nhờ đó mà khả năng tự học của các em ngày càng cao.
 Để tổ chức bài giảng theo phương pháp sơ đồ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đi theo các bước sau:
 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nội dung bài học kênh hình ( có thể có ) để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng phần, từng mục.
 2. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
 3. Học sinh phân tích nội dung bài học xác định dạng sơ đồ.
 4. Học sinh tự lập sơ đồ.
 5. Học sinh thảo luận trước lớp về kết quả lập được.
 6. Giáo viên chỉnh lí để có sơ đồ chính xác khoa học, có tính thẩm mĩ cao.
 7. Ra bài tập bổ sung và củng cố.
4. Các giải pháp để tổ chức thực hiện. 
 Phần I: Một số dạng sơ đồ chủ yếu sử dụng trong phần “ Sinh vật và môi trường”.
 1. Sơ đồ dạng thẳng
- Ví dụ: Ý nghĩa của khống chế sinh học:
Nhờ khống chế sinh học 	số lượng cá thể mỗi quần thể dao động trong thể cân bằng, quần thể dao động trong thể cân bằng trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
- Ví dụ các chuỗi thức ăn:
 Cỏ thỏ cáo VSV
 Chất mùn bã ĐV đáy cá chép VSV
2. Sơ đồ nhánh.
Ví dụ: Các loại môi trường :
 Đất Mặn
 Môi trường Nước Ngọt
 Lợ
 Không khí 
 Thực vật
 Sinh vật Động vật
 Con người 
3. Sơ đồ dạng lưới.
Ví dụ: Lưới thức ăn trong một quần xã. 
 Trâu Hổ 
 Cỏ Thỏ Cáo VSV
 Gà Mèo rừng 
 4. Dạng bảng biểu.
 Ví dụ: về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.
Nhóm sinh vật 
Tên sinh vật 
Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt
- Vi khuẩn cố định đạm
- Cây lúa
- Ếch
- Rắn hổ mang
- 
- Rễ cây họ đậu
- Ruộng lúa
- Hồ, ao, ruộng lúa
- Cánh đồng lúa
- 
Sinh vật hằng nhiệt
- Chim bồ câu
- Chó
-
- Vườn cây
- Trong nhà
- 
 5. Sơ đồ kiểm tra đánh giá.
- Ví dụ: So sánh quần thể và quần xã.
Các đặc điểm so sánh
Quần thể
Quần xã
- Thành phần loài
- Thời gian
- Các mối quan hệ
- Tính chất
- Phạm vi phân bố
 Đất
6. Sơ đồ khuyết thiếu. ?
- Ví dụ: Nhân tố vô sinh ?
 ?
 Các nhân tố sinh thái ? 
 ?  
 7. Sơ đồ câm.
-Ví dụ về lưới thức ăn.
 b c 
 a e f d
 g 
 8. Mô hình hoá.
- Ví dụ: Sơ đồ quần thể.
 a1, a2 ,a3 là các cá thể của quần thể Mts a1
 Mts : Môi trường sống 
 a2 a3 
 Phần II. Phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học “ Sinh vật và môi trường” 
 1. Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới.
 Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu những kiến thức mới làm cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và có thể sử dụng kiến thức đó vào thực tiễn đời sống và sản xuất. mặt khác học sinh phải biết móc xích kiến thức vừa học với kiến thức đã học ở các bài trước, vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng phương pháp dạy học cho có hiệu quả.
 Ở nội dung này ta có thể sử dụng sơ đồ theo nhiều cách.
 1.1 cách 1: Đơn giản nhất là giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. 
 Phương pháp này có thể dùng khi ta dạy những bài dầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ hoá hoặc khi ta dạy với đối tượng học sinh trung bình.
 Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm kiến thức một cách máy móc không phát huy được tính sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
 Ví dụ khi dạy khái niệm quần thể:
+ Giáo viên lấy ví dụ các cá thể cùng loài như chim, voi, trâu , cừuthường tạo thành đàn, ở thực vật như đồi cọ, rừng thông Nếu các cá thể không sống chung với nhau sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi.
+ Giáo viên vẽ sơ đồ: a3
 (Mts: Môi trường sống) Mts a2 a1
 Sau đó giáo viên giải thích a1,a2,a3 , là các cá thể của quần thể (a1,a2,a3 cùng loài), chúng cùng sống trong một môi trường tạo thành quần thể.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm quần thể.
 1.2 Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo gợi ý và thầy trò cùng xây dựng sơ đồ. Với các câu trả lời của học sinh thầy có thể hình thành dần sơ đồ lên bảng.
 Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của học sinh, tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi hoặc các em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các em cơ hội xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh đễ dàng tiếp thu và tiếp thu một cách tích cực khi thấy sơ đồ được hình thành dần dần trên bảng.
 Ví dụ khi dạy bài “ Môi trường và các nhân tố sinh thái” ( bài 41)
 Ở mục I “Môi trường sống của sinh vật”
- Sau khi hình thành xong khái niệm môi trường.
- Giáo viên hỏi: Có mấy loại môi trường ? Em hãy kể tên những môi trường sống đó ?
- Học sinh: có 4 loại môi trường chủ yếu và kể tên. 
- Sau đó giáo viên lập sơ đồ:
 Đất - không khí ( môi trường trên cạn)
 Môi trường Nước
 Trong đất
 Sinh vật 
 Ở mục II “ Các nhân tố sinh thái”
- Giáo viên hỏi : Có mấy nhân tố sinh thái ? Đó là những nhân tố nào?
- Học sinh: Có 2 nhóm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
- Giáo viên vẽ sơ đồ theo học sinh và hỏi tiếp: kể tên các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
- Học sinh : Nhân tố vô sinh gồm: đất, nước, gió, mưa, nhiệt độ
 Nhân tố hữu sinh gồm: Động thực vật( sinh vật) và con người.
- Giáo viên hoàn thiện sơ đồ:
 Đất
. Độ ẩm 
 Nhân tố vô sinh 
 Nhiệt độ 
 Ánh sáng ...
Các nhân tố sinh thái 
 Động vật
 Sinh vật Thực vật
 Vi sinh vật
 Nhân tố hữu Con người
2. Sử dụng sơ đồ để củng cố hoàn thiện kiến thức.
 Thông thường sau khi học xong một phần, một bài hay một chương giáo viên phải củng cố kiến thức cho học sinh để các em hiểu và nắm chắc kiến thức đã học một cách hệ thống, như vậy học sinh sẽ dần dần hoàn thiện kiến thức trong nội dung chương trình.Trong phần “ Sinh vật và môi trường” giáo viên cũng có thể củng cố hoàn thiện kiến thức cho học sinh bằng phương pháp sơ đồ hoá.
 Ví dụ : sau khi học xong bài quần xã giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập so sánh quần thể và quần xã theo bảng mẫu sau:
Đặc điểm so sánh
 Quần thể
 Quần xã
- Thành phần
- Mối quan hệ
- Tính chất
- Phạm vi phân bố
- Thời gian
 - Học sinh vận dụng các kiến thức đã học cùng thảo luận hoàn thành bài tập.
 3. Sử dụng sơ đồ để kiểm tra đánh giá.
 Khi kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc sơ đồ. Để có thể sử dụng sơ đồ trong khâu này cũng có nhiều cách: Có thể sử dụng sơ đồ khuyết thiếu hoặc sơ đồ câm để yêu cầu học sinh hoàn thành.
Ví dụ: khi học bài “ Hệ sinh thái” giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
 1)Điền vào dấu ? để hoàn thiện sơ đồ: 
 Hệ sinh thái 	
 ? ?
 2) Lập lưới thức ăn đơn giản ở ao hồ có dạng sau: 
 (2) (5) 
 (1) (3) (7) (8)
 (4) (6)	
 Như vậy sau khi học sinh đã được làm quen với sơ đồ giáo viên có thể yêu cầu lập sơ đồ cho một khái ni

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(7).doc
Giáo án liên quan