Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng hình ảnh và video-clip trong giảng dạy môn GDCD ở trường THCS

 Căn cứ vào mục tiêu đào tạo con ngời mới của xã hội hiện nay vẫn là những công dân tốt, sống có đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật, do đó đòi hỏi phải có sự thay đổi về phơng pháp dạy học. Muốn làm đợc điều đó, giáo viên phải là những ngời tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan, phong phú, tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học , học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học . Nh vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn ngời giáo viên chỉ là ngời tổ chức tiết học thành môi trờng để học sinh mà thôi. Những tranh ảnh, những đoan Video - Clip mà giáo viên công phu chuẩn bị có tác động rất mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh, tạo nên một sự hứng thú tiếp thu tri thức. Nó tác động mạnh mẽ đến tâm lí, tình cảm của học sinh THCS lứa tuổi mà nhân cách đang định hình một cách rõ nét.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng hình ảnh và video-clip trong giảng dạy môn GDCD ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tuổi mà nhân cách đang định hình một cách rõ nét.
Mục đích nghiên cứu 
Yêu cầu việc tổ chức dạy học môn GDCD là phải hình thành ở học sinh xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, vì đó là động cơ bên trong giúp các em hoàn thiện tự điều chỉnh để vươn tới cái chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của môn GDCD so với một số môn học khác và cúng là yêu cầu bức xúc trong giai đoạn hiện nay khi mà đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên, học sinh đi xuống một cách nghiêm trọng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, môn GDCD cũng có những yêu cầu mới về phương pháp. Dạy và học môn này không đơn giản chỉ là truyền đạt tri thức mà còn phải hình thành được tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và nhất là hình thành thói quen đạo đức, pháp luật ở mỗi học sinh. Cần tránh lối dạy thiên về lý thuyết khô khan, xa rời thực tiễn. Để làm được điều nàyviệc sử dụng hình ảnh minh hoạ và sử dụng những đoạn Video - Clip có tác dụng rất quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, tạo sự hấp dẫn, dễ ghi nhớ cho học sinh trong giờ GDCD .
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu : Học sinh khối 6,7 trường THCS Cảnh Hoá.
Phạm vi nghiên cứu : Sử dụng hình ảnh và Video - Clip trong giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Cảnh Hoá.
B. Phần nội dung 
I. Mục tiêu của môn GDCD ở trường THCS
	1. Kiến thức 
 - Hiểu được những kiến thức phổ thông, cơ bản thiết thực về một số vấn đề như: thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng, công dân với kinh tế, công dân với một số vấn đề chính trị xã hội .
- Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và luật pháp cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và môi trường sống .
- Hiểu ý nghĩa các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội ; sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó .
	2. Kỹ năng :
- Biết phân tích, đánh giá bản thân và mọi người xung quanh; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá xã hội trong giao tiếp và hoạt động học tập lao động, hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí ,...
- Biết tổ chức học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu các chuẩn mực đã học .
	3. Thái độ :
- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện pháp luật, văn hoá trong đời sống hằng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước.
- Có niềm tin vào các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
- Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội , tích cực, năng động.
Để đạt được những mục tiêu đó một trong những biện pháp đó là việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo hình ảnh và Video - Clip trong quá trình giảng dạy.
II. Thưc trạng việc sử dụng hình ảnh và Video - Clip trong quá trình giảng dạy môn GDCD
 Để thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh , cần có những điều kiện nhât định về giáo viên và các phương tiện trang thiết bị cần thiết trong đó hình ảnh và Video - Clip có vai trò vô cùng quan trọng.
1. Hình ảnh và Video - Clip trong quá trình giảng dạy môn GDCD
 - Hình ảnh ở đây được hiểu là những hình vẽ, tranh ảnh được sử dụng trong quá trình giảng dạy.
+ Có thể chia hình ảnh làm 2 nhóm : 
* Nhóm hình ảnh thực tế ( trực quan, tranh ảnh)
* Nhóm hình ảnh trình chiếu
- Video - Clip là những đoạn phim ngắn, những đoạn tư liệu được trình chiếu qua đầu đĩa hoặc máy vi tính
2. Chức năng của hình ảnh và Video - Clip 
	- Hình ảnh và Video - Clip có chức năng cơ bản là tích hợp và cơ động . Mỗi hình ảnh hay một đoạn Video - Clip đều có thể thực hiện 3 chức năng sau :
1. Thông báo hay trình bày thông tin.
Minh họa, giải thích, mô tả trực quan.
Tổ chức và tiến hành các hoạt động .
Hình ảnh trước hết là để thông báo thông tin, sau đó là để minh họa, giải thích. Học sinh quan sát hình ảnh- (thu thập thông tin), xử lý tài liệu, hành động và suy nghĩ trên các tài liệu này và trao đổi với nhau, với giáo viên. 
	Hình ảnh và Video - Clip tác động đến học sinh, gây được phản ứng của các em và những thắc mắc, câu hỏi của các em đặt ra cho giáo viên và các bạn. Giáo viên tiếp nhận, xử lý các câu hỏi của học sinh, như vậy đã tác động lần nữa đến suy nghĩ và hành động của các em khiến các em nảy ra những ý tưởng về những điều đã trình bày, tiến hành trao đổi ý kiến với nhau, với giáo viên.
 Ví dụ: Để dạy bài:
 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” ( GDCD lớp 7) mở đầu bài học giỏo viờn có thể cho học sinh xem một số hình ảnh và đoạn Video - Clip về tình trạng phá hoại môi trường và những hậu quả của nó, từ đó trong đầu học sinh sẽ có thắc mắc : “Tại sao họ lại phá hoại môi trường? Phá hoại môi trường như vậy tác hại?” Tình trạng đó mà cứ diễn ra hậu quả sẽ như thế nào? 
 Từ đó học sinh có thái độ với việc làm đó đồng thời liên hệ được trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của bản thân mình.
	- Hình ảnh và Video - Clip được sử dụng như vậy trở thành phương tiện đa chiều hay gọi là đa phương tiện, lúc đó hiệu quả sử dụng hình ảnh và Video - Clip được xem là tối ưu .
3. Tác dụng của hình ảnh và Video - Clip
* Việc sử dụng hình ảnh và Video - Clip có tác dụng :
Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan, mang tính lý thuyết, áp đặt đối với học sinh
Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh.
Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các hình ảnh và Video - Clip là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác . 
 4. Nguồn hình ảnh và Video - Clip
Hình ảnh và Video - Clip phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn GDCD là vô cùng đa dạng, phong phú. Giáo viên có thể lấy từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như:
- Qua băng, đĩa hình
- Qua sách vở, báo chí TV...
- Hình ảnh trực quan mà giáo viên,học sinh tìm kiếm, thu thập được.
- Qua mạng Internet.
- Qua trao đổi với mọi người.
- Giáo viên trực tiếp chụp, quay Video - Clip
III Giải phỏp sử dụng hình ảnh và Video - Clip trong môn GDCD theo hướng đổi mới 
	1. Việc sử dụng hình ảnh và Video - Clip trong dạy học bộ môn phải tuân theo những yêu cầu nhất định.
 Để việc sử dụng có hiệu quả, tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức, trước hết hình ảnh và Video - Clip phải gắn bó hữu cơ với phương pháp dạy học, như một thành tố của phương pháp dạy học. Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó. Vì vậy sử dụng hình ảnh và Video - Clip dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
	Một yêu cầu rất quan trọng là hình ảnh và Video - Clip phải có tác dụng kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện minh hoạ nội dung bài học. Khi sử dụng hình ảnh và Video - Clip là giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kỹ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các hình ảnh và Video - Clip mà giáo viên trình bày , giới thiệu, học sinh có nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết .
2. Nguyên tắc của việc sử dụng hình ảnh và Video - Clip trong giảng dạy môn GDCD 
1.Sử dụng hình ảnh
* Sử dụng tranh ảnh
 - Hình ảnh phải “ ăn khớp” và phù hợp với nội dung bài học.
Tranh ảnh phải được treo hoặc dán ở vị trí dễ quan sát, tốt nhất nên treo trên bảng, phía trước mặt học sinh.
Lưu ý học sinh về nhiệm vụ quan sát, theo dõi, nêu yêu cầu, đặt câu hỏi trước khi cho học sinh quan sát.
Giáo viên mô tả, giải thích nhất là đối với những chi tiết trừu tượng, phức tạp trên tranh ảnh
Cho học sinh thảo luận, phân tích nội dung, ý nghĩa, nhận xét, đánh giá sự kiện , tình huống qua tranh ảnh, để rút ra những điều cần thiết liên quan đến bài học.
 - Đảm bảo tính thẩm mĩ của hình ảnh.
Tránh sử dụng quá nhiều hình ảnh tạo nên sự nhiễu thông tin của học sinh hoặc học sinh quá chú ý đến hình ảnh mà không chú ý đến nội dung bài học
* Sử dụng hình ảnh trình chiếu
- Hình ảnh phải “ sát” và phù hợp với nội dung bài học.	
Vớ dụ: Khi dạy bài “Lễ độ” GDCD 6 giỏo viờn cú thể lấy hỡnh ảnh minh họa trong sỏch giỏo khoa hoặc những hỡnh ảnh trong cỏch ứng xữ giao tiếp với mọi người.
- Hình ảnh được sắp xếp, tạo hiệu ứng khoa học, lô-gíc phù hợp với nội dung
- Số lượng hình ảnh vừa đủ không gây “nhiễu”
- Đảm bảo tính thẩm mĩ của hình ảnh 
- Chú ý đến tình huống dự phòng về lỗi kĩ thuật ( có thể in một số hình ảnh dự phòng)
 Sử dụng được những hình ảnh như vậy học sinh rất dễ nắm bắt kiến thức, dễ nhớ, dễ vận dụng được vào thực tiễn tiết học rất sinh động, sôi nổi, hứng thú thu hút học sinh. 
Sử dụng Video - Clip
Việc sử dụng Video - Clip phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Video - Clip phải thật sự phù hợp, đúng trọng tâm.
Vớ dụ: Khi dạy bài: “Gúp phần giữ gỡn và phỏt huy truyền thống tốt đẹp của gia đỡnh, dũng họ” -GDCD 7- giỏo viờn cú thể cho học sinh xem đoạn vi deo núi truyền thống hiếu học của những dũng họ ở nước ta - Thời sự VTV1 đài truyền hỡnh Việt Nam.
Không nên quá dài vì tiết học có giới hạn về thời gian
Chất lượng hình ảnh và âm thanh phải đảm bảo rõ, nét
Nguồn cung cấp chính thống không có nhiều sự tranh cãi hay bàn luận về Clip đó
Có tình huống dự phòng.
Việc sử dụng hình ảnh và Video - Clip trong quá trình giảng dạy môn GDCD có tác dụng và hiệu quả rất lớn.Những giờ học trở nên sinh động hơn rất nhiều khi cỏc em được xem hình ảnh và Video - Clip. Học sinh sôi nổi và hào hứng hơn , giáo viên tự tin hơn khi lên lớp. Trong thực tế giảng dạy của mình ở trường THCS Cảnh Hoá trong khi sử dụng hình ảnh và Video - Clip tôi đã nhận ra được hiệu quả của nó, những tiết học chỉ với phấn và bảng trắng.
3 Kết quả đạt được
          *Kết quả khảo sỏt đầu năm:
+ Chỉ những học sinh khỏ, giỏi mới chịu khai thỏc thờm hỡnh ảnh

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM SU DUNG HINH ANH VI DEO MON GDCD.doc
Giáo án liên quan