Phương pháp giải Toán hóa vô cơ

A. Nội dung phương pháp:

- Nguyên tắc : Trong các phản ứng hóa học các nguyên tố và khối lượng của chúng được bảo toàn

Từ đó suy ra : Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành

Phạm vi sử dụng: Trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng , lúc này đôi khi không cần thiết phải viêys ptpư và chỉ cần lập sơ đồ phản ứng để thấy mối quan hệ tỉ lệ mol giữa các chất cần xác định cũng như các chất đề cho.

B. Bài tập :

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X chỉ chjuwas hai muối sunfat và khí NO duy nhất . Tìm a ?

Bài 2: Nung hỗn hợp gồm 15,2 gam Cr¬2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X . Cho X tác dụng với HCl dư thu được V lit khí H2 ( đktc ) . Tìm V ?

 

doc14 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giải Toán hóa vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian lấy thanh Al ra cân nặng 51,38 gam.Tính khối lượng CU thoát ra và nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng?
Bài 13: Hòa tan 12 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại bằng dd HCl dư thu được dung dịch A và 1,008 lit khí bay ra (đktc). Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A?
Bài 14: Để 2,7 gam Al ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng thêm 1,44 gam. Tính % khối lượng miếng Al bị oxi hóa bởi oxi không khí?
Bài 15: Khử hoàn toàn một oxit sắt nguyên chất bằng CO dư ở nhiệt độ cao .Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn giảm 27,58%. Tìm CT của Oxit?
C: BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 1:Dẫn Vlit CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 3,7 gam Ca(OH)2 . Sau phản ứng thu được 4 gam kết tủa . Giá trị của V?
a. 0,896 lit 	b. 1,344 lit	c. 2,24 lit	d.cả a, b đều đúng
Bài 2: Cho một đinh sắt vào 20ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra khối lượng dung dịch thu được giảm 0,16 gam. Tìm CT của muối?
a. Cu	b. Ag	c. Ni	d.Hg
Bài 3:Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư thu được 65,45 gam hỗn hợp rắn.Cho hỗn hợp này tan hết trong HCl dư V lit khí. Dẫn V lit khí này di qua ống 80 gam CuO nung nóng thấy còn laị 73,32 gam chất rắn và chỉ có 80% khí tham gia phản ứng. % Al và Zn tương ứng là:
a.19,59 và 80,41	b.19,95 và 80,05	c.15,95 và 84,05	d.17,49 và 82,51
Bài 4:Nung 15.04 gam muối Cu(NO3)2 thấy còn lại 8,56 gam chất rắn. % Cu(NO3)2 bị phân hủy?
a. 45	b.65	c.75	d.85
Bài 5:Nhiệt phân a gam muối Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng giảm 27 gam. Tính khối lượng Cu(NO3)2 bị phân hủy?
a. 47g	b.48g	c.49g	d.50g
Bài 6:Nung nóng AgNO3 sau một thời gian thấy khối lượng giảm 31 gam. Lượng AgNO3 ban đầu ( biết 65% AgNO3 bị phân hủy)?
a.103,676g	b.130,796g	c.103,967g	d.130,769g
Bài 7:Sau khi chuyển một thể tích khí Oxi thành Ozon thì thấy thể tích giảm đi 5ml . Thể tích Oxi đã tham gia phản ứng là?
a.14ml	`	b.16ml	c.15ml	d.17ml
Bài 8: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 thu được 1,12 lit CO2 (đktc) và 2,2 gam chất rắn. Hàm lượng CaCO3 là:
a.14,2%	b.28,4%	c.71,6%	d.31,9%
Bài 9: Phản ứng tổng hợp NH3 từ 30 lit N2 và 30 lit H2 với hiệu suất 30%. Tính thể tích NH3 tạo thành:
a.60 lit	b.10 lit	c. 6 lit	d. 18 lit
PHƯƠNG PHÁP 3: BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Nội dung phương pháp: 
Trong dung dịch : Tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm
 Tổng số mol điện tích dương bằng tổng số mol điện tích âm
Phạm vi sử dụng: Xác định lượng ( mol, nồng độ , khối lượng) của một ion khi biết l;ượng của các ion khác; Xác định khối lượng chất rắn sau khi cô cạn một dung dịch khi biết số mol của các ion trong dung dịch.
Bài tập mẫu
Bài 1:Trong một dung dịch chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl- và d mol NO3- . Lập mối liên hệ giữa a,b , c và d?
Bài 2: Một loại nước khoáng có thành phần ( mg/l) : Cl- : 1300 ; 
HCO3- : 400; SO42- : 300; Ca2+ : 60 ; Mg2+ : 25 ; ( Na+ + K+) = a. Tìm a?
Bài 3:Một dung dịch chứa các ion 0,02 mol Cu2+ ; 0,03 mol K+ ; x mol Cl- ; y mol SO42- . Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam . Tìm x, y?
Bài 4: Một dung dịch chứa hai loại cation 0,1 mol Fe2+ ; 0,2 mol Al3+ ; cùng hai loại anion x mol Cl- và y mol SO42- . Biết khi cô cạn dung dịch trên thu được 46,9 gam muối . Tìm x và y?
Bài 5:Dung dịch A chứa 0,23 gam Na+ ; 0,12 gam Mg2+ ; 0,355 gam Cl- và m gam SO42- . Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Bài 6:Ch dung dịch A chứa các ion : [ NH4+] = 0,5M ; [K+] = 0,1M ;
[SO42-]=0,25M và Cl- . Cô cạn 200 ml dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 7: Hòa tan 6,4 gam Cu vào 120 ml dd hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được ddA và V lit khí NO duy nhất ở đktc. Tính V và số gam muối khan thu được khi cô cạn ddA?
Bài 8: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100ml dd hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M ( đặc) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2; NO ; N2O . Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng?
Phương pháp 4: SỬ DỤNG PHẢN ỨNG DẠNG ION THU GỌN
Nội dung phương pháp:
Nguyên tắc: Phản ứng dạng ion thu gọn cho biết bản chất của các phản ứng ;trong phản ứng dạng ion thu gọn chất điện li mạnh phải viếtn dưới dạng ion , các chất kết tủa , khí hay chất điện li yếu phải viết dưới dạng phân tử.
Phạm vi sử dụng: Trong bài toán có nhiều phản ứng xảy ra nhưng có bản chất như phản ứng trung hòa , phản ứng trao đổi ion..
B.Bài tập
Bài 1: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X . Tính pH của dung dịch X?
Bài 2:Thực hiện hai thí nghiệm sau:
Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dd HNO3 1M thoát ra V1 lit khí NO duy nhất
Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dd HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2lit khí NO duy nhất
So sánh V1 và V2 ?
Bài 3: Dung dich A chứa HCl 0,5M và H2SO4 0,25M 
 Dung dịch B chứa NaOH 0,4M và KOH 0,4M . 
Đổ dung dịch A vào B theo tỉ lệ thể tích bao nhiêu thì thu được dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím?
Bài 4:Cho một mẫu hợp kim Na – Ba tác dụng với nước dư thu được ddX và 3,36 lit H2 (đktc). Tính thể tích đung ịch H2SO4 2M cần để trung hòa dung dịch X?
Bài 5:Số ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M cần phải dùng để trung hòa 50ml dung dịch hỗn hợp hai axit HCl 0,3M và HNO3 0,2M là bao nhiêu?
Bài 6:Sục 2,24 lit khí CO2 vào 400ml dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được bao nhiêu kết tủa?
Bài 7:Hòa tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A,B và kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol H2 bay ra. Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl trong đó số mol củ HCl gấp 4 lần số mol H2SO4 . Để trung hòa ½ ddC cần hết V lit ddD. Tính tổng khối lượng muối tạo thành?
Bài 8: Cho biết 
20 ml dd HNO3 được trung hòa bởi 60 ml KOH
20 ml dd HNO3 sau khi tác dụng hết với 2 gam CuO thì được trung hòa hết bởi 10ml dd KOH.
Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 và KOH
Bài 9: Phải thêm V ml dd Ba(OH)2 0,1M vào 10 ml dd HCl 0,1M để được một dung dịch có pH = 7 . Tìm V ?
Bài 10:Trộn 250 ml dd hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml Ba(OH)2 có nồng độ xM thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH = 12. Tìm m , x?
Bài 11: Cho biết 
30 ml dd H2SO4 được trung hòa hết bởi 20 ml dd NaOH và 10 ml KOH 2M.
30 ml NaOH được trung hòa hết bởi 20ml ddH2SO4 và 5 ml HCl 1M.
Tính nồng độ của H2SO4 và NaOH ?
Bài 12: một dung dịch hỗn hợp A có chứa AlCl3 và FeCl3 . Thêm dd NaOH vào 100 mol dung dịch A cho đến dư . Lọc lấy kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi được 2 gam chất rắn. Mặt khác phải dung hết với 40 ml AgNO3 2M để kết tủa hết ion Cl- có trong 50 ml dd A. Tính nồng độ hai muối trong A?
Bài 13: Cho 27,4 gam Ba vào 500 ml dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2% . Sau phản ứng thu được kết tủa B, khí A .
Tính VA ( đktc) và mB?
Bài 14: Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thu 1 gam kết tủa. Chất rắn còn lại cho vào cốc sứ đựng 500 ml dd HNO3 0,16M thu được V1 lit khí NO và một phần kim loại chưa tan hết . Thêm tiếp 760 ml dd HCl 2/3M sau khi thêm thu được V2 lit NO . Sau đó thêm tiếp 12 gam Mg vào cốc . Sau khi thêm thu được V3 lit hỗn hợp khí H2 và N2 , dung dịch muối clorua và hỗn hợp M các kim loại.
Tính V1 , V2 và V3 ( đktc ) ?
Tính khối lượng mỗi kim loại trong M ?
C.BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1: Cho một lượng FexSy vào ddHNO3 thu được dung dịch A và 3,36 lit khí B ( đktc) . Cho A tác dụng với dd BaCl2 thấy có kết tủa trắng còn khi cho A tác dụng với dd NH3 dư thu được kết tủa màu nâu đỏ. DB/ kk =1,586. Cho dd A tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 5,73 gam kết tủa. Xác định CT của FexSyn ?
a. FeS	b. FeS2	c.Fe2S3	d.Fe3S4
Bài 2: Cho 3,72 gam hỗn hợp X gồm kim loại Zn và Fe vào 200ml dd Y hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,15M thu được 0,12 gam khí H2 . Tính khối lượng muối ( x gam ) thu được ?
a. 8,23<x<8,73	b,8,32<x<8,73	c.8,23<x<8,37	d.8,30<x<8,70
Bài 3:Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 430 ml dd H2SO4 0,5M (loãng). Sau khi phản ứng xong thêm vào cốc 0,6 lit dd gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu 13,04 gam chất rắn. Khối lượng gam của Mg và Zn tương ứng trong hỗn hợp đầu là:
a.3,36 và 1,3	b.3,63 và 1,3	c. 1,3 và 3,63	d.6,36 và 3,1
Bài 4:Hỗn hợp A gồm 3 muối MgCl2 , NaBr , KI . Cho 93,4 gam hỗn hợp A tác dụng với 700 ml dd AgNO3 2M . Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd D và kết tủa B. Lọc kết tủa B , cho 22,4 gam bột Fe vào D sau khi phản ứng xong thu được chất rắn F và dd E. Cho F vào dd HCl dư thấy tạo 4,48 lit khí H2 (đktc). Cho dd NaOH vào E lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổithu 24 gam chất rắn . Khối lượng kết tủa B là:
a.197,6 gam	b.196,7 gam	c. 179,6 gam	d.176,9 gam
Bài 5:Cho 12,5 gam hỗn hợp Ng và Zn vào 100 ml dd A chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M . Kim loại :
a. Tan hoàn toàn trong ddA	b. Không tan hết trong ddA
c. Không tan trong ddA	d. Kết quả khác.
Bài 6:Cho ddA chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M . Cho 100ml B gồm KOH 1M và NaOH 0,8M vào 100 ml ddA cô cạn dd thu được bao nhiêu gam muối khan?
a.16,33 g	b.13,36g	c.15,63g	d.13,63g
Phương pháp5: CHUYỂN BÀI TOÁN HỖN HỢP THÀNH BÀI TOÁN CHẤT TƯƠNG ĐƯƠNG.
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP:
Nguyên tắc : Khi trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng nhưng các phản ứng cùng loaih và cùng hiệu suất thì ta thay hỗn hợp nhiều chất thành 1 chất tương đương, Lúc đó : lượng ( số mol , khối lượng hay thể tích ) của các chất tương đương bằng lượng của hỗn hợp.
Phạm vi sử dụng: Trong vô cơ , phương pháp này thường áp dụng khi hỗn hợp nhiều kim loại hoạt động hay hỗn hợp nhiều oxit kim loại, hỗn hợp muối cacbonat..hoặc khi hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với nước.
BÀI TẬP MẪU:
Bài 1: Một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp có khối lượng 8,5 gam. Hỗn hợp này tan trong nước dư thu 3,36 lit H2 (đktc). Tìm hai ki loại A, B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Bài 2: Một hỗn hợp hai kim loại kiềm A , B thuộc hai chu kì liên tiếp có khối lượng 10,6 gam. Khi tác dụng với 

File đính kèm:

  • docphan dang bai toan vo co.doc