Phương pháp bảo toàn nguyên tố (tiếp)

Nguyên tắc:Khi tham gia các phản ứng, khối l ượng và số mol của mỗi nguyên tố luôn bảo to àn.

Ví dụ 1:Nung 1,12 g Fe trong không khí thu đư ợc hỗn hợp rắn A gồm 4 chất. H òa tan hoàn toàn ch ất rắn A

bằng dung dịch H

2SO4

loãngdư, thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH d ư thu

được dung dịch C v à kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối l ượng không đổi thu đ ược m1gam

chất rắn E.

a. Xác định thành phần của A, B, C, D , E.

b. Xác định m1.

pdf1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp bảo toàn nguyên tố (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV Nguyễn Văn Vũ – Website 
PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
Nguyên tắc: Khi tham gia các phản ứng, khối lượng và số mol của mỗi nguyên tố luôn bảo toàn.
Ví dụ 1: Nung 1,12 g Fe trong không khí thu đư ợc hỗn hợp rắn A gồm 4 chất. H òa tan hoàn toàn chất rắn A
bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH d ư thu
được dung dịch C và kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối l ượng không đổi thu được m1 gam
chất rắn E.
 a. Xác định thành phần của A, B, C, D, E.
 b. Xác định m1.
 c. Toàn bộ chất rắn E tác dụng với CO dư thu được m2 gam chất rắn F. Xác định m2.
Ví dụ 2: Cho 10,4 gam hỗn hợp Fe, Mg (tỉ lệ mol 1:2) tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 3,36 lít (đktc)
và hỗn hợp 2 khí không màu có tỉ khối so với không khí là 1,195 trong đó có một khí hóa nâu trong không khí.
 a. Xác định 2 khí và số mol của chúng trong hỗn hợp.
 b. Tính khối lượng HNO3 đã tham gia phản ứng.
Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được
dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Xác định a.
Ví dụ 4: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu
được dung dịch A và khí B không màu, hóa nâu trong không khí. Dung d ịch A cho tác dụng với dung dịch
NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối l ượng không đổi thu được chất
rắn có khối lượng là
 A. 23,0 gam. B. 32,0 gam. C. 16,0 gam. D. 48,0 gam.
Ví dụ 5: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm
Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch
Y, lượng muối khan thu được là
A. 20 gam. B. 32 gam. C. 40 gam. D. 48 gam.
Ví dụ 6: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu
được là
A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 11,2 gam.
Ví dụ 7: Đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon X thu đ ược 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích O2 đã tham
gia phản ứng cháy (đktc) là
A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.
Ví dụ 8: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 ở
đktc và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH d ư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến
khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 3,6 gam. B. 17,6 gam. C. 21,6 gam. D. 29,6 gam.
Ví dụ 9: Hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn. Cho 2 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 0,1 gam khí.
Cho 2 gam A tác dụng với khí clo dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối l ượng của Fe trong A
là
A. 8,4%. B. 16,8%. C. 19,2%. D. 22,4%.
Ví dụ 10: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong
không khí oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam H2O. Thể tích không khí ở
(đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.
Ví dụ 11: Hoà tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và
khí H2. Cô cạn dung dịch A thu được 5,71 gam muối khan. Hãy tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
A. 0,56 lít. B. 0,112 lít. C. 0,224 lít D. 0,448 lít
Ví dụ 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm C2H6, C3H4 và C4H8 thì thu được 12,98 gam CO2 và 5,76
gam H2O. Vậy m có giá trị là
A. 1,48 gam. B. 8,14 gam. C. 4,18 gam. D. 16,04 gam.
Ví dụ 13: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt v à
phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. FeO; 75%. B. Fe2O3; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. Fe3O4; 75%.

File đính kèm:

  • pdfPP BAO TOAN MOL NGUYEN TO.pdf
Giáo án liên quan