Phát huy tính tích cực của học sinh qua tiết học làm bài tập lịch sử ở trường THCS An Trường B

- Học sinh : khoảng 80% học sinh trung bình ,yếu đã biết nắm được các kiến thức đã học một cách tổng quát, mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà.

- Học sinh thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp( kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập

- Khoảng 65% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết học. Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực của học sinh qua tiết học làm bài tập lịch sử ở trường THCS An Trường B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC 
CỦA HỌC SINH QUA TIẾT HỌC LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THCS AN TRƯỜNG B
I/ LÝ DO CHỌ ĐỀ TÀI:
Một trong những yêu cầu hiện nay của đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Vì vậy thông thường trước những tiết kiểm tra định kì ở Lịch sử lớp 6,7,8 thường trong phân phối chương trình có những tiết làm Bài Tập Lịch Sử. Theo tôi việc sắp xếp phân phối chương trình như thế là để giáo viên chúng ta có thời gian đưa ra các dạng bài tập lịch sử rồi hướng dẫn các bước thực hiện trước tiên là giúp các em củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học đặc biệt là những sự kiện lịch sử quan trọng trong từng chương và còn để các em khỏi bỡ ngỡ khi gặp các dạng bài tập, câu hỏi này trong lúc kiểm tra. 
Ngoài ra, đây là tiết học mà người giáo viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết kế giáo án để làm sao gây được hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí “ vui để học “ thoải mái, sôi động với những dạng Bài Tập giải ô chữ, nhận diện lịch sửđược lồng ghép trong tiết học, như vậy sẽ huy động được nhiều HS hoạt động tích cực, mặt khác còn làm cho các em hứng thú, yêu thích giờ học hơn. Tổ Văn-Sử của Trường THCS An Trường B cũng đã áp dụng phương pháp này trong hầu hết các tiết làm BTLS ở các khối lớp. 
 Theo tôi để thực hiện tiết làm Bài Tập Lịch Sử hiệu quả nhất chúng ta nên tiến hành trên máy vi tính, sử dụng phần mềm Powerpoint trên các Slide hình ảnh. Bởi vì một tiết làm Bài Tập Lịch Sử sử dụng nhiều bảng phụ, tranh ảnh, bản đồ nếu chúng ta sử dụng giáo án truyền thống thì sẽ mất thời gian, lúng túng với số lượng đồ dùng như thế khi lên lớp dạy ( nhưng cũng vẫn có thể thực hiện được).
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
* Đối với Giáo viên:
Việc xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành, củng cố tri thức lịch sử cho Học Sinh. Nó là một trong những biện pháp phát triển năng lực nhận thức độc lập, đặc biệt là tư duy sáng tạo của các em. Đồng thời khi hoàn thành các bài tập, Học Sinh sẽ tự nhận thấy những thiếu sót của mình, Giáo Viên biết được kết quả nắm kiến thức của HS. Vì vậy, việc lựa chọn các dạng bài tập, câu hỏi phải phù hợp với từng chương và phải bao hàm kiến thức cơ bản của mỗi chương . 
Chúng ta có thể sử dụng các dạng bài tập như: 
+ Bài tập trắc nghiệm khách quan: chọn đúng-sai, điền khuyết
+ Bài tập rèn kĩ năng thực hành, hệ thống, khái quát hóa kiến thức: trình bày một sự kiện lịch sử bằng lược đồ, lập bảng niên biểu, bảng thống kê
+ Bài tập giải ô chữ hàng ngang và hàng dọc qua những gợi ý của Giáo Viên.
+ Bài tập nhận diện lịch sử ( nhân vật , sự kiện, công trình, kiến trúc lịch sử) 
Khi đưa ra các bài tập, Giáo Viên cần lưu ý:
+ Các câu hỏi, bài tập phải phù hợp với nội dung cơ bản của việc học tập, Giáo viên phải có đáp án thật chuẩn và chính xác.
+ Lựa chọn và ước lượng số lượng BT sao cho thích hợp với thời gian 1 tiết học ( không quá nhiều và cũng không ít quá).
+ Bài tập đưa ra phải phù hợp với trình độ, phát huy được tính tích cực, tư duy của Học Sinh. Đồng thời phải huy động được nhiều Học sinh cùng làm việc, Giáo viên luôn chú ý thu hút tất cả học sinh cùng tham gia làm các Bài tập.
+ Khi đưa ra câu hỏi, bài tập cần dự kiến câu trả lời của Học sinh, từ đó định ra tiêu chuẩn đánh giá bằng thang điểm thật chính xác.
Để có được tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết làm bài tập, Giáo Viên cần tham khảo, tìm tư liệu trên mạng qua một số địa chỉ quen thuộc: Google, Bing seach (microsoft), yahoo seach. . .
*Đối với Học Sinh:
- Chuẩn bị, xem lại toàn bộ kiến thức trong chương vừa học.
- Tích cực tham gia phát biểu, làm bài tập, nhận xét bổ sung ý kiến của bạn. 
Sau đây chúng tôi xin minh họa bằng một giáo án của tiết làm bài tập chương V- chương trình lịch sử lớp 7.
I. Mục tiêu:
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên :
- Tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ, bảng thống kê, những Slide hình ảnh đã được trình chiếu
- Những câu hỏi, bài tập trong nội dung chương V đã được chuẩn bị.
 2. Học sinh :
- Xem lại những kiến thức đã học ở chương V.
III.Tiến trình lên lớp:
1/ Kiểm tra bài cũ: Có thể lồng ghép vào nội dung làm bài tập.
2/ Giới thiệu bài : Chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung chương V, để giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học, hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số dạng bài tập lịch sử.
3/ Làm Bài tập:
Bài tập 1: GIẢI Ô CHỮ.
GV trình diễn 9 ô hàng ngang.HS lần lượt lựa chọn câu hàng ngang theo thứ tự ( lần lượt 9 HS ).GV sẽ trình diễn câu hàng ngang theo thứ tự lựa chọn của HS.GV lưu ý HS tìm ra từ khóa hàng dọc (được thể hiện bằng màu đỏ) với gợi ý sau: Đây là thành quả đạt được sau cuộc đấu tranh của anh em Nguyễn Huệ. HS giải được ô chữ hàng ngang được 10 điểm, riêng ô hàng dọc nếu HS nào đoán được sớm nhất sẽ được điểm 10.
Bài tập 2: LẬP BẢNG THỐNG KÊ.
Nhóm 1, 2: Lập bảng thống kê các cuộc chiến tranh phong kiến ở thế kỉ XVI- XVII?
Thời gian
Các thế lực tranh chấp
Khu vực diễn ra chiến tranh
Kết quả
Nhóm 3, 4: Lập bảng thống kê những hoạt động tiêu biểu của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789 ?
Thời gian
Các sự kiện
Kết quả
Bài tập 3: NHẬN DIỆN LỊCH SỬ
GV chuẩn bị 6 bức tranh đánh số thứ tự từ 1 đến 6.
HS sẽ lựa chọn bức tranh nào tùy thích (tối thiểu 6 HS).
Mỗi bức tranh sẽ có 3 gợi ý theo mức độ từ khó đến dễ,
Nếu HS đoán được chủ đề bức tranh ở gợi ý thứ nhất
được 10 điểm, ở gợi ý thứ 2 được 9 điểm và ở gợi ý thứ 3 
có 8 điểm.
Bức tranh 1,2,3:
Đây là ai? Nêu những hiểu biết của em qua bức tranh này ?
Ngoài những dạng bài tập trên như đã trình bày, còn có những dạng bài tập khác mà chuyên đề không đề cập đến...
III . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 1. Ở đối tượng học sinh:
- Học sinh : khoảng 80% học sinh trung bình ,yếu đã biết nắm được các kiến thức đã học một cách tổng quát, mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. 
- Học sinh thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp( kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập
- Khoảng 65% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết học. Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu.
2. Ở giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị soạn giảng một cách chu đáo, logic được nội dung kiến thức giữa tiết trước và tiết sau với hệ thống câu hỏi và dàn ý tối ưu trong tiết học. Hình thành được bài giảng một cách chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp theo phương pháp dạy học mới.
- Tiết kiệm được thời gian trong một tiết giảng 45 phút giáo viên không phải làm việc nhiều chủ yếu hướng dẫn học sinh chủ động bàn bạc thảo luận phát huy tính tự lập, khai thác và hoàn thành kiến thức .
 An Trường A, ngày .. tháng .. năm 2012 
 Người thực hiên 
 Nguyễn Minh Sang
Phê duyệt của Tổ chuyên môn:
..........
Phê duyệt của Ban giám hiệu:
..........

File đính kèm:

  • docChuyen de Phat huy tinh tich cuc cua HS qua tiet hoc Lam bai tap Lichsu 7.doc