Phân loại các dạng câu hỏi trong đề thi đại học cao đẳng 2007, 2008, 2009

 Câu 1. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

 A. Al, Fe, Cu. B. Al, Fe, Ag. C. Al, Cu, Ag. D. Fe, Cu, Ag.

 Câu 2. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

 A. AgNO3 và Zn(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. C. Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân loại các dạng câu hỏi trong đề thi đại học cao đẳng 2007, 2008, 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 1,66 V.	C. 0,78 V.	D. 0,92 V.
 Câu 256. Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá: Eo(Cu-X) = 0,46V; Eo(Y-Cu) = 1,1V; Eo(Z-Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
	A. X, Cu, Z, Y.	B. Z, Y, Cu, X.	C. X, Cu, Y, Z.	D. Y, Z, Cu, X.
 Câu 257. Cho các thế điện cực chuẩn: = -1,66V; = -0,76V; = -0,13V; = +0,34V. Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động lớn nhất:
	A. Pin Pb - Cu.	B. Pin Zn - Pb.	C. Pin Zn - Cu.	D. Pin Al - Zn.
 Câu 258. Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là 0,46 V. Biết thế điện cực chuẩn và có giá trị lần lượt là:
	A. -1,46V và -0,34V.	B. -0,76V và +0,34V.	C. -1,56V và +0,64V.	D. +1,56V và +0,64V.
 Câu 259. Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng.
	A. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.	B. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
	C. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.	D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.
 - Điện phân, điều chế, tinh chế.
 Câu 260. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
	A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
	B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
	C. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
	D. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
 Câu 261. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
	A. Fe, Ca, Al.	B. Na, Ca, Zn.	C. Na, Cu, Al.	D. Na, Ca, Al.
 Câu 262. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
	A. Al và Mg.	B. Mg và Zn.	C. Na và Fe.	D. Cu và Ag.
 Câu 263. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
	A. Mg, Zn, Cu.	B. Ba, Ag, Au.	C. Al, Fe, Cr.	D. Fe, Cu, Ag.
 Câu 264. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra.
	A. sự oxi hoá ion Na+.	B. sự oxi hoá ion Cl-.	C. sự khử ion Cl-.	D. sự khử ion Na+.
 Câu 265. Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 67,5.	B. 75,6.	C. 54,0.	D. 108,0.
 Câu 266. Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là
	A. b 2a.	D. b = 2a.
 Câu 267. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là (cho Cu = 64).
	A. 0,15M.	B. 0,05M.	C. 0,1M.	D. 0,2M.
 Câu 268. Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là
	A. 2,70.	B. 5,40.	C. 4,05.	D. 1,35.
 - Kl tác dụng axit HCl, H2SO4 loãng.
 Câu 269. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 10,27.	B. 9,52.	C. 7,25.	D. 8,98.
 Câu 270. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
	A. 101,48 gam.	B. 101,68 gam.	C. 97,80 gam.	D. 88,20 gam.
 Câu 271. Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
	A. 103,85 gam.	B. 25,95 gam.	C. 77,86 gam.	D. 38,93 gam.
 Câu 272. Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc).Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 48,8.	B. 42,6.	C. 45,5.	D. 47,1
 Câu 273. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
	A. 7.	B. 1.	C. 2.	D. 6.
 Câu 274. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
	A. Ca và Sr.	B. Sr và Ba.	C. Mg và Ca.	D. Be và Mg.
 Câu 275. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
	A. 15,6.	B. 10,5.	C. 12,3.	D. 11,5.
 Câu 276. X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là
	A. Ca.	B. Sr.	C. Mg.	D. Ba.
 Câu 277. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
	A. 15,76%.	B. 28,21%.	C. 11,79%.	D. 24,24%.
 - Kl tác dụng HNO3, H2SO4 đặc.
 Câu 278. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
	A. Fe(NO3)3.	B. HNO3.	C. Fe(NO3)2.	D. Cu(NO3)2.
 Câu 279. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
	A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.	B. MgSO4.
	C. MgSO4 và FeSO4.	D. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
 Câu 280. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO).
	A. 0,6 lít.	B. 1,0 lít.	C. 0,8 lít.	D. 1,2 lít.
 Câu 281. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
	A. N2O.	B. N2.	C. NO2.	D. NO.
 Câu 282. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
	A. 5,60.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 3,36.
 Câu 283. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 10,52%.	B. 19,53%.	C. 15,25%.	D. 12,80%.
 Câu 284. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được.
	A. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.	B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
	C. 0,12 mol FeSO4.	D. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
 Câu 285. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khíNxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
	A. N2O và Al.	B. N2O và Fe.	C. NO và Mg.	D. NO2 và Al.
 Este, lipit: 1 + 1.
 Câu 286. Mệnh đề không đúng là:
	A. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
	B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
	C. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
	D. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
 Câu 287. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
	A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 2.
 Câu 288. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
	A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
 Câu 289. Phát biểu đúng là:
	A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
	B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
	C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và (ancol).
	D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
 Câu 290. Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
	B. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
	C. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
	D. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
 Câu 291. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
	A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
 Câu 292. Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
	A. HCOOC2H5.	B. HOOC-CHO.	C. CH3COOCH3.	D. O=CH-CH2-CH2OH.
 Câu 293. Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu 

File đính kèm:

  • docTong hop cac dang toan trong de thi DH 20062009.doc