Ôn tập lí thuyết hoá 12 chương 1 este

Khái niệm: Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este

CTCT chung của este đơn chức là: R – C – O - R Trong đó R là gốc hidro cacbon

 ‖ R là gốc hidro cacbon hoặc H

 O

Chú ý: Este no đơn chức ( este được tạo bởi axit cacboxylic no đơn chức và rượu no đơn chức) có công thức chung là

 CnH2nO2 (n 2)

 

doc14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập lí thuyết hoá 12 chương 1 este, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điều chế từ caprolactam
 * Tơ nitron( hay olon)được điều chế từ vinyl xyanua CH2= CH-CN
 V-Một số polime được dùng làm cao su:
1/ cao su buna [Polibutađien (- CH2- CH=CH-CH2-)n ]
2/ Caosu buna-S là sản phẩm đồng trùng hợp của butađien và stiren
3/Caosu buna - N là sản phẩm đồng trùng hợp của butađien và vinyl xyanua
chương 5
đại cương về kim loại
1. ở nhiệt độ thường các kim loại đều ở thể rắn(tinh thể), trừ thuỷ ngân là chất lỏng
2. Các kim loại có những tính chất vật lí chung là: dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, có tính dẻo. Tất cả những tính chất vật lí đó đều do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra( kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe.)
3.Tính chất hoá học chung của kim loại:
 Tính chất hoá học cơ bản của kim loại là tính khử. M- ne Mn+ 
 a/ Tác dụng với phi kim: Nhiều kim loại có thể khử được nguyên tử phi kim thành ion âm
 ( hs tự tìm thí dụ minh hoạ)
 b/ Tác dụng với axit:
 - Các kim lại đứng trước hidro trong dãy điện hoá khử được ion H+ trong các dd axit như HCl, H2SO4loãng thành hidro tự do ( hs tự tìm thí dụ minh hoạ)
 - Nhiều kim loại khử được N+5, S+6 trong các dd axit HNO3, H2SO4 xuống các mức oxi hoá thấp hơn( hs tự tìm thí dụ minh hoạ)
 c/ Tác dụng với dd muối: Kim loại có tính khử mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại có tính khử yếu hơn trong dd muối ( hs tự tìm thí dụ minh họa)
Chú ý: Những kim lọai tác dụng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường như Na, K, Ca, Bakhi cho vào dd muối sẽ không khử ion kim lọai trong dd mà khử nước.
Thí dụ: Cho Na kim lọai vào dd CuSO4 sẽ xảy ra các phản ứng sau:
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4 
 Chú ý: phải thuộc dãy điện hoá và nắm được ý nghĩa của dãy điện hoá
 4. Sự ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại: 
 a/ Phân biệt được ăn mòn hoá học với ăn mòn điện hoá
ăn mòn hoá học là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với các chất khí và hơi nước ở nhiệt độ cao, ở nhiệt độ càng cao sự ăn mòn xảy ra càng nhanh, không phát sinh dòng điện
ăn mòn điện hoá học là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dd chất điện li, phát sinh dòng điện 
 b/ Các điều kiện cần và đủ để xảy ra sự ăn mòn điện hoá: Có hai điện cực khác chất, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với một dd điện li.
 c/ Cơ chế của sự ăn mòn điện hoá: Khi xảy ra sự ăn mòn điện hoá kim loại có tính khử mạnh hơn đóng vai trò điện cực âm và bị phá huỷ. Kim loại có tính khử yếu hơn đóng vai trò điện cực dương và được bảo vệ
ở cực âm: kim loại bị oxi hoá M- ne Mn+
ở cực dương: 
+ Nếu là môi trường axit: 2H+ + 2e H2
+ Nếu là môi trường kiềm hoặc môi trường trung tính: O2 + 2H2O + 4e 4
(không khí ẩm, nước biển coi như là môi trường trung tính)
5.Nguyên tắc điều chế kim loại là: khử ion kim loại trong hợp chất thành kim loại tự do
 Mn+ + ne M
6.Các phương pháp điều chế kim loại:
a/ Phương pháp thuỷ luyện: Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dd muối( thường được dùng để điều chế kim loại có tính khử yếu)
 Thí dụ: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 Chú ý: Trong những trường hợp này kim loại tạo thành bám và kim loại dùng làm chất khử
 b/ Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử mạnh như CO, H2 , Al  để khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao( chỉ điều chế được các kim loại có tính khử yếu và trung bình - KL đứng sau nhôm trong dãy điện hoá) hs tự tìm thí dụ 
 c/ Phương pháp điện phân:
 * Để điều chế các kim loại mạnh(từ K đến Al) người ta sử dụng phương pháp điện phân hợp chất của chúng ở dạng nóng chảy
 Thí dụ: Để điều chế các kim loại kiềm và các kim loại kiềm thổ, người ta thường điện phân muối halogenua MXn của chúng ở dạng nóng chảy (M = kim loại, X = Cl, Br )
 2MXn2M + nX2 
 *Để điều chế các kim loại yếu và trung bình người ta có thể điện phân dd muối của chúng trong nước
Thí dụ: để đ/c Cu người ta có thể điện phân dd CuCl2 trong nước
CuCl2 Cu + Cl2
chương 6 
 	kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm
I/ kim loại kiềm
 1. Vị trí, đặc điểm cấu tạo: Thuộc nhóm IA của BTH( gồm Li(Z=3), Na(Z=11), K(Z=39), Rb, Cs), nguyên tử các kim loại kiềm đều có một e ở lớp ngoài cùng( cấu hình e ngoài cùng là ns1)
 2. Tính chất vật lí: các kim loại kiềm đều nhẹ, mềm, nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi thấp 
 3. Tính chất hoá học: các kim loại kiềm là những chất khử mạnh nhất trong số các kim loại. Trong các hợp chất chúng đều có số oxi hoá +1( hóa trị 1)
a/ Tác dụng với phi kim: kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm( hs tự tìm thí dụ)
Chú ý phản ứng đốt cháy Na trong oxi khô tạo ra Na2O2
b/ Tác dụng với axit
*Kim loại kiềm khử dễ dàng ion H+ trong các dd HCl, H2SO4 loãng thành H2
 	2M + 2H+ 2M+ + H2 ( hs tự tìm thí dụ)
c/ Tác dụng với nước
2M + 2H2O 2MOH + H2 ( hs tự tìm thí dụ)
 4. Điều chế: Điện phân muối halogenua nóng chảy 
 Thí dụ: 2NaCl 2Na + Cl2
ở cực âm(K), ion M+ bị khử: 	M+ +e M
ở cực dương, ion bị oxi hóa: 	2 + 2e Cl2
 5. Hợp chất của Na
 a/ Natri hidroxit NaOH: là bazơ mạnh, có đầy đủ tính chất của bazơ kiềm( hs tự tìm thí dụ)
Chú ý: khi cho CO2 vào dd NaOH có thể xảy ra 3 trừơng hợp: tạo muối trung hòa, tạo muối axit, tạo hỗn hợp 2 muối tùy thuộc vào tỉ lệ số mol của các chất phản ứng
 b/ Natri hidrocacbonat NaHCO3
Không bền với nhiệt, bị phân tích khi nung nóng
 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Tác dụng được với cả dd axit mạnh, cả dd kiềm mạnh( lưỡng tính)
 NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
 NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
Dung dịch NaHCO3 trong nước có phản ứng kiềm yếu do có sự thủy phân 
 NaHCO3 + H2O ⇋ NaOH + H2CO3
 c/ Natri cacbonat Na2CO3
Bền với nhiệt, không bị phân tích khi nung nóng
Tác dụng với dd axit mạnh giải phóng khí CO2 (Hs tự tìm thí dụ)
Dung dịch trong nước có phản ứng kiềm mạnh do có sự thủy phân 
 Na2CO3 + H2O ⇋ NaOH + NaHCO3 
II/ kim lọai kiềm thổ
 1. Vị trí, đặc điểm cấu tạo: Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của BTH(Be(Z=4),,Mg(Z=12),Ca(Z=20), Sr, Ba), nguyên tử các kim loại kiềm thổ đều có 2e ở lớp ngoài cùng( cấu hình e ngoài cùng là ns2)
 2.Tính chất vật lí: Kim loại kiềm thổ là những kim loại tương đối mềm , nhẹ, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tương đối thấp
 3.Tính chất hóa học: Các Kim loại kiềm thổ là những chất khử mạnh, Trong các hợp chất luôn có số oxi hóa +2
 a/ Tác dụng với phi kim( hs tự tìm thí dụ)
 b/ Tác dụng với dd axit( hs tự tìm thí dụ)
 *Kim loại kiềm thổ khử dễ dàng ion H+ trong các dd HCl, H2SO4 loãng thành H2
 	M + 2H+ M2+ + H2 ( hs tự tìm thí dụ)
*Kim loại kiềm thổ có thể khử được , trong HNO3 , H2SO4 đặc nóng xuống mức oxi hóa thấp nhất 
( hs tự tìm thí dụ)
c/ Tác dụng với nước nhiều kim loại kiềm thổ khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường
 M + H2O M(OH)2 + H2 ( hs tự tìm thí dụ)
Chú ý: ở nhiệt độ thường Be không phản ứng, Mg phản ứng chậm( một cách gần đúng có thể coi như không phản ứng) 
 4.Điều chế: Điện phân muối halogenua nóng chảy( Cần xác định được các phản ứng xảy ra ở các điện cực)
 MCl2 M + Cl2 
5.Hợp chất của canxi:
a/ Canxi oxit CaO(vôi sống)
 - Là oxit bazơ ứng với bazơ kiềm là Ca(OH)2 ( tác dụng với nước, với axit, với oxit axit) - HS tự tìm thí dụ
 - Điều chế CaO bằng cách nung nóng CaCO3
 b/ Canxi hidroxit Ca(OH)2 (vôi tôi)
Chất rắn màu trắng tan ít trong nước, dd Ca(OH)2 trong nước thường được gọi là 
nước vôi trong
Dung dịch Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất của bazơ kiềm( tác dụng với axit, oxit axit,
 với dd muối ) ( hs tự tìm thí dụ)
Chú ý:
*khi cho CO2 vào dd Ca(OH)2 có thể xảy ra 3 trừơng hợp: tạo muối trung hòa, tạo muối axit, tạo hỗn hợp 2 muối tùy thuộc vào tỉ lệ số mol của các chất phản ứng
*Khi thổi khí CO2 vào dd nước vôi trong thì ban đầu có kết tủa(vẩn đục) khi dư CO2 thì dd trong trở lại
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
	CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 
 c/ Canxi cacbonat CaCO3 ( là thành phần chính của đá vôi, đá hoa , đá phấn)
Chất rắn màu trắng, không tan trong nước 
CaCO3 hòa tan được trong nước có hòa tan CO2 do có phản ứng sau:
 CaCO3 + H2O + CO2 ⇋ Ca(HCO3)2
Tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2( hs tự tìm thí dụ)
6.Nước cứng: 
a/Khái niệm:Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa hai loại ion trên
b/Phân loại:
- Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2, , Mg(HCO3)2 gây ra . 
- Tính cứng vĩnh cửu do các CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra.
- Tính cứng toàn phần = tính cứng tạm thời + tính cứng vĩnh cửu
c/Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion Ca2+ và Mg2+
d/Phương pháp
*Phương pháp kết tủa
-Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng cách đun nóng, dùng dd Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 hoặc Na3PO4
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 2CaCO3 + 2H2O
 Ca(HCO3)2, CaCO3 + CO2 + H2O
-Để làm mềm nước cứng toàn phần có thể dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4
	Ca2+ + CaCO3
	Ca2+ + Ca3(PO4)2
 *Ngoài phương pháp kết tủa nêu trên, người ta còn dùng phương pháp trao đổi ion
III/ Nhôm 
 A. Nhôm Al( Z = 13)
Tính chất vật lí: Kim loại màu trắng bạc, mềm , dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Tính chất hóa học: Nhôm có tính khử mạnh 
 Al Al3+ + 3e 
 1s22s22p63s2sp1 1s22s22p6 
a/ Tác dụng với phi kim : nhôm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm( hs tự tìm thí dụ)
b/ Tác dụng với axit
 - Tác dụng với dd HCl và với dd H2SO4 loãng giải phóng H2
 - Tác dụng với dd HNO3 và với dd H2SO4đặc nóngkhông giải phóng H2 mà thường là: 
 + Với HNO3 đặc thì tạo ra NO2( khí màu nâu)
 + Với HNO3 loãng thì tạo ra NO(khí không màu hóa nâu trong không khí) 
 + Với dd H2SO4 đặc nóng thường tạo ra SO2
 c/ Tác dụng với nước: Nhôm khử nước dễ dàng ở nhiệtđộ thường
Al + 3H2O Al(OH)3 + H2
 d/ Tác dụng với oxit kim loại ở nhiệt độ cao- phản ứng nhiệt nhôm( hs tự tìm thí dụ) 
 e/ Tác dụng với dd kiềm tạo thành muối aluminat
 Al + NaOH + H2O NaAlO2 + H2
 f/ tác dụng với dd muối: nhôm khử được ion của các kim loại yếu hơn trong dd muối
	2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu 
Chú ý: nhôm bền trong không khí và trong nước vì trên bề mặt nhôm có lớp Al2O3 rất mỏng nhưng mịn, bền bảo vệ 
Điều chế: 
a/ Nguyên liệu để điều chế nhôm là quặng boxit Al2O3. 2H2O
b/ Phương pháp sản xuất nhôm là điện phân Al2O3 nóng chảy
- ở cực âm

File đính kèm:

  • docLy thuyet hoa 12 Co banTN 08 09BT.doc
Giáo án liên quan