Ôn tập kiểm tra học kì I môn: hóa học – lớp 8

Nguyên tử là gì? Vì sao nói: “khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử”?

Trả lời:

- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.

- Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì: khối lượng proton và nơtron gần bằng nhau và lớn hơn rất nhiều so với khối lượng electron.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra học kì I môn: hóa học – lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
A. LÝ THUYẾT:
1) Nguyên tử là gì? Vì sao nói: “khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử”?
Trả lời:
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì: khối lượng proton và nơtron gần bằng nhau và lớn hơn rất nhiều so với khối lượng electron.
2) Khái niệm: nguyên tố hóa học, phân tử, nguyên tử khối và phân tử khối.
Trả lời:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đ.v.C).
- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon (đ.v.C)
3) Định nghĩa đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ. Viết CTHH của đơn chất và hợp chất dạng chung? Nêu ý nghĩa của CTHH?
Trả lời:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Ví dụ: O2, N2, H2
- Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
Ví dụ: H2O, CO2, NaCl
- CTHH của đơn chất dạng chung: Ax 
- CTHH của hợp chất dạng chugn: AxBy
- Ý nghĩa của CTHH: Mỗi CTHH của chất cho biết:
	+ Nguyên tố nào tạo ra chất;
	+ Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất;
	+ Phân tử khối của chất.
4) a. Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là gì?
 b. Phản ứng hóa học là gì? Nêu bản chất của phản ứng hóa học?
 c. Nêu điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
Trả lời:
 a. Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là:
	+ Hiện tượng vật lý không sinh ra chất mới.
	+ Hiện tượng hóa học có sinh ra chất mới.
 b. 	- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
	- Bản chất của phản ứng hóa học: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
 c. 	- Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học: các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần có chất xúc tác
	- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra: có chất mới tạo thành. (thay đổi màu sắc, tạo chất kết tủa, tạo chất bay hơi, tỏa nhiệt, phát sáng ) 
5) a. Hóa trị một nguyên tố (nhóm nguyên tử) là gì? 
 b. Phát biểu qui tắc hóa trị? Viết biểu thức đối với hợp chất AxBy.
Trả lời : 
 a. Hóa trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) này với một số nhất định nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) khác.
 b. Quy tắc hóa trị: trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyênt ố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố khác. 
Biểu thức: AxBy à a.x = b.y
6) Phát biểu nội dung định luật BTKL các chất và giải thích.
Trả lời:
- Định luật BTKL: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- Giải thích : trong một phản ứng hóa học số nguyên tử của các nguyên tố được bảo toàn nên khối lượng được bảo toàn.
7) PTHH biểu diễn gì ? Ý nghĩa của PTHH ?
Trả lời :
- PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
- Ý nghĩa : PTHH cho biết chất tham gia và sản phẩm của phản ứng, tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
8) Mol là gì ? Khối lượng mol là gì ? Thể tích mol của chất khí là gì ? Cho ví dụ.
Trả lời :
- Mol là lượng chất có chứa N (6x1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Ví dụ: 1 mol nguyên tử sắt là 1 lượng sắt có chứa N nguyên tử sắt.
 1 mol phân tử nước là 1 lượng nước có chứa N phân tử nước. 
- Khối lượng mol (M): là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Ví dụ: Khối lượng mol nguyên tử hiđrô: MH = 1gam.
 Khối lượng mol phân tử magie oxít: MMgO = 40gam 
- Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
9) a. Nắm lại cách tính phân tử khối của 1 chất.
 b. Nắm lại các bước tính hóa trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tử) trong hợp chất.
 c. Các bước lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị của nguyên tố (nhóm nguyên tử).
 d. Nắm lại các bước lập PTHH ?
Trả lời:
Phân tử khối bằng tổng các nguyên tử khối của các nguyên từ trong phân tử chất đó 
Ví dụ: PTK của nước : 1 x 2 + 10 = 18(gam)
Các bước tính hóa trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tử).
Gọi hóa trị của nguyên tố (nhóm nguyên tử) là (a hoặc b)
Áp dụng qui tắc hóa trị lập biểu thức: a x = b y
a
b
Tính a = hoặc b = 
Các bước lập CTHH:
Viết công thức dạng chung: AxBy
Áp dụng qui tắc hóa trị: a.x = b.y à Lập tỷ lệ: = .
Viết công thức đúng.
Các bước lập PTHH:
Viết sơ đồ phản ứng, gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm.
Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các cọng thức.
Viết PTHH: thay dấu (---->) bằng dấu (à)
10) a. 1 mol chất khí:
ở đktc (00C, 1 atm) chiếm thể tích: V = 22,4 lít.
ở điều kiện thường (200C, 1 atm) chiếm thể tích: V = 24 lít.
b. Viết các công thức :
- Tính số mol: n =  ; n = 
- Khối lượng chất: m = n x M ; m = x M
- Thể tích chất khí ở đktc: V = n x 22,4 
c. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B: dA/B = 
d. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí: dA/KK = 
e. Các bước giải bài tập tính thành phần % theo khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất:
- Tính khối lượng mol của hợp chất.
- Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol phân tử chất.
- Tính thành phần % mỗi nguyên tố.
B. BÀI TẬP:
1) Các cách viết sau: Al, N2, CO2 cho biết gì?
2) Tính hoá trị của nguyên tố S trong các hợp chất sau: H2S, SO2, SO3.
3) Lập CTHH của hợp chất tạo bởi: 
a. Nguyên tố P (v) và O. b. Nguyên tố Fe (III) và nhóm (SO4) (II).
4) Hãy lập PTHH của các phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng.
a. Al + O2 Al2O3 
b. Fe +  FeCl3 
c. Al(OH)3 AlxOy + H2O
d. CuO + 2HCl CuCl2 + 
e. Magie + axit clohiđric Magie clorua + Khí hiđro
f. Nhôm + Đồng (II) sunfat Nhôm sunfat + Đồng.
g. Hiđro + Oxi nước
5) a. Hãy tính số mol của: c. Hãy tính thể tích (đktc) của:
 - 4 g Sắt (III) oxit (Fe2O3) - 0,01 mol khí CO. 
 - 4,48 lít khí Cl2 ở đktc. - 2,8 g khí N2 
 - 0,5. 1023 phân tử N2 - 3,6. 1023 phân tử NH3
 b. Hãy tính khối lượng của:
 - 0,125 mol đồng.
 - 3,36 lít khí CO2 ở đktc.
 - 0,6. 1023 phân tử H2S.
6) Cho các khí sau: NH3, CO2, CH4, Cl2.
a. Chất khí nào nhẹ, hay nặng hơn khí oxi bao nhiêu lần? 
b. Chất khí nào nhẹ, hay nặng hơn không khí bao nhiêu lần?
7) Hãy tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong các hơp chất sau: CaCO3, Fe2O3, Cr2(SO4)3.
8) Cho 20,8 g bari clorua (BaCl2) tác dụng với m g bạc nitrat (AgNO3), người ta thu được 28,7 g bạc clorua (AgCl) và 26,1 g bari nitrat Ba(NO3)2.
a. Hãy lập PTHH của phản ứng trên.
b. Tính m.
9) Trong công nghiệp luyện kim, người ta dùng 44,8 tấn khí cacbon oxit (CO) để khử 148 tấn quặng Manhetit (thành phần chính là Fe3O4) ở nhiệt độ cao thì thu được 69,6 tấn sắt và 70,4 tấn khí cacbondioxit (CO2).
a. Lập PTHH của phản ứng trên.
b. Tính thành phần % về khối lượng của Fe3O4 có trong quặng Manhetit trên.
10) Khí A có tỉ khối đối với H2 là 8. A là khí nào trong các khí sau:
a. CO2 , NH3, CH4, SO3.
b. Tính thành phần % cúa các nguyên tố trong hợp chất trên.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap hoa 8 co dap an li thuyet.doc
Giáo án liên quan