Ôn tập đại trà học kì I môn hóa học 8

Mục tiêu:

 1. Ôn lại những khái niệm cơ bản, quan trọng đã học trong học kì I:

 - Biết đợc cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.

 - Ôn lại các công thức quan trọng, giúp cho việc làm các bài toán hoá học.

 - Ôn lại cách lập công thức hoá học của 1 chất dựa vào:

 + Hoá trị

 + Thành phần %

 + Tỉ khối của chất khí.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập đại trà học kì I môn hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11: Oxit là gì? Chia làm bao nhiêu loại ? Cách gọi tên?
Câu 12: Axit là gì? Chia làm bao nhiêu loại ? Cách gọi tên?
Câu 13: Bazơ là gì? Chia làm bao nhiêu loại ? Cách gọi tên?
Câu 14: Muối là gì? Chia làm bao nhiêu loại ? Cách gọi tên?
Câu 15: Dung dịch là gì? Thế nào là dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà?
Câu 16: Thế nào là nồng độ % của dung dịch? nồng độ mol/l của dung dịch? Công thức tính?
Câu 17: Có các chất có công thức hoá học sau: SO3, HCl, Fe(OH)3 , KHSO3. Fe2O3, H2SO3, Ca(OH)2 , NaHCO3, Ba(OH)2, CaSO4, H3PO4, 
 Hãy phân loại và gọi tên các chất trên?
Câu 18: 
 18.1 Hãy điền chất thiếu trong các sơ đồ phản ứng sau:
 a. Fe + H2SO4 FeSO4 + .......... 
 b. Fe(OH)3 t Fe2O3 + H2O
 c . MgO + H2 t Mg + H2O
 d Fe2O3 + H2 t Fe + H2O
 e. Na2O + H2O .................. 
 f. Na + H2O NaOH + .............
 g. SO3 + H2O .....................
 h. ................... + O2 P2O5 
 18.2 Hãy cần bằng và phân loại các phản ứng trên?
Câu 19: Cho 13 g kim loại Zn tác dụng với 100 gam dung dịch HCl tạo dung 
 dịch muối kẽmclorua và giải phóng khí hiđrô.
 a. Tính thể tính khí hiđro thu đợc?
 b. Tính nồng độ % của dung dịch axit HCl ban đầu?
Câu 20 Cho 5,6 g kim loại Fe tác dụng với 100ml dung dịch H2SO4 tạo dung dịch
 muối sắt(II)clorua và giải phóng khí hiđrô.
 a. Tính thể tính khí hiđro thu được?
 b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit HCl ban đầu?
. ôn tập đại trà học kì ii
môn hóa học 8
 Buổi 1: Oxi – hiđrô - Nước.
 Các hợp chất vô cơ.
I/ Mục tiêu:
Củng cố lại các kiến thức về:
 + Tính chất, điều chế, ứng dụng của oxi, hiđro, nước.
 + Phân loại và gọi tên các loại hợp chất vô cơ ( oxit, axit, bazo, muối).
Rèn luyện kĩ năng phân loại và gọi tên chất, kĩ năng lập phương trình hoá học.
Học sinh có hứng thú học tập, yêu thích môn học. Tích cực, chủ động trong học tập..
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập và câu hỏi
	HS: Ôn lại các kiến thức đã học
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Oxi – hiđro – nước.
? Nêu tính chất vật lí của oxi?
? Nêu tính chất hoá học của oxi?
HS: Nêu tính chất và viết PTHH minh hoạ.
? Điều chế oxi bằng cách nào?
HS:
? Oxi có ứng dụng như thế nào?
HS:
? Nêu tính chất vật lí của hiđrô?
? Nêu tính chất hoá học của hiđrô?
HS: Nêu tính chất và viết PTHH minh hoạ.
? Điều chế hiđrô bằng cách nào?
HS:
? Hiđrô có ứng dụng như thế nào?
HS:
? Nêu tính chất vật lí của hiđrô?
? Nêu tính chất hoá học của hiđrô?
HS: Nêu tính chất và viết PTHH minh hoạ.
HS: nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Nước có vai trò như thế nào trong cuộc sống và sản xuất?
HS:
I. Oxi.
1. Tính chất vật lí.
2. Tính chất hoá học.
a. Tác dụng với nhiều kim loại tạo oxit bazơ.
VD. Fe + O2 tà Fe3O4 
b. Tác dụng với nhiêu phi kim tạo oxit axit.
VD. S + O2 -tà SO2 
c. Tác dụng với nhiều hợp chất tạo khí CO2 và hơi nước.
VD. CH4 + O2 tà CO2 + H2O.
3. Điều chế và sản xuất.
a/ Điều chế.
- Phân huỷ các chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ.( KMnO4 ; KClO3 xúc tác MnO2).
b/ Sản xuất.
- Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Điện phân nước.
 H2O -dpà H2 + O2 .
4. ứng dụng.
 - ứng dụng trong hô hấp.
 - ứng dụng trong đốt nhiên liệu.
II. Hiđrô.
1. Tính chất vật lí.
2. Tính chất hoá học.
a. Tác dụng với oxi tạo thành nước.
 H2 + O2 à H2O.
b. Tác dụng với nhiều oxit kim loại tạo kim loại và nước.
VD: H2 + CuO à Cu + H2O.
Hiđrô có tính khử
3. Điều chế và sản xuất.
a/ Điều chế.
- Cho kim loại Zn, Fe, Al tác dụng với axit HCl ( H2SO4)
b/ Sản xuất.
- SX H2 từ khí lò cao, khí dầu mỏ, khí thiên nhiên
- Điện phân nước.
4. ứng dụng.
- Khử 1 số oxit km loại trong luyện kim.
- Làm nhiên liệu cho động cơ ôtô, tên lửa, tàu vũ trụ
III. Nước.
1 . Tính chất vật lí.
2 . Tính chất hoá học.
a. Tác dụng với một số kim loại( Na, K, Li, Ba, Ca ) tạo dung dịch bazo và giải phóng khí H2.
VD: H2O + Na à NaOH + H2.
b. Tác dụng với một số oxit bazơ ( Na2O, K2O, Li2O, BaO, CaO) tạo thành dung dịch bazơ.
VD: H2O + BaO à Ba(OH)2 .
c. Tác dụng với một số oxit axit( SO2, SO3, P2O5, CO2..) tạo thành dung dịch axit tương ứng.
VD: H2O + SO3 à H2SO4 
3. Vai trò của nước.
- Trong cuộc sống
- Trong sản suất.
Hoạt động 2: Các loại hợp chất vô cơ.
? Oxit là hợp chất như thế nào?
? Cho biết công thức chung của oxit?
? Oxit được phân loại như thế nào?
? Cách gọi tên oxit?
Với oxit bazo?
Với oxit axit?
Gọi tên các oxit sau:
Na2O, FeO, SO3, P2O5.
? Axit là hợp chất như thế nào?
? Cho biết công thức chung của axit?
? Axit được phân loại như thế nào?
? Cách gọi tên axit?
Với axit không có oxi?
Với axit có nhiều oxi?
Với axit có ít oxi?
Gọi tên các oxit sau:
HCl; HNO3; HNO2
? Bazơ là hợp chất như thế nào?
? Cho biết công thức chung của Bazơ?
? Bazơ được phân loại như thế nào?
? Cách gọi tên bazơ?
Gọi tên các bazơ sau:
 NaOH; Fe(OH)3
? Muối là hợp chất như thế nào?
? Cho biết công thức chung của muối?
? Muối được phân loại như thế nào?
? Cách gọi tên muối?
? Cách gọi tên gốc axit?
Gọi tên các muối sau:
NaCl ; FeSO4; K2SO3; KHSO3 KH2PO4
I. Oxit.
1. Công thức chung: MxOy. 
 ( Với M là KHHH của một nguyên tố, x,y xác định theo quy tắc hoá trị)
2. Phân loại.
Dựa vào tính chất chia làm 2 loại:
a/ Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
VD: Na2O, FeO, CaO..
b/ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
VD: SO2, SO3, CO2, 
3. Cách gọi tên.
a/ Với oxitbazơ:
Tên oxit = Tên KL(kèm theo hoá trị nếu..) + oxit.
VD: Na2O: Natri oxit.
 FeO : Sắt(II) oxit.
b/ Với oxit axit.
Tên oxit = Tên PK(kèm tiền tố) + oxit ( kèm tiền tố)
VD: SO3: Lưu huỳnh trioxit.
 P2O5: Đi phôtpho penta oxit.
II. Axit.
1. Công thức chung. HnA ( với A là gốc axit có hoá trị n).
2. Phân loại:
Dựa vào thành phần chía làm các loại:
a/ Axit không có oxi.
VD: HCl, H2S, 
b/ Axit có nhiều oxi
VD: HNO3, H2SO4
c/ Axit có ít oxi.
VD: HNO2, H2SO3.
3. Cách gọi tên.
 - hiđric (axit không
 oxi)
Tên axit = Axit + tên PK + - ic (axit nhiều oxi)
 - ơ ( axit ít oxi)
VD: HCl: Axit clohiđric
 HNO3: Axit nitric.
 HNO2: Axit nitrơ.
III. Bazơ.
1. Công thức chung: M(OH)n 
 ( Với M là kim loại có hoá trị n )
2. Phân loại:
 Dựa vào tính tan chia bazo làm 2 loại:
a/ Bazơ tan trong nước ( kiềm ).
 VD: NaOH, Ba(OH)2
b/ Bazơ không tan trong nước.
VD: Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2
3. Cách gọi tên.
Tên bazơ=tên KL(kèm theo hoá trị nếu..)+ hiđrôxit.
VD: NaOH: Natri hiđrôxit.
 Fe(OH)3: Sắt(III) hiđrôxit.
IV. Muối.
1. Công thức chung: MxAy.
 ( Với M là kim loại, A là gốc axit, x,y xác định theo quy tắc hoá trị)
2. Phân loại:
 Dựa vào thành phần của muối chia muối làm 2 loại:
a/ Muối trung hoà: Trong CTHH không còn H.
VD: NaCl; CuSO4
b/ Muối axit: Trong CTHH còn nguyên tử H.
VD: NaHCO3 ; KH2PO4.
3. Cách gọi tên:
 Tên muối = Tên KL kèm HT nếu..) +Tên gốc axit
* Tên gốc axit:
 - ua ( gốc không có oxi)
Tên gốc = Tên PK + - at ( gốc có nhiều oxi) 
 - it ( gốc có ít oxi )
VD: NaCl : Natri clorua.
 FeSO4: Sắt(II) sunfat.
 K2SO3 : Kali sunfit.
 KHSO3 : Kali hiđrô sunfit.
 KH2PO4: Kali đihiđrô sunfit.
Hoạt động 3: Bài tập
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng hoá học sau:
a/ Na + O2 ----> .....................
b/ .........+ O2 ----> SO2.
c/ C4H10 + O2 ---> ...........+ ........
d/ .. + Fe2O3 ---> Fe + H2O
e/ H2O + .. ----> KOH + H2
f/ H2O + BaO -----> .
g/ H2O + .. -----> H2SO3.
HS thảo luận, làm bài tập vào vở.
1 HS trình bày bảng, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá.
Bài 1: Hoàn thành phản ứng.
a/ 4Na + O2 ----> 2Na2O
b/ S + O2 ----> SO2.
c/ 2C4H10 + 13O2 ---> 8CO2 + 10H2O
d/ 3H2 + Fe2O3 ---> 2Fe + 3H2O
e/ 2H2O + 2K ----> 2KOH + H2
f/ H2O + BaO -----> Ba(OH)2
g/ H2O + SO2 -----> H2SO3.
Bài 2: Phân loại và gọi tên các chất sau:
Cu(OH)2 , CaSO4 ,CO2, H2SO4, NaHSO3,, Ba(OH)2, HF, H2SO3, Fe2O3, Al2O3.
GV: Hướng dẫn HS lập bảng phân loại và gọi tên.
HS: Làm bài tập vào vở.
HS: Lần lượt mỗi bàn 1 người lên viết kết quả từng chất.
Bài 2:
TT
CTHH
Phân loại
Tên gọi
1
Cu(OH)2
Bazơ ko tan
Đồng(II) hiđroxit
2
CaSO4
Muối TH
Canxi sunphat
3
CO2
Oxit axit
Cacbon đioxit
4
H2SO4
Axit có oxi
Axit sunfuric
5
NaHSO3
Muối axit
Natri hiđrôsunfit
6
Ba(OH)2
Bazơ tan
Bari hiđrôxit
7
HF
Axit ko oxi
Axit flo hiđric
8
H2SO3
Axit có oxi
Axit sunfurơ
9
Fe2O3
Oxit bazơ
Sắt (III) oxit
10
Al2O3
Oxit bazơ
Nhôm oxit
Bài 3: Viết công thức hoá học và phân loại các chất có tên sau:
a. Nhôm hiđroxit.
b. Kẽm oxit.
c. Axit cacbonic.
d. Đồng (II) oxit.
e. Nhôm sunfat 
f. Axit sunfu hiđric.
g. Kali hiđroxit.
h. Magie hiđro sunfit.
i. Đinitơ penta oxit.
k. Axit nitrơ.
l. Natri sunfua
GV: Hướng dẫn HS lập bảng phân loại và gọi tên.
HS: Làm bài tập vào vở.
HS: Lần lượt mỗi bàn 1 người lên viết kết quả từng chất.
TT
Tên gọi
Phân loại
CTHH
1
Nhôm hiđroxit.
Bazơ ko tan
Al(OH)3
2
Kẽm oxit.
Oxit bazơ
ZnO
3
Axit cacbonic
Axit có oxi
H2CO3
4
Đồng (II) oxit
Oxit bazơ
CuO
5
Nhôm sunfat
Muối TH
Al2(SO4)3
6
Axit sunfu hiđric.
Axit ko oxi
H2S
7
Kali hiđroxit.
Bazơ tan
KOH
8
Magie hiđrôsunfit.
Muối axit
Mg(HSO3)2
9
Đinitơ pentaoxit.
Oxit axit
P2O5
10
Axit nitrơ.
Axit có oxi
HNO3
11
Natri sunfua
Muối TH
Na2S
**********************************************
Buổi 2: Phản ứng hoá học
I/ Mục tiêu:
Củng cố lại các kiến thức về:
 + Phản ứng hoá học, phương pháp cân bằng PTHH.
 + Tính chất, điều chế, ứng dụng của oxi, hiđro, nước.
 + Phân loại và gọi tên các loại hợp chất vô cơ ( oxit, axit, bazo, muối).
Rèn luyện kĩ năng phân loại và gọi tên chất, kĩ năng lập phương trình hoá học.
Học sinh có hứng thú học tập, yêu thích môn học. Tích cực, chủ động trong học tập..
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập và câu hỏi
	HS: Ôn lại các kiến thức đã học
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Lập phương trình hoá học
? Nêu các bước lập phương trình hoá học?
HS: 
Bài tập 1: C

File đính kèm:

  • docGA ON TAP HH 8 KII.doc