Ngân hàng câu hỏi học kì I môn: Ngữ văn 6 năm học: 2014 - 2015

I. VĂN BẢN:

Câu 1. Vì sao gọi truyện Thánh Gióng là truyền thuyết?

Trả lời:

 Truyện Thánh Gióng được gọi là truyền thuyết. Vì:

 Câu chuyện có cốt lõi lịch sử, kể về một sự kiện có thật xảy ra ở đời Hùng Vương thứ sáu. Giặc Ân xâm lược nước ta và cuộc chiến đấu, chiến thắng giặc Ân của nhân dân ta.

Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là gì?

Trả lời:

 Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực:

 + Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.

 + Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi học kì I môn: Ngữ văn 6 năm học: 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THCS & THPT MỸ QUÝ
NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn 6
Năm học: 2014 - 2015
I. VĂN BẢN:
Câu 1. Vì sao gọi truyện Thánh Gióng là truyền thuyết?
Trả lời:
 Truyện Thánh Gióng được gọi là truyền thuyết. Vì:
 Câu chuyện có cốt lõi lịch sử, kể về một sự kiện có thật xảy ra ở đời Hùng Vương thứ sáu. Giặc Ân xâm lược nước ta và cuộc chiến đấu, chiến thắng giặc Ân của nhân dân ta.
Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là gì? 
Trả lời:
 Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực:
 + Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.
 + Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình. 
Câu 3. Trình bày bản chất của nhân vật Lí Thông trong truyện Thạch Sanh?
Trả lời:
 Bản chất của nhân vật Lí Thông trong truyện Thạch Sanh ( nhân vật chức năng, đại diện cho cái ác ) bộc lộ qua lời nói, sự mưu tính và hành động: dối trá, nham hiểm, xảo quyệt, vong ân bội nghĩa.
Câu 4. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?
Trả lời:
 Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:
 + Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường?
 + Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con; làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ?
 + Câu hỏi của sứ thần: Làm cách nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài?
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: ếch bị trâu giẫm bẹp là chuyện tất nhiên. Nếu không chết vì trâu giẫm thì cũng sẽ chết vì lí do khác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 
Trả lời:
 Có ý kiến cho rằng: ếch bị trâu giẫm bẹp là chuyện tất nhiên. Nếu không chết vì trâu giẫm thì cũng sẽ chết vì lí do khác là đúng. Vì cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch mà lại kiêu căng, huênh hoang. Môi trường sống thay đổi mà ếch vẫn quen lối sống cũ.
Câu 6. Các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi thuộc thể loại truyện nào? Các truyện đó có chung mục đích sáng tác nào?
Trả lời:
 Các truyện Ếch ngồi ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Các truyện đó có chung mục đích sáng tác: dùng cách nói bóng gió để khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống.
Câu 7. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi trong truyện Thầy bói xem voi? 
 Trả lời:
 Cách các thầy bói xem voi và phán về voi:
 + Xem voi theo cách của người mù: sờ vào một bộ phận nào đó của voi, người sờ vòi, người sờ ngà, người sờ tai, người sờ chân, người sờ đuôi.
 + Phán đúng được bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể. 
Câu 8. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thể hiện ý nghĩa gì? 
 Trả lời:
 Ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: 
 Truyện nêu lên bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Câu 9. Chuỗi sự việc đáng cười diễn ra như thế nào trong truyện Treo biển? 
 Trả lời:
 Chuỗi sự việc đáng cười diễn ra trong truyện gồm có bốn lời góp ý và phản ứng của nhà hàng:
 - Bốn lời góp ý tuy có khác nhau về nội dung nhưng đều giống nhau ở cách nhìn chỉ quan tâm tới một thành phần của tấm biển mà không chú ý đến các thành phần khác.
 - Nhà hàng: thay đổi biển treo theo bất kỳ góp ý nào, kể cả việc bỏ luôn tấm biển. Đó cũng là đỉnh điểm của sự phi lí gây nên tiếng cười trong truyện. 
Câu 10. Đọc kĩ lại truyện về Tuệ Tĩnh chữa bệnh ( Ngữ văn 6 - tập 1 trang 44 - 45); từ đó so sánh với truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng để thấy được những phẩm chất giống nhau của hai vị lương y ? 
 Trả lời:
 Những phẩm chất giống nhau của hai vị lương y: chuyên môn rất giỏi, hết lòng vì người bệnh, không sợ quyền thế, không ham sang giàu, chỉ mong chữa được nhiều người bệnh.
II. TIẾNG VIỆT:
Câu 1. Tìm số từ và lượng từ trong các câu sau:
 a/ Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về những cách xử thế trong cuộc sống.
 b/ Phú ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người.
 c/ Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
Trả lời:
- Số từ:
 a/ một. 
 b/ ba.
 c/ hai.
 - Lượng từ: 
 a/ mỗi, tất cả, những.
 b/ từng.
 c/ mấy.
Câu 2. Thay cụm từ in đậm trong câu sau bằng chỉ từ thích hợp:
 Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nhà lão Miệng, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép.
Trả lời:
Thay cụm từ nhà lão Miệng thành đó. 
Câu 3. Tìm chỉ từ trong câu ca dao sau. Xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của các chỉ từ ấy: 
	Đấy vàng, đây cũng đồng đen
	 Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.
Trả lời : 
- Chỉ từ trong câu ca dao trên: đây, đấy. 
- Ý nghĩa: Xác định vị trí của sự vật trong không gian. 
- Chức vụ ngữ pháp: làm chủ ngữ trong câu. 
Câu 4. Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
Trả lời :
 Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: 
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ) 
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ) 
Câu 5. Qua hai ví dụ sau, các từ “từng” và “mỗi” thuộc từ loại nào? Các từ ấy có gì khác nhau về nghĩa? 
 a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi []
(Sơn Tinh,Thủy Tinh)
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngã.
 (Sự tích Hồ Gươm)
Trả lời :
- Các từ “từng” và “mỗi” trong hai ví dụ trên là lượng từ. 
- Điểm khác nhau về nghĩa giữa các từ trên:
 + “từng”: mang ý nghĩa từng tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
 + “mỗi”: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt (mỗi người một ngã)
Câu 6. Động từ là gì? Đặt câu có động từ làm chủ ngữ trong câu.
Trả lời :
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. 
 - Đặt câu đúng chính tả, ngữ pháp, phù hợp về nghĩa. 
 - Sử dụng đúng động từ làm chủ ngữ trong câu
Câu 7. Chỉ từ là gì? Đặt một câu có sử dụng chỉ từ.
 Trả lời :
 - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
 - Đặt câu đúng chính tả, ngữ pháp, phù hợp về nghĩa.
 - Có sử dụng chỉ từ trong câu. 
Câu 8. Tính từ là gì? Đặt một câu có tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
Trả lời : 
 - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. 
 - Đặt câu đúng chính tả, ngữ pháp, phù hợp về nghĩa.
 - Câu có tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. 
III. TẬP LÀM VĂN:
Đề 1: Kể về ba (mẹ) của em.
 * Mở bài: Giới thiệu về ba (mẹ). 
 * Thân bài: Kể cụ thể về ba (mẹ) của em: 
- Hình dáng.
- Công việc: Trồng cây ăn quả, chăn nuôi, đồng áng,
- Sở thích: luyện tập thể dục thể thao, tham gia công tác xã hội, nấu ăn,
- Ba (mẹ) rất yêu thương các con: dạy dỗ, học hành, ăn mặc, vui chơi, chăm lo sức khỏe,
 * Kết bài: Cảm nghĩ của em về ba (mẹ). 
Đề 2: Kể về ông (bà) của em.
 * Mở bài: Giới thiệu về ông (bà) 
 * Thân bài: Kể cụ thể về ông (bà) của em: 
- Hình dáng.
- Công việc: chăm sóc vườn nhà, trông coi các cháu,
- Sở thích: Hát ru, kể chuyện, tham gia công tác xã hội, chăm sóc vườn nhà,
- Ông (bà) rất yêu thương các cháu: dạy bảo, học hành, chăm lo sức khỏe; chăm lo sự bình yên cho gia đình.
 * Kết bài: Cảm nghĩ của em về ông (bà) 
 Đề 3: Giới thiệu về người bạn mà em quý mến.
 * Mở bài: Giới thiệu về người bạn mà em quý mến.
 * Thân bài: 
 - Tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở của người bạn.
 - Hình dáng.
 - Tính tình.
 - Hoạt động.
 - Kỉ niệm đáng nhớ của mình với bạn.
 * Kết bài: Tình cảm của em đối với bạn.

File đính kèm:

  • docNgan hang de Kiem Tra Hoc Ki I 20142015.doc