Một số câu hỏi trắc nghiệm Kim loại

Câu 1: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại

A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p6

Câu 2: Cho cấu hình e : 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình e như trên?

A. K+; Cl; Ar B. Li+; Br-; Ne C. Na+; Cl-; Ar D. Na+; F-; Ne

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi trắc nghiệm Kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KIM LOẠI
Câu 1: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại
A. 1s22s22p63s23p4	B. 1s22s22p63s23p5	C. 1s22s22p63s1	D. 1s22s22p6
Câu 2: Cho cấu hình e : 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình e như trên?
A. K+; Cl; Ar	B. Li+; Br-; Ne	C. Na+; Cl-; Ar	D. Na+; F-; Ne
Câu 3: Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. nguyên tử R là
A. F	B. Na	C. K	D. Cl
Câu 4: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì chất có thể dùng để khử thủy ngân là :
A. bột Fe	B. bột lưu huỳnh	C. nước	D. natri
Câu 5: Để hỗn hợp gồm a mol Al và b mol Ba tan hết trong nước thành dd thì :
A. 3b>a>2b	B. a = 3b	C. a 2b	D. a>2b
Câu 6: Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung khan trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là :
A. FeO và ZnO	B. FeO	C. Fe2O3 và ZnO	D. Fe2O3
Câu 7: Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫ tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong :
A. dung dịch Pb(NO3)2 B. dung dịch Zn(NO3)2 C. dung dịch Sn(NO3)2	D. dung dịch Hg(NO3)2
Câu 8: Ba hỗn hợp kim loại 1) Cu-Ag; 2) Cu-Al; 3)Cu-Mg
Dùng dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết các hỗn hợp trên?
A. HCl và AgNO3	B. HCl và Al(NO3)3	C. HCl và Mg(NO3)2	D. HCl và NaOH
Câu 9: Một hợp kim gồm các kim loại sau : Ag; Zn; Fe; Cu. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hợp kim trên thành dd là :
	A. dd NaOH	B. dd H2SO4 đặc nguội	C. dd HCl	D. dd HNO3 loãng
Câu 10: Cho khí CO dư đi vào ống sư nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4 , CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, Phần không tan gồm :
A. Mg, Fe, Cu	B. Mg, Al, Fe, Cu	C. MgO, Fe, Cu	D. MgO, Fe3O4, Cu
Câu 11: Có 5 mẫu kim loại là Ba, Mg, Fe, Ag, Al đựng trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn. Để nhận biết các kim loại trên ta dùng thêm thuốc thử là :
A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch H2SO4 loãng	D. dung dịch HNO3
Câu 12: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là:
A. 5	B. 8	C. 6	D. 7
Câu 13: Có 6 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây : NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, Zn2+ nồng độ khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch :	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6 
Câu 14: Trong phản ứng : Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + H2O, số phân tử HNO3 bị khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat là :	A. 4 và 3	B. 1 và 3	C. 3 và 2	D. 3 và 4
Câu 15: Tổng số hạt proton, notron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. nguyên tố đó là :
A. bạc	B. đồng	C. chì	D. sắt
Câu 16: Cation có cấu hình e lớp ngoài cùng là : 1s22s22p63s23p6
A. Li+	B. Rb+	C. Na+	D. K+
Câu 17: Hai kim loại X, Y kế tiếp nhau trong chu kì; có tổng số điện tích hạt nhân là 25. X, Y là hai nguyên tố nào dưới đây?
A. Na và Mg	B. Mg và Al	C. Mg và Ca	D. Na và K
Câu 18: Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dd H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit dư trong dd thu được, phải dùng hết 30ml dd NaOH 1M. kim loại đó là
A. Ba	B. Ca	C. Mg	D. Be
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dd HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dd là :	A. 36,7 gam	B. 35,7 gam	C. 63,7 gam	D. 53,7 gam
Câu 20: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là :
A. Be và Mg	B. Mg và Ca	C. Sr và Ba	D. Ca và Sr
Câu 21: Cho m (g) hỗn hợp Al; Mg vào 250ml dd X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít khí H2 (đktc) và dd Y (coi thể tích dd không đổi). dd Y có pH là :	A. 1	B. 7	C. 2	D. 6
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe; Mg; Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng; thu được 1,344 lít khí hidro (đktc) và dd chứa m gam muối. giá trị m là :
A. 9,52	B. 10,27	C. 8,98	D. 7,52
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y trong dd HCl, cô cạn dd sau phản ứng thu được 39,6 gam muối khan. Thể tích khí hidro thoát ra ở đktc là :
A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 8,96 lít	D. 6,72 lít
Câu 24: Cho 8,4 gam kim loại M tác dụng hết với dd H2SO4 loãng dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là :	A. Mg	B. Zn	C. Fe	D. Al
Câu 25: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dd HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là :
A. Be, Mg	B. Mg, Ca	C. Ca, Sr	D. Sr, Ba
Câu 26: Cho 13,5 gam hỗn hợp (Al; Cr; Fe; Mg) tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng, nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dd X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dd X được m gam muối khan. Giá trị của m là :	A. 47,1	B. 30,3	C. 80,7	D. 45,5
Câu 27: Cho m gam Na tan hết vào 100ml dd gồm (H2SO4 0,5M và HCl 1M) thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng; khối lượng chất rắn thu được là :
A. 18,55	B. 17,55	C. 20,95	D. 12,95
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 448ml khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là :	A. 5,60	B. 11,2	C. 1,12	D. 0,56
Câu 29: Hòa tan hết 9,6 gam kim loại X trong dd HNO3 loãng dư thu được dd có chứa 0,025 mol muối NH4NO3 và 0,06mol khí N2. kim loại X là :	A. Mg	B. Al	C. Ca	D. Zn
Câu 30: Hòa tan hết 3,24 gam kim loại M trong HNO3 dư thu được 2,688 lít NO (duy nhất đo ở đktc). Kim loại M là :	A. Mg	B. Cu	C. Ag	D. Al
Câu 31: Cho 9,94 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 3,584 lít khí NO (đktc). Tổng khối lượng muối khan tạo thành là :
A. 39,0 gam	B. 39,7 gam	C. 29,7 gam	D. 42,0 gam
Câu 32: Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. khối lượng muối tạo ra trong dd sau phản ứng :
 A. 5,69	B. 3,79	C. 8,53	D. 9,48
Câu 33: Cho 6,72 gam Fe vào dd chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (giả sử SO2 là sản phẩm khủ duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được :
A. 0,03mol Fe2(SO4)3 và 0,06mol FeSO4	B. 0,05mol Fe2(SO4)3 và 0,02mol Fe dư
C. 0,02mol Fe2(SO4)3 và 0,08mol FeSO4	D. 0,12mol FeSO4
Câu 34: Thực hiện hai thí nghiệm :
(1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO
(2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 mol dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít NO
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = V1	B. V2 = 2,5V1	C. V2 = 2V1	D. V2 = 1,5V1
Câu 35: Ngâm một thanh Zn vào 100ml dd AgNO3 0,1M đến khi AgNO3 tác dụng hết thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu sẽ : 
A. tăng 0,755 gam	B. tăng 1,08 gam	C. giảm 0,755 gam	D. tăng 7,55 gam
Câu 36 : Cho từ từ bột Fe vào 50ml dd CuSO4 0,2M; khuấy nhẹ cho tới khi dd mất màu xanh. Khối lượng bột Fe đã tham gia phản ứng là :
	A. 5,60 gam	B. 0,056 gam	C. 0,56 gam	D. 0,28 gam
Câu 37 : Một tấm platin bên ngoài phủ một lớp kim loại M hóa trị II không đổi, Ngâm tấm kim loại này vào dd Cu(NO3)2 có dư cho đến khi kết thúc phản ứng thì khối lượng tấm platin tăng 0,16 gam. Lấy tấm kim loại ra rồi ngâm tiếp vào dd Hg(NO3)2 có dư cho đến khi kết thúc phản ứng thì khối lượng tấm kim loại lại tăng thêm 2,74 gam nữa. kim loại M là :
	A. Ca	B. Mg	C. Zn	D. Fe
Câu 38 : Nhúng thanh kẽm vào dd chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. khối lượng thanh kẽm ban đầu là: 
	A. 8 gam	B. 80 gam	C. 1,6 gam	D. 16 gam

File đính kèm:

  • docmot so cau hoi trac nghiem chuong DCKL.doc
Giáo án liên quan