Một số câu hỏi lí thuyết về anđehit và axit cacbonxylic

Câu 1: a) Andehit là gì? cấu tạo của andehit fomic có đặc điểm gì khác so với các chất trong dãy đồng đẳng của nó.

b) Công thức tổng quát của andehit có dạng: CnH2n+2-2a-m(CHO)m

c) Các chỉ số n, a, m có thể nhận các giá trị nào?

d) Với n=0, a=0, m =2, hãy viết phương trình phản ứng khi cho A tác dụng với: H2, Cu(OH)2 (đun nóng), dung dịch AgNO3/NH3 (dư).

e) Viết phương trình phản ứng điều chế A từ axetilen.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi lí thuyết về anđehit và axit cacbonxylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số câu hỏi lí thuyết về anđehit và axit Cacbonxylic	
Câu 1: a) Andehit là gì? cấu tạo của andehit fomic có đặc điểm gì khác so với các chất trong dãy đồng đẳng của nó.
Công thức tổng quát của andehit có dạng: CnH2n+2-2a-m(CHO)m
Các chỉ số n, a, m có thể nhận các giá trị nào?
Với n=0, a=0, m =2, hãy viết phương trình phản ứng khi cho A tác dụng với: H2, Cu(OH)2 (đun nóng), dung dịch AgNO3/NH3 (dư).
Viết phương trình phản ứng điều chế A từ axetilen.
Câu 2: a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các andehit có công thức phân tử C5H10O.
b) Lấy 2 ví dụ để minh hoạ andehit axetic vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
c) Cho phản ứng: 2RCHO+ KOH đRCOOK + RCH2OH.
Phản ứng nói lên được tính oxi hoá khử không? Vì sao?
Câu 3: a) fomalin là gì? nếu cho 1,97 gam fomalin tác dụng AgNO3/NH3 dư tạo 10,8 gam Ag. Tính nồng độ % của andehit fomic trong fomalin. Coi nồng độ của axit fomic trong fomalin là không đáng kể.
b) axit fomic có thể tham gia phản ứng với AgNO3 trong NH3 và phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam. Andehit fomic cũng như axit fomic phản ứng với AgNO3/NH3 và phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O, trong đó oxi chiếm 37,21%. Trong A chỉ có một loại nhóm chức, khi cho 1 mol A tác dụng với AgNO3/NH3 dư ta thu được 4 mol Ag. 
Hãy xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của A.
A
Cao su buna
B
C
+H2
-H2O
Trùng hợp
t0, Ni
t0, xt
t0, xt
Xác định công thức cấu tạo đúng của A biết rằng:
Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ.
Câu 5: X và Y là các hợp chất hữu cơ đồng chức chứa các nguyên tố C, H, O, khi tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì 1 mol X hoặc Y đều tạo ra 4 mol Ag. Còn khi đốt cháy X, Y thì tỉ lệ số mol O2 tham gia phản ứng cháy, CO2, H2O tạo thành là:
Với X: ::= 1:1:1
Với Y: ::= 1,5:2:1
Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của X và Y.
Từ X và Y có thể điều chế được 2 đồng phân cùng chức Z1 và Z2 có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. Viết các phương trình phản ứng tạo thành Z1 và Z2
Câu 6: A là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O. Tỉ khối hơi của A so N2 bằng 2. Khi tác dụng AgNO3/NH3 thu được muối của axit hữu cơ đơn chức. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A. Viết phương trình phản ứng điều chế A từ pentan
Câu 7: a) Viết phương trình phản ứng điều chế andehit oxalic (OHC-CHO) từ rượu etylic.
Từ than đá, đá vôi, các điều kiện xúc tác và chất vô cơ có đủ hãy viết phương trình phản ứng điều chế nhựa phenolfomandehit.
Câu 8: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
B + NaOH đ D + H2O + NH3ư
A + AgNO3 đ B + C’ + Ag¯
dd NH3
D + NaOH đ Eư + Na2CO3
nung
CaO
E + Cl2 đ X + HCl
askt
X + NaOH đ C2H5OH + G
t0
Trong đó B là muối amoni của axit hữu cơ đơn chức.
Câu 9: a) Nêu định nghĩa axit cacbonxylic và cho ví dụ minh hoạ về các axit cacbonxylic đơn chức no, không no, thơm và axit dicacbonxylic.
Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi cho axit axetic vào từng chất sau: Mg, Cu, NH3, dung dịch Na2SO3, C2H5OH (H2SO4 đặc).
Bằng các phản ứng hoá học hãy chứng minh rằng axit axetic có tính axit mạnh hơn axit cacbonic nhưng yếu hơn axit sunfuaric.
Viết 4 phương trình phản ứng khác nhau điều chế axit axetic từ các hợp chất hữu cơ tương ứng.
So sánh tính chất hoá học của axit fomic và axit acrylic.
So sánh nhiệt độ sôi của axit cacbonxylic no đơn chức và rượu no đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Lấy ví dụ minh hoạ.
Trong phân tử axit axetic và rượu etylic đều có nhóm –OH, nhưng tại sao khi tan trong nước chỉ có axit axetic là có tính axit? Giải thích?
Câu 10: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các axit cacbonxylic có công thức phân tử sau: 
a) C3H6O2; b) C4H8O2; c) C4H6O2; d) C8H8O2 (chứa vòng benzen).
e) C4H4O4; f) C5H6O4; g) C4H2O4; h) C8H6O4 (chứa vòng benzen).

File đính kèm:

  • docAndehit-axit.doc