Một số biện pháp trong viêc chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài 2

II. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 3

III. Nhiệm vụ của đề tài 4

IV. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

B/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I. Những yêu cầu cơ bản của một học sinh giỏi môn lịch sử 5

II. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi môn lịch sử 6

1/ Thông qua việc tổng hợp kết quả học tập của học sinh ở các lớp dưới, cấp dưới

2/ Thăm dò, tìm hiểu qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm 7

3/ Tìm hiểu qua các giờ học ở trên lớp

4/ Phát hiện khả năng của học sinh qua việc kiểm tra kiến thức 9

5/ Phát hiện học sinh giỏi thông qua hoạt động ngoại khoá 10

III. Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử

1/ Xây dựng tư tưởng, tâm lý vững chắc cho học sinh 12

2/ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn đối với từng khối 13

3/ Sử dụng các phương pháp bộ môn để hướng dẫn các em nắm vững kiến thức cơ bản 14

4/ Hướng dẫn cho học sinh cách ghi nhớ lịch sử 23

5/ Hướng dẫn cho học sinh cách làm bài lịch sử 25

C/ KẾT QUẢ 28

D/ KẾT LUẬN 29

 

doc31 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp trong viêc chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày) 
Muốn làm tốt vấn đề nêu trên, theo tôi trước hết người giáo viên phải có những tư vấn cần thiết làm cho học sinh có cảm giác rằng kỳ thi học sinh giỏi dù ở cấp nào cũng vậy nó vẫn giống như các kỳ thi diễn ra thường xuyên ở nhà trường. Ngoài ra tôi thường nêu rõ quan điểm rằng "Khi các em được chọn đi ôn thi thì phải cố gắng hết mình. Nếu đạt kết quả cao thì càng tốt, còn nếu không thì chúng ta vẫn vui, vẫn hãnh diện vì đó là sự cố gắng lớn lao của bản thân mình". Chính những động thái này của giáo viên sẽ làm cho học sinh có cảm giác an tâm, thoải mái nhưng luôn cố gắng để học tập một cách tốt nhất.
2/ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn đối với từng khối.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp cho người giáo viên nắm chắc về nội dung cơ bản cần truyền đạt cho học sinh, xác định cụ thể con đường, cách thức, nhiệm vụ của mình. Hiện nay ngoài các buổi học chính khóa, học sinh còn phải học phụ đạo, sinh họat ngoại khóa, lao động... nên thời gian ôn thi học sinh giỏi sẽ bị hạn chế. Do vậy muốn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt, người giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khối lớp; trong quá trình dạy, giáo viên bám sát và làm theo kế hoạch đó để đảm bảo thời gian, bảo đảm đủ nội dung kiến thức. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức của từng giai đoạn lịch sử, tùy vào tình hình thực tế cụ thể, giáo viên đưa ra kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp.
Thông thường, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử được xây dựng theo cấu trúc gồm có ba yêu cầu (Nội dung ôn tập, số tiết thực hiện và thời gian tổ chức ôn tập). Sau đây là một ví dụ cụ thể về một kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh trong phần lịch sử thế giới hiện đại:
Stt
Nội dung ôn tập
Số tiết
Thời gian ôn tập
1
Liên Xô và Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
2
Từ ngày 02/11/2009 đến ngày 3/11/2009
2
Các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh từ năm 1945 đến năm 2000.
4
3
Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000.
2
4
Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
2
5
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến năm nay
2
Tuy nhiên nếu lập kế hoạch không thì chưa đủ mà giáo viên cần phải soạn một đề cương ôn thi chi tiết để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng của giáo viên và học tập của học sinh. Đề cương phải biên soạn ngắn gọn, súc tích, nêu bật được trọng tâm của vấn đề, trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên dựa vào đó để mở rộng phân tích, dẫn chứng để làm rõ bản chất của vấn đề. Cùng với đề cương chi tiết là hệ thống các câu hỏi ôn tập, các dạng đề thường gặp (kể cả đề của những năm gần đây) để học sinh tham khảo và để sau khi học xong có thể tự kiểm tra kiến thức của mình.
3/ Sử dụng các phương pháp bộ môn để hướng dẫn các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Môn lịch sử là một trong những môn có liên quan nhiều đến giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh do đó quá trình dạy học, đặc biệt bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có một quá trình bồi dưỡng các em lâu dài và có hệ thống, giáo viên bộ môn cần phát hiện ra học sinh có năng khiếu và khả năng học về môn lịch sử để từ đó bồi dưỡng, phát triển tri thức và phát triển năng lực cho các em. Người thầy ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn để truyền đạt cho học sinh thì còn phải sử dụng tốt các phương pháp bộ môn trong quá trình ôn tập, bồi dưỡng. Vận dụng đúng phương pháp sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập hơn và như thế thì sẽ mang lại kết quả cao hơn. Theo tôi để làm tốt vấn đề này, thì giáo viên cần chú ý các vấn đề sau đây:
* Thứ nhất: Trong quá trình ôn tập, bồi dưỡng, ngoài việc truyền thụ lý thuyết cho học sinh thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, làm bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy giáo viên nên xây dựng một hệ thống câu hỏi vừa sức, hợp lí, gợi mở, kích thích tư duy, sự tò mò của học sinh. Các câu hỏi phải đi từ dễ đến khó; có câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ngay, nhưng cũng có những câu hỏi để học sinh qua thời gian suy nghĩ, tìm tòi để trả lời, với những câu hỏi khó hoặc bài tập cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự tư duy cao độ thì giáo viên nên hướng dẫn cách làm và yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện để giờ sau báo cáo.
 	Ví dụ : Khi ôn tập về CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ của Nhật Bản - năm 1868 (phần lịch sử thế giới cận đại). Sau khi trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Bản chất, kết quả của cuộc cải cách Minh Trị? Tại sao nói chính sách giáo dục là nhân tố "chìa khóa" của công cuộc hiện đại hoá đất nước?
	Với câu hỏi này thì bằng kiến thức đã học, đã ôn tập, học sinh tự nghiên cứu hoặc được sự hướng dẫn của giáo viên để rút ra các nội dung trả lời cụ thể như sau:
 	Về bản chất:
 + Trên cơ sở những đặc trưng cuộc cách mạng, học sinh sẽ rút ra kết luận đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. (đặc trưng của cuộc cách mạng )
 + Học sinh phải nêu được những biểu hiện để chứng minh đó là cuộc cách mạng không triệt để: Ruộng đất rơi vào tay địa chủ mới; chính quyền không hoàn toàn thuộc về giai cấp tư sản.
 	Kết quả: Học sinh nêu tác dụng của cải cách Minh Trị: Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển; Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa và phụ thuộc.(Đặt trong bối cảnh lịch sử của Châu Á)
 	 Chính sách giáo dục được xem là nhân tố chìa khoá cho công cuộc hiện đại hóa của đất nước Nhật Bản:
 - Ý nghĩa : Giáo dục là chìa khoá nâng cao dân trí, đào tạo những con người có khả năng lĩnh hội và vận dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học tiên tiến.
 - Tác dụng : Tạo điều kiện cho việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của thế giới, kinh nghiệm quản lý kinh tế xã hội. Tạo điều kiện cho kinh tế công nghiệp tư bản phát triển. Đưa Nhật hội nhập vào thế giới tư bản chủ nghĩa.
 - Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục : So với các nước phương Tây, Nhật là một nước công nghiệp, văn hoá khoa học kỹ thuật lạc hậu. Nhật tiến lên con đường hiện đại hoá chỉ có thể đạt được kết quả từ sự đổi mới giáo dục, mà giáo dục là "đòn bẩy" thúc đẩy đất nước phát triển và đổi mới xã hội một cách toàn diện trên tất cả các mặt để Nhật tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa.
*Thứ hai: Trong một bài lịch sử có rất nhiều sự kiện lịch sử, giáo viên cần phải truyền đạt cho học sinh kiến thức, khắc sâu những kiến thức cơ bản để học sinh nắm vững được bản chất của sự kiện, hệ thống hoá được kiến thức của một bài, một chương ...Phải dạy cho học sinh nắm vững kiến thức lịch sử bao gồm (Sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, tên nhân vật lich sử, các biểu tượng, khái niệm, quy luật lịch sử, vận dụng tri thức...) để tạo ra các biểu tượng cụ thể, chân xác, giàu hình ảnh.
Ví dụ: Khi ôn tập phần lịch sử Việt Nam - giai đoạn 1930- 1931. Đây là nội dung có nhiều kiến thức, nhiều mốc thời gian nếu học sinh học dàn trải, nếu học vẹt sẽ khó nhớ và dễ quên. Để giúp học sinh xác định được kiến thức cơ bản cần nhớ trong giai đoạn này giáo viên hướng dẫn học sinh cần xác định và nắm được các kiến thức cơ bản gồm:
a) Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 (gồm 3 nguyên nhân cơ bản): 
Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 tác động mạnh mẽ đến Việt Nam làm kinh tế Việt Nam tiêu điều xơ xác.
Về chính trị : Từ sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố trắng, tạo bầu không khí chính trị căng thẳng và ngột ngạt, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp gay gắt. 
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân ta (Gáo viên cần lí giải vì sao đây là nguyên nhân quan trọng nhất.)
b) Về diễn biến của phong trào cách mạng 1930 – 1931 thì học sinh phải nắm được hai nội dung cơ bản đó là : Phong trào diễn ra trên toàn quốc và phong trào diễn ra ở Nghệ Tĩnh.
c) Học sinh phải nắm được các chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh như: kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, Từ đó rút ra bản chất của chính quyền.
d) Ý nghĩa của phong trào (Đối với Đảng và cách mạng)
Ngoài ra cũng có thể giúp học sinh xác định được kiến thức cơ bản của phong trào trên toàn quốc bằng việc hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo mẫu trên cơ sở đó học sinh tự học, tự xác định kiến thức cơ bản với những nội dung tương tự.
Thời gian
Lực lượng tham gia
Hình thức & mục tiêu đấu tranh
Quy mô & địa bàn đấu tranh
Từ tháng 2 đến tháng 4/1030
Công
nhân
 Bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
 Đồn điền cao su Phú Riềng, nhà máy sợi Nam Định, Diêm cưa Bến Thuỷ, Xưởng đóng tầu Ba Son
Nông dân
Đòi giảm sưu thuế
Thái Bình, Nam Hà,
Nghệ An, Hà Tĩnh..
Phong trào mạnh mẽ từ tháng 5. Ngày 1/5/1930 nhân ngày QTLĐ
Công nhân
 và nông dân đoàn kết giai cấp và quốc tế.
Truyền đơn tố cáo kẻ thù, khẩu hiệu kêu gọi quần chúng đấu tranh, 
mít tinh, biểu tình tuần hành đòi bỏ sưu hoãn thuế.
Khắp cả nước
Từ sau ngày 1/5/1930, làn sóng tiếp tục dâng cao
Công nhân, nông dân, học sinh và dân nghèo thành thị.
Từ mít tinh, biểu tình chuyển thành đấu tranh vũ trang.
Công nhân có 16 cuộc đấu tranh.
 Nông dân có. 34 cuộc đấu tranh.
 Học sinh và dân nghèo thành thị có 4 cuộc đấu tranh
Sau khi hoàn thành bảng thống kê này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiêu đề của bảng, đọc đề mục của các cột, so sánh đối chiếu các dữ kiện theo hàng ngang, cột dọc rút ra nhận xét rằng đây là một phong trào cách mạng mới ở Việt Nam, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, phong trào nổ ra đều khắp cả nước, rầm rộ, lôi cuốn nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động tham gia.
Khi học sinh đã nắm vững được bản chất của sự kiện giáo viên cần hướng dẫn các em rút ra được quy luật của lịch sử như: Quy luật của một xã hội phong kiến, quy luật của các cuộc khởi nghĩa của nông dân, quy luật của sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản  học sinh sẽ tìm ra được bài học lịch sử gắn liền với học tập và cuộc sống của các em. Ngoài ra bằng việc học tập như vậy, học sinh có thể so sánh giữa sự kiện này với sự kiện khác, quốc gia này với quốc gia khác về kinh tế, chính trị, xã hội... để có cái nhìn chính xác về bản chất của sự kiện trong quá khứ.
Ví dụ khác: Khi ôn tập phần lịch sử thế giới cổ đại, giáo viên nêu vấn đề yêu cầu học sinh giải

File đính kèm:

  • docCAC BIEN PHAP CHO VA BOI DUONG HS GIOI MON SU.doc