Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 5

1/ Lý do chọn đề tài:

 Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học bởi vì :

 - Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ra văn bản (nói và viết). Nhờ vậy, Tiếng Việt không chỉ là hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà nó trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học

 - Phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.

 Qua dạy chuyên đề phân môn Tập làm văn lớp 5 và qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 5, tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn này đang gặp nhiều khó khăn, không chỉ đối với học sinh mà cả đối với giáo viên cũng cảm thấy băn khoăn ái ngại. Trong công tác giảng dạy giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc rèn năng lực viết văn cho học sinh, nhất là đối với học sinh địa phương vùng sâu nơi tôi giảng dạy. Thực tế cho thấy, bình thường các em nói chuyện với nhau rất dễ dàng với đủ cách nói mọi lúc mọi nơi nhưng đến giờ tập làm văn thì các em lại tỏ ra lúng túng về chọn ý và diễn đạt thành câu văn. Rõ ràng học sinh vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học của các em còn nhiều hạn chế. Do đó gây cho các em sự lơ là, ngại tiếp xúc đối với môn học này, do chưa biết diễn đạt ý mình bằng những câu văn hay, sử dụng từ chưa hợp lý, ý tưởng còn khô khan, chưa dồi dào, phong phú

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 9618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng tâm và bố cục đầy đủ, rõ ràng. Vì tôi nhận thấy ở đa số các em chưa phân biệt được rõ ràng bố cục của bài văn, các em còn lơ mơ khi đi vào viết bài văn hoàn chỉnh mà chưa thật sự nắm chắc cách bố cục của thể loại văn mình đang học. Sự chuẩn bị bài đầy đủ, tỉ mỉ giúp các em học tập, làm văn hiệu quả hơn, viết đúng với yêu cầu của đề bài hơn.
 b) Đảm bảo yêu cầu quan sát đối tượng miêu tả:
	- Nếu tả cảnh: cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) không gian của cảnh theo trình tự hợp lí (ví dụ: Từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ gần đến xa, từ xa đến gần, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (ví dụ: sáng ,trưa, chiều tối). Sắp xếp trình tự miêu tả cho phù hợp; chọn những nét tiêu biểu để tả.
	- Nếu tả người thì cần quan sát kĩ về ngoại hình (ví dụ: tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…),Về tính tình, hoạt động (ví dụ: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…). Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh quan sát “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.
	* Ví dụ: Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5- tập 1- trang 123). Tác giả miêu tả người thợ rèn đang làm việc:
	“Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.”
	Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh người thợ rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến thỏi thép thành một lưỡi rựa. Khi quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý kiến với người đó. Quan sát khuôn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ, thao tác lúc làm việc…để rút ra nét nổi bật.... Ta cũng cần dùng cách quan sát gián tiếp là thông qua trí nhớ hoặc nhận xét của một người khác về người định tả để bổ sung những thông tin cần thiết.
	- Khi tả đồ vật, con vật hay cây cối thì phải quan sát bằng nhiều giác quan.(tả cây bút: mắt phải thấy màu sắc, hình dáng, tay sờ trơn bóng, tai nghe ngòi bút lướt êm trên giấy). Bài văn nên cần chú ý phần chính, trọng tâm của bài văn miêu tả (phần chính phải tả nhiều hơn, kĩ hơn). Phải tìm nét tiêu biểu, tả theo trình tự của sự vật. Đảm bảo tính cụ thể sinh động, tính sáng tạo, tính chân thực và tính hấp dẫn, truyền cảm.
	* Ví dụ: Đoạn văn tả cây tre cần tiến hành theo trình tự
	+ Tả chi tiết một bụi tre rậm rịt, gai góc
	+ Có những hình ảnh so sánh sinh động: Trên thân cây tua tủa những vòi xanh, ngỡ như những cánh tay vươn dài:…Những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre.
 c) Xây dựng nội dung bài: (lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả)
	Nội dung bài đầy đủ, phong phú là yêu cầu không thể thiếu được của một bài tập làm văn tốt.Với yêu cầu này ta cần tiến hành thực hiện qua các bước như sau: tìm ý, lập dàn bài chi tiêt theo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Với mỗi bài văn miêu tả, chúng tôi yêu cầu học sinh làm được những yêu cầu sau: 
	- Học sinh đọc kỹ đề, xác định thể loại, kiểu bài.
	- Xác định nội dung (tả gì ?)
	- Xác định tư tưởng, tình cảm cần thể hiện trong bài.
	Sau đó, học sinh bám sát yêu cầu của đề bài, huy động vốn thực tế (mà các em đã được hướng dẫn quan sát qua khâu chuẩn bị) để lựa chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ, phong phú. Sắp xếp ý một cách hợp lí.
Phần mở bài: 
	* Giới thiệu đối tượng miêu tả (tả cảnh vật, người, đồ vật, con vật, cây cối) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
	Trong bài tập làm văn phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát vào nội dung yêu cầu đã được xác định.Dựa vào mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, không áp đặt.
	Ví dụ: Khi tả người thân các em viết:“ Từ khi ông nội qua đời, bà nội là người gần gũi và yêu thương em nhất”. Cũng có em viết tự nhiên hơn, dí dỏm hơn: “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm..” hay: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào... Nghe câu hát ấy, lòng em lại càng xốn xang bao cảm xúc; nỗi niềm nhớ thương người mẹ kính yêu lại dâng trào ..”
	Từ đó, chúng tôi giúp các em hiểu rằng: vào bài trực tiếp hay gián tiếp, bằng cách nhắc lại một câu nói hay một tiếng cười, tiếng hát… cũng vẫn phải bám sát yêu cầu của đề bài để viết được bài văn tốt mang tính nghệ thuật cao.
Phần thân bài: 
	* Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh:
	- Bám sát dàn bài chi tiết.
	- Dùng từ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ, để viết được những câu văn sinh động. Biết cảm nhận các sự vật bằng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, miêng nếm…)
	- Dùng từ đặt câu có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, liên kết các đoạn và các biện pháp tu từ về câu (có thể xen kẽ nhận định cảm nhận riêng của mình). Câu đầu của mỗi đoạn thể hiện được ý của đoạn đó.
	Việc hướng dẫn cho học sinh thực hiện theo những yêu cầu trên, quả là khó khăn. Tuy nhiên cần phải kiên trì. Trong các giờ tập làm văn, cần sửa chữa triệt để các lỗi sai về dùng từ, đặt câu; luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ. Để học sinh dễ tiến hành, trong tiết làm bài văn. Chúng tôi gợi ý cho các em bằng những câu hỏi dễ nhớ, hướng dẫn các em biết chọn lựa chi tiết, diễn đạt bằng câu văn ngắn gọn, mạch lạc giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp tu từ đã học như so sánh , nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ…làm cho cách diễn đạt các câu chi tiết, sinh động hơn. Những câu hỏi gợi ý thường được xen vào trong bài làm văn dựng đoạn mở bài, đựng đoạn kết bài hay viết một đoạn văn phần thân bài. Nếu học sinh chưa sử dụng được biện pháp nghệ thuật thì giáo viên gợi ý thêm.
	Song song với các phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân môn Tập làm văn. Qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi rút ra một số kinh nghiệm truyền đạt đến học sinh với những con đường có sáng tạo, có chọn lọc, … hầu đem lại hiệu quả tốt nhất. Bằng phương pháp tích cực hóa, hoạt động hóa giáo viên sẽ giúp cho học sinh biết áp dụng vào trong một giờ học lập dàn ý miêu tả. Ở phần này giáo viên cho học sinh phát triển theo nhiều ý khác nhau.
 	+ Tả cảnh: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 	+ Tả người: Tả ngoại hình rồi đến tính tình, hoạt động của người hoặc xen kẽ ngoại hình khi thể hiện tính tình, hoạt động của người đó.
 	* Ví dụ: Đề bài: “ Tả ngôi trường của em”. Chúng tôi cho các em làm rõ các ý trong bài bằng một số câu hỏi như: 
 Em quan sát cảnh trường vào lúc nào?
	 Em tả những phần nào của cảnh trường (quang cảnh ngôi trường)?
 	Khuôn viên (sân trường, lớp học, vườn trường), phòng truyền thống. … Các hoạt động của thầy và trò…
	Sau đó, học sinh phát triển ý trong mỗi ngữ cảnh đã xác định.Ý nghĩ của học sinh thật đa dạng, phong phú, cho nên chúng tôi để học sinh phát triển ý một cách thật tự nhiên, có như vậy mỗi em sẽ có một ý, một vẽ khác nhau và đều đảm bảo đủ ý chính của bài văn. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng cho học sinh phát triển phong phú về nội dung, làm nổi bật yêu cầu của đề bài và câu văn, đoạn văn đủ ý, phong phú, giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm.
	Khi xây dựng phần thân bài, chúng tôi lưu ý học sinh: Tả cảnh có thể tả nhiều bộ phận (đồ vật, con vật, cây cối,…) nhưng không coi đó là chủ yếu mà cần làm nổi bật cảnh cần tả do đề bài yêu cầu. Tả người cần chọn những nét tiêu biểu, tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan. Đối với tả con vật, đồ vật hay cây cối thì cần tả những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của sự vật đó.
Kết bài: 
	Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Có nhiều cách kết bài khác nhau cho một bài văn miêu tả nhưng đều phải xuất phát từ nội dung chính mà các em vừa khai thác được ở phần thân bài. Để thực hiện tốt điều này chúng ta có thể gợi mở cho học sinh:
 	Em hãy nói tình cảm (hay cảm nhận) của em? Giáo viên gợi mở cho học sinh nói theo ý của mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà các em đã tả. Sau đó giáo viên chắt lọc, sửa sai (nếu cần). Hoặc là học sinh có thể: Nêu ra một câu hỏi; một ý tưởng mới lạ, một lời bình, một lời nói, câu ca dao thành ngữ tục ngữ để nói cảm nghĩ của mình về bài văn đã miêu tả.
d) Chấm, chữa và trả bài viết:
	Tiết trả bài viết là tiết sau cùng của một đề bài văn nhưng lại là tiết thiết thực nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm cách và biết cách sửa sai cùng tiến bộ. Mặc khác, đây cũng là sự tự kiểm tra lại quá trình dạy học văn miêu tả của giáo viên. Muốn thực hiện tốt khâu chữa bài, trả bài viết, chúng tôi quan tâm các bước sau:
 	- Chấm bài: Giáo viên chấm bài kiểm tra thật kĩ, cẩn trọng nhằm phát hiện được những ưu điểm của bài văn: bài hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạo, bố cục chặt chẽ…Nắm chắc các lỗi phổ biến mà các em mắc phải: Dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ - vị, chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý,…Tất cả những ưu khuyết điểm đó đều được chúng tôi ghi cụ thể (lỗi sai , đối tượng học sinh) để làm cơ sở cho việc chữa bài. Trong quá trình chấm bài, tôi chọn ra bài tiêu biểu của lớp, chọn thêm bài hay của những năm trước cho các em tham khảo. Giáo viên chuẩn bị câu hỏi gợi mở, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp giảng giải.
 	- Chữa bài: Ở khâu này tôi hướng dẫn học sinh chữa lỗi từ đơn giản đến phức tạp.
	+ Chữa lỗi chính tả: Các em sẽ tự sửa các từ, các tiếng còn viết sai chính tả.
	+ Chữa lỗi về dùng từ: Chúng tôi đưa câu văn mà học sinh dùng từ thiếu chính xác (ghi ở bảng phụ) cho học sinh đọc và phát hiện. Ví dụ qua đề bài “Tả con vật mà em yêu thích” có học sinh viết: “ Chú gà trống vỗ cánh lạch phạch”. Xét về góc độ ngữ nghĩa, cú pháp thì câu hoàn toàn đúng. Song từ lạch phạch là từ tượng thanh, chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ cánh nhưng c

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem TLV 5.doc