Lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng tám

Trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ thực dân để giải phóng nhân dân bị áp bức, giành độc lập, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhất định phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Bạo lực cách mạng mà Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nhân dân đấu tranh bao gồm hai lực lượng: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Xây dựng lực lượng chính trị quần chúng là điều quan trọng mà Đảng rất quan tâm, vì nó tạo nên một sức mạnh to lớn để giành chiến thắng quyết định. Song, kẻ thù bao giờ cũng dùng vũ khí để đàn áp mọi cuộc đấu tranh cách mạng, chúng chỉ chịu khuất phục khi bị đánh bại. Vì vậy, cần phải có lực lượng vũ trang nhân dân để chiến thắng, khi quân địch buộc chúng ta phải cầm súng. Lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, như Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn có đội quân vũ trang, phải có đội quân tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước đã, nên phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị ngày càng đông. Phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện vác súng thì mới thắng được”(*).

 

Tiếp thụ truyền thống kinh nghiệm của tổ tiên ta trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân bên cạnh quân đội của triều đình, phát triển và nâng cao trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin về quân sự và những hoạt động thực tiễn của bản thân, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng việc xây dựng các loại lực lượng vũ trang trên cơ sở xây dựng, phát triển phong trào cách mạng của nhân dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú trọng việc xây dựng các loại lực lượng vũ trang trên cơ sở xây dựng, phát triển phong trào cách mạng của nhân dân.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh “đem sức ta mà giải phóng cho ta”(2), ngay sau khi vừa ra đời (3.2.1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động và lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931 mả đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Thực hiện đường lối được xác định trong Chánh cương vắn tắt - cương lĩnh đầu tiên của Đảng - Đảng đã “tổ chức ra quân đội công nông”(3). Chủ trương này thể hiện tư tưởng mà Nguyễn Ái Quốc đã trình bày trong bài giảng Công tác của Đảng trong nông dân, tại Trường Quân sự của những người Cộng sản Đức ở Matxcơva vào cuối năm 1927: “Thông thường, bất kì một phong trào cách mạng nghiêm chỉnh nào trong nông dân đều nhất thiết phải sử dụng hình thức hoạt động vũ trang (nghĩa là những hoạt động quân sự thực sự là những toán du kích nông dân) chống lại sự lộng quyền của bọn địa chủ, bọn cho vay nặng lãi, những công chức chính phủ, đó là điều hoàn toàn cốt lỗi để bàn luận công tác quân sự của Đảng trong nông dân suốt thời gian dài”(4)
Đội tự vệ công nông mà nòng cốt là đội “Xích vệ” (Tự vệ đỏ) ra đời trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng về bạo lực cách mạng. Việc xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên này để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giành chính quyền sau này.
Trong phong trào cách mạng 1939-1945 tiến tới Tổng khởi nghĩa, việc xây dựng các lực lượng vũ trang và các căn cứ cách mạng ở Việt Bắc và nhiều địa phương trong nước là một điều kiện quan trọng để chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Trong số các lực lượng vũ trang này phải kể đến Cứu quốc quân, ra đời trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), Đội du kích Pác Bó (thành lập cuối năm 1941), Đội du kích Ba Tơ, ra đời trong cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945).
Sự chuẩn bị tích cực các lực lượng, trong đó có lực lượng vũ trang cách mạng, được tiến hành từ sau khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Khi đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc là “vấn đề cần kíp nhất” lúc bấy giờ, Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở Pác Bó (1941) đã quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân Việt Nam trong thời kì tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Muốn giành được thắng lợi quyết định cần phải chuẩn bị đầy đủ, để có những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết vùng lên khởi nghĩa khi thời cơ đến. Để có những điều kiện như vậy, một trong những lực lượng cần quan tâm đặc biệt là “phải có những tổ chức tiểu tổ du kích, du kích chính thức và tổ chức binh lính đế quốc”(5).
Thực hiện chủ trương của Đảng, các đội du kích Bắc Sơn, tuy bị kẻ thù lùng sục, truy đuổi để tiêu diệt, song vẫn duy trì và phát triển. Trên cơ sở đó, các trung đội Cứu quốc quân ra đời và ngày một trưởng thành, trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng căn cứ địa cách mạng và phát động phong trào đấu tranh của quần chúng. Một sự kiện cần nhấn mạnh là trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ bị địch đàn áp khốc liệt, Trung đội Cứu quốc quân thứ hai được thành lập ngày 15.9.1941 tại rừng Khuôn Mánh, thôn Ngọc Mỹ, xã Tràng Xá, Vũ Nhai.
Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại (tháng 11.1941), một số đội du kích nhỏ vẫn tiếp tục hoạt động ở nhiều địa phương, dù lực lượng yếu, phải đối phó với kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, song các đội vũ trang này vẫn hoạt động liên tục cho đến Cách mạng tháng Tám.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm 1943-1944, phong trào cách mạng phát triển làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang. Ngày 25.2.1944, Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân thứ ba ra đời tại Lũng Khuổi Kịch (Sơn Dương, Tuyên Quang).
Từ đó, tại căn cứ địa Cao Bằng và nhiều địa phương khác ở Việt Bắc, các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang được thành lập và phát triển, hỗ trợ cho các lực lượng chính trị của quần chúng. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng lực lượng vũ trang; bời vì “không có lực lượng vũ trang thì không thể đánh thắng được bọn áp bức”(6). Người chăm lo tổ chức các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu, đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự, biên soạn tài liệu để huấn luyện cho cán bộ và đội viên các lực lượng vũ trang.
Việc thành lập Độ Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ngày 22.12.1944, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một bước ngoặt trong sự phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Như lời khẳng định của Hồ Chí Minh “Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội quân đàn em khác.
Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”(7). Lời tiên đoán của Hồ Chí Minh đã trở thành sự thật; từ một đội quân với 34 chiến sĩ đã lần lượt thành lập ở nhiều nơi trong nước những đội du kích, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và phát triển thành Quân đội nhân dân hùng mạnh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, trong Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Thường vụ Trung ương đã ra lệnh “huy động đội tự vệ tước vũ khí của binh lính (Pháp) bại trận đào ngũ, dao động, mất “tinh thần”, và “phát động du kích ở những nơi có địa hình, địa thế”(1). Như vậy, trong tình hình mới, có lợi cho cách mạng, việc chuyển sang các hình thức đấu tranh cao hơn trước, nhưng tổng biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, mít tinh công khai, bãi thị, bất hợp tác với Nhật về mọi phương tiện đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, đòi hỏi phải có lực lượng vũ trang lớn mạnh.
Thấm nhuần quan điểm đường lối của Đảng,thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng, nhiều địa phương (có địa phương chưa nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đã quyết định khởi nghĩa giành chính quyền, khi xét đã có đủ điều kiện - trong đó có một điều kiện quan trọng là xây dựng được lực lượng vũ trang. Ở Miền Bắc, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở nhiều xã, châu và huyện, khi mà Cứu quốc quân và nhân dân ở các địa phương đã khởi nghĩa thắng lợi. Các tỉnh Miền Trung từ Nghệ An đến Ninh Thuận đều tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa, nhưng khởi nghĩa từng phần mới diễn ra ở Quảng Ngãi, với sự ra đời của Đội du kích Ba Tơ. Ở Nam Kỳ, sau cuộc khởi nghĩa năm 1940 các đội du kích được duy trì và hoạt động đến Cách mạng tháng Tám 1945.
Trong tình hình này, để đẩy mạnh hơn phong trào cách mạng, Đảng ta thấy rằng cần phải tăng cường hoạt động của các lực lượng vũ trang. Hội nghị quân sự cách mạng của Đảng (tham dự chỉ có đại biểu các tỉnh phía Bắc) họp từ ngày 15 - 20.4.1945 tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã quyết định phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang và thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có của Đảng thành Việt Nam Giải phóng quân. Sau Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, cao trào chống Nhật, cứu nước trong cả nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới Tổng khởi nghĩa.
Ngày 13.8, vừa nhận được tin phát xít Nhật bại trận và đầu hàng Đồng minh, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và lúc 23 giờ cùng ngày, Quân lệnh số 1 được công bố: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội cơ một cho quân, dân Việt Nam vùng dậy giành lấy độc lập của nước nhà! Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”(2).
Cuộc Tổng khởi nghĩa bùng nhổ nhanh chóng, kịp thời, đúng thời cơ, theo đường lối, chủ trương của Đảng đã vạch ra thống nhất cho cả nước. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tránh đổ máu trong cuộc đấu tranh giành chính quyền khi quân Nhật đã mất tinh thần, chính quyền tay sai rệu rã, nhưng trong những trường hợp cần thiết không thể không “tập trung lực lượng, kịp đánh vào các đô thị và trung tâm của quân địch, đánh chẹn các đường rút lui của chúng, tước vũ khí của chúng”; cần phải huy động nhân dân “đem hết tâm lực ủng hộ đạo quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh quân thù”(3).
Đúng như dự đoán của Đảng và Hồ Chí Minh, phương thức đấu tranh chính trị, thương lượng hòa bình, về cơ bản, đưa lại thắng lợi, không phải đổ máu, song do sự ngoan cố, tính chất phản động mà một số đơn vị quân đội Nhật và bọn tay sai cũng chống lại quyết liệt. Cuộc đấu tranh giành chính quyền ở một số nơi diễn ra gay go, phức tạp; chúng ta phải dùng đến bạo lực vũ trang mới giành thắng lợi. Trong những trường hợp này, lực lượng vũ trang cách mạng đã phối hợp với quần chúng nhân dân để giành và giữ chính quyền cách mạng và chúng ta cũng chịu những tổn thất không nhỏ.
Ở Vĩnh Yên, trong cuộc giành chính quyền ở thị xã, ngày 31.8.1945, hội phản động Quốc dân Đảng, Đại Việt, dựa vào quân Tưởng đã xả súng vào đoàn biểu tình làm hàng trăm người chết và bị thương.
Tại Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), lực lượng vũ trang cách mạng đã phải tổ chức tấn công bọn phỉ người Hoa, bọn Việt quốc, Việt cách theo đuổi quân Tưởng. Cuộc đấu tranh phải giành đi giật lại nhiều lần giữa ta và bọn phản động theo Tưởng, mãi đến giữa năm 1946 mới giành được thắng lợi, song nhiều đồng bào bị tàn sát rất dã man.
Tại Thái Nguyên, từ ngày 20.8.1945, cuộc chiến đấu giữa Chi đội Giải phóng quân và quân Nhật cũng diễn ra quyết liệt trong một thời gian dài, chủ yếu ở trại lính khố xanh, nơi quân Nhật đóng.
Tại Tuyên Quang, cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng vũ trang cách mạng và quân Nhật cũng diễn ra, đặc biệt trong trận đánh ngày 20.8.1945, Quân cách mạng chỉ có súng trường, gậy, dao, kiếm, lựu đạn song với tinh thần chiến đấu dũng cảm đã tấn công vào trại lính Nhật, buộc chúng phải đầu hàng. Ngày 21.8, tại Ỷ La quân cách mạng lại tấn một bộ phận quân Nhật từ Hà Giang kéo về Tuyên Quang mà không chịu giao nộp vũ khí. Quân ta đã diệt 30 lính Nhật, bắt và tước vũ khí số còn lại.

File đính kèm:

  • docTU LIEU VE LUC LUONG VU TRANG CMT8.doc