Kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 đề tham khảo môn thi: hoá học

Câu 1: Thuỷ phân este X có CTPT C

4H8O2trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất

hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H

2là 16. X có công thức là

A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H5 D. C2H5COOCH3

Câu 2: Để trung hoà 14 gam một chất béo cần 1,5 ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của chất béo

đó là

A. 6 B. 5 C. 7 D. 8

pdf3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 đề tham khảo môn thi: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 
ĐỀ THAM KHẢO Môn thi: Hoá học Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ SỐ : 04 
Câu 1: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất 
hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là 
 A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H5 D. C2H5COOCH3 
Câu 2: Để trung hoà 14 gam một chất béo cần 1,5 ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của chất béo 
đó là 
 A. 6 B. 5 C. 7 D. 8 
Câu 3: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng trực tiếp với Cu(OH)2 là 
 A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat. 
 C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, natri axetat. 
Câu 4: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu (ancol) etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn 
toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 14,4 gam B. 45.0 gam C. 11,25 gam D. 22,5 gam 
Câu 5: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng 
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)2-COOH và HO-(CH2)2-OH. 
C. HOOC-(CH2 )4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH. 
Câu 6: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu 
được là 
A. 8,15 gam. B. 7,65 gam. C. 8,10 gam. D. 0,85 gam. 
Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? 
 A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. 
 C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOHD. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-
COOH 
Câu 8: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là 
 A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000 
Câu 9: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số 
chất trong dãy tham gia phản với AgNO3 /NH3 dư là : A. 3. B. 6. 
C. 4. D. 5. 
Câu 10: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn 
toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là A. 13,8 B. 4,6 C. 6,975 
 D. 9,2 
Câu 11: Cho các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ? 
 A. C6H5NH2 B. C6H5CH2NH2 C. (C6H5)2NH D. NH3 
Câu 12: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là 
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- 
CH2- COOH. 
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH. D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- 
CH2- COOH. 
Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ  X  Y  Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là 
 A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2. 
 C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2. 
Câu 14: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung 
dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: 
 A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. 
Câu 15: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương 
pháp thuỷ luyện ? 
A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2 B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 
2 
C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2 D. Ag2O + CO → 2Ag + CO2. 
Câu 16: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. 
Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, FeO, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg. C. Cu, Fe, Zn, MgO. 
D. Cu, Fe, ZnO, MgO. 
Câu 17: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 
ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là 
A. Zn. B. Fe. C. Ni. D. Al. 
Câu 18: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. KCl, NaNO3. B. Na2SO4, KOH. C. NaCl, H2SO4. D. NaOH, HCl. 
Câu 19: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+? 
 A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3. 
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác 
dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc). Giá trị của V là: 
 A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. 
Câu 21: Hoà tan 58 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch A. Cho dần dần bột 
sắt vào 50 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Khối lượng sắt đã 
tham gian phản ứng là 
 A. 1,9922 gam. B. 1,2992 gam. C. 1,2299 gam. D. 2,1992 gam. 
Câu 22: Phản ứng nhiệt phân không đúng là 
A. 2KNO3 
0t 2KNO2 + O2. B. NaHCO3 
0t NaOH + CO2. 
C. NH4Cl 
0t NH3 + HCl. D. NH4NO2 
0t N2 + 2H2O. 
Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe X FeCl3 Y Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). 
Hai chất X, Y lần lượt là A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2, 
NaOH. 
Câu 24: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + H2O 
Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 25: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt 
nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là A. 13,5 gam B. 27,0 gam. C. 54,0 gam. 
 D. 40,5 gam 
Câu 26: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để 
rắc lên thuỷ ngân rồi gôm lại là A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. 
D. muối ăn. 
Câu 27:Cho các dung dịch: (X1): HCl; (X2): KNO3; (X3): HCl+KNO3; (X4): Fe2(SO4)3. Dung 
dịch nào có thể hòa tan được kim loại Cu? A. X1, X4. B. X3, X4. C. X1, X2, X3, 
X4. D. X2, X3. 
Câu 28: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ 
khử các ion kim loại theo thứ tự ( ion đặt trước sẽ bị khử trước). 
 A. Ag+, Pb2+,Cu2+ B. Cu2+,Ag+, Pb2+ C. Pb2+,Ag+, Cu2 D. Ag+, Cu2+, Pb2+ 
Câu 29: Chọn một thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính oxi hoá của ion kim loại giảm dần: 
 A. Al3+, Fe2+, Pb2+, Cu2+, Ag+ B . Al3+, Fe2+, Cu2+, Pb2+, Ag+ 
 C . Ag+, Cu2+, Pb2+, Fe2+, Al3+, D . Ag+, Pb2+, Cu2+, Fe2+, Al3+ 
Câu 30: Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; 
Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là 
 A. Cu và dung dịch FeCl3 B. Fe và dung dịch CuCl2 
 C. Fe và dung dịch FeCl3 D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2 
Câu 31: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch 
muối của chúng là: 
 A. Fe, Cu, Ag. B. Ba, Ag, Au. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu. 
Câu 32: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra 
A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+. 
3 
Câu 33: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu 
gọn của X là 
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5. 
Câu 34: Chất thuộc loại đisaccarit là 
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ. 
Câu 35: Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu 
được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng 
anilin thu được là 
A. 456 gam. B. 564 gam. C. 465 gam. D. 546 gam. 
Câu 36: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng 
trùng hợp 
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3.C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. 
Câu 37: Dãy các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có 
môi trường kiềm là 
A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. 
Câu 38: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu 
tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình: 
A. Sn bị ăn mòn điện hóa. B. Fe bị ăn mòn điện hóa. C. Fe bị ăn mòn hóa học. D. Sn bị ăn mòn 
hóa học. 
Câu 39: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá 
trị V là 
 A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 1,26 lít. D. 4,48 lít. 
Câu 40: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không 
hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
 A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin. 
---------------------------------------------------------------------- 
(Cho: C = 12; Na = 23; O = 16; H = 1; Br = 80; K = 39; N= 14; Cl = 35,5; Ca = 40; S = 32; Ag = 108). 
Học sinh không được sử dụng thêm tài liệu gì 
------------ HẾT ---------- 

File đính kèm:

  • pdfDE LUYEN THI TOT NGHIEP HOA 2010.pdf
Giáo án liên quan